10 Tác dụng của đậu phụ thuyết phục bạn ăn nhiều hơn

Đậu phụ có tác dụng gì? Ăn đậu phụ có tốt không? Ăn nhiều đậu phụ có tốt không? Và hàng ngàn thắc mắc liên quan đến đậu phụ. Để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe
Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe

1. 10 Tác dụng của đậu phụ

Đậu phụ được biết đến là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Hãy cùng Cao gắm tìm hiểu 10 công dụng của đậu phụ nhé!

1.1. Giảm mức cholesterol

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu thực phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) từ 2 - 3% và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt) lên 3% và giảm mức chất béo trung bình khoảng 4%.

1.2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Đậu phụ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đậu phụ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng isoflavone trong đậu phụ có thể làm giảm viêm mạch máu và cải thiện độ đàn hồi của chúng.

Một nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn có chứa đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim lên đến 15%.

Hơn nữa, nó cũng chứa saponin là hợp chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng cải thiện cholesterol trong máu và tăng thải acid mật.

1.3. Tác dụng giảm huyết áp

Đậu phụ rất giàu arginine, một loại acid amin được cho là giúp điều chỉnh mức huyết áp. Trong một nghiên cứu, ăn 43 gam đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm trương khoảng 8% ở một số người.

1.4. Giảm lượng đường trong máu

Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp giảm nhẹ lượng đường trong máu
Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp giảm nhẹ lượng đường trong máu

Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp giảm nhẹ lượng đường trong máu và mức insulin ở phụ nữ mãn kinh.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy protein trong thực phẩm này có thể làm giảm đường huyết và mức insulin ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

1.5. Cải thiện sức khỏe sinh sản

Phụ nữ ăn chế độ ăn có chứa đậu phụ có thể cải thiện khả năng sinh sản. Trong một nghiên cứu, những người phụ nữ ăn nhiều isoflavone có khả năng sinh con cao hơn 1,3 - 1,8 lần so với những phụ nữ sử dụng ít hơn.

Tuy nhiên, nam giới có thể không nhận được những lợi ích tăng cường khả năng sinh sản này.

1.6. Giảm các triệu chứng mãn kinh

Nghiên cứu cho thấy đậu phụ giúp làm giảm triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, cáu gắt do sự hiện diện của phytoestrogen.

Ngoài ra, thực phẩm này có chứa canxi cũng như vitamin B giúp làm dịu thần kinh và ổn định tâm lý để giải quyết tình trạng cáu gắt.

1.7. Cải thiện sức khỏe não bộ

Hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ

Isoflavone trong đậu phụ giúp cải thiện trí nhớ và lời nói lưu loát hơn. Bên cạnh đó, nó cũng chứa hàm lượng lecithin giúp hỗ trợ những người mắc bệnh Alzheimer bằng cách sản xuất acid phospholipid phosphatidic và phosphatidylserine.

1.8. Giúp xương chắc khỏe

Đậu phụ là một nguồn canxi tuyệt vời, một thành phần quan trọng trong việc hình thành xương. Do đó, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi giúp hình thành xương mới và ngăn chặn sự lão hóa xương.

1.9. Phòng chống thiếu máu

Đậu phụ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc cho thấy mối liên quan giữa thiếu máu và ăn đậu phụ làm giảm nguy cơ thiếu máu ở người lớn.

1.10. Ngăn ngừa ung thư

Đậu phụ có chứa genistein là một isoflavone quan trọng có đặc tính chống oxy hóa giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. 

Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác như ung thư nội mạc, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày và phổi.

2. Những điều bạn nên biết về cây đậu phụ

Đậu phụ trở thành thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình, tuy nhiên bạn đã biết rõ về loại thực phẩm này chưa? Cùng theo dõi nhé.

2.1. Sự thật thú vị về đậu phụ

Hình ảnh đậu phụ
Hình ảnh đậu phụ

Đậu phụ tiếng anh là Tofu, là một loại thực phẩm được làm từ sữa đậu nành được ép thành những khối màu trắng đặc trong một quy trình ép và làm lạnh.

Có thể bạn chưa biết? Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có tin đồn rằng, một đầu bếp Trung Quốc đã phát hiện ra đậu phụ cách đây 2000 năm do vô tình trộn sữa đậu nành tươi với rong biển nigari.

Phải mất hàng trăm năm trước khi Nhật Bản bắt tay vào hành động và đặt ra thuật ngữ “đậu phụ”. 

>> Có thể bạn quan tâm: Đậu nành - Lợi ích sức khỏe, thành phần dinh dưỡng và món ăn ngon

2.2. Đậu phụ gồm những loại nào?

Nhiều loại đậu phụ được tìm thấy cả ở thị trường phương Đông và phương Tây. Sản phẩm đậu phụ được chia thành hai loại: đậu phụ tươi được chế biến từ sữa  đậu nành và đậu phụ chế biến được làm từ đậu phụ tươi. Cụ thể như sau:

2.2.1. Đậu phụ tươi

Đậu phụ tươi được làm từ đậu nành
Đậu phụ tươi được làm từ đậu nành

Đậu phụ tươi có thể được chia thành 4 loại như cực mềm, mềm, đặc và cực đặc tùy thuộc vào lượng nước chiết xuất từ sữa đông của đậu nành. Đậu hũ tươi thường được ngâm trong trong nước để duy trì độ ẩm.

  • Đậu phụ cực mềm: Loại này sử dụng sữa đông vẫn lỏng và mềm, sau đó được đun sôi với ít hoặc không có gia vị. Nó thường được bảo quản trong các ống để tránh vỡ nát.
  • Đậu phụ mềm: Nó được chế biến bằng cách làm đông sữa đậu nành nhưng thời gian làm đông rất ngắn. 
  • Đậu phụ chắc: Loại này được ép ráo nước hơn so với đậu mềm.
  • Đậu phụ cực chắc: Những loại đậu này chứa ít nước nhất và có cảm giác rắn chắc khi chạm vào.

2.2.2. Đậu phụ chế biến

Có nhiều dạng đậu phụ chế biến khác nhau do nhiều cách sử dụng đậu phụ tươi.

Đậu hũ thối - Món ăn ngon của nhiều người
Đậu hũ thối - Món ăn ngon của nhiều người

Đậu phụ lên men bao gồm:

  • Đậu hũ ngâm còn được gọi là đậu hũ bảo quản hoặc đậu hũ lên men. Nó được làm khô hoàn toàn và sau đó được lên men từ từ. Đậu hũ khô lên men ngâm với nước muối, dấm, rượu Trung Quốc và ớt băm.
  • Đậu phụ thối là món ăn đặc trưng của Trung Quốc. Nó là loại đậu phụ mềm được lên men trong một loại rau và cá ngâm với nước muối độc đáo. Nó thường có mùi rất khó chịu và ít người có thể thưởng thức được món ăn này.

Đậu phụ đông cứng bao gồm:

  • Đậu phụ ngàn lớp: Nó có màu hơi vàng trong quá trình đông lạnh và rất phù hợp với một món ăn mùa đông.
  • Đậu phụ Koya còn được gọi là shimidofu được làm bằng cách sử dụng nigari.
  • Đậu phụ Kori là một loại đậu phụ đông lạnh được làm bằng cách đông khô.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong đậu phụ

Đậu phụ là một nguồn protein tuyệt vời cùng các vi chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, canxi và selen. Mỗi khẩu phần cũng chứa ít calo, chỉ với 70 calo trong 100 gam.

Đậu phụ chứa nhiều thành phần có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Đậu phụ chứa nhiều thành phần có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam đậu phụ bao gồm:

  • 1,5 gam carbohydrate
  • 8 gam protein
  • 4 gam chất béo
  • 1 gam chất xơ
  • 0,6 mg mangan (31% DV)
  • 201 mg canxi (20% DV)
  • 9,9 mcg selen (14% DV)
  • 121 mg phốt pho (12% DV)
  • 0,2 mg đồng (11% DV)
  • 1,6 mg sắt (9% DV)
  • 37 mg magiê (9% DV)
  • 0,8 mg kẽm (6% DV)
  • 19 mcg folate (5% DV).

(% DV: phần trăm hàm lượng so với lượng cần thiết nạp vào cơ thể của một người trưởng thành)

3. Tác dụng không mong muốn của đậu phụ

Mặc dù có nhiều lợi ích tiềm ẩn của loại protein có nguồn gốc thực vật phổ biến này nhưng đậu phụ cũng có một số rủi ro sức khỏe cần chú ý.

Một số người có thể dễ bị dị ứng sau khi ăn đậu phụ
Một số người có thể dễ bị dị ứng sau khi ăn đậu phụ

3.1. Chứa chất kháng dinh dưỡng

Giống như hầu hết các loại thực phẩm thực vật, đậu phụ chứa một số chất kháng dinh dưỡng bao gồm:

  • Chất ức chế trypsin: Những hợp chất này ngăn chặn trypsin, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa protein đúng cách.
  • Phytates: Nó có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất, chẳng hạn như canxi, kẽm và sắt.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hàm lượng các chất kháng dinh dưỡng trong đậu phụ không phải là nguyên nhân đáng lo ngại trừ khi bạn đang theo một chế độ giảm cân mất cân bằng.

3.2. Ảnh hưởng đến tuyến giáp

Đậu phụ có chứa goitrogen, là hợp chất cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp, đặc biệt ở những người có vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

3.3. Dị ứng

Dị ứng đậu phụ xuất hiện ở một số người có tiền sử dễ dị ứng với các loại đậu. Khi bị dị ứng, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban hoặc ngừa ngay sau khi ăn.

4. Một số chú ý khi dùng đậu phụ mà bạn nên biết

Để sử dụng đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như tránh các tác dụng bất lợi có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn đậu phụ?

Một số người không nên hoặc hạn chế ăn đậu phụ như:

  • Người có tiền sử sỏi thận do đậu phụ có chứa một lượng lớn oxalat dễ gây sỏi thận.
  • Người bị suy tuyến giáp: Đậu có chứa nhiều isoflavone, nếu hấp thụ quá nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các enzyme peroxide, một loại enzyme hỗ trợ quá trình sản xuất ra hormon tuyến giáp.
  • Người già và người mắc bệnh thận: Đây là những đối tượng có khả năng tiêu hóa và bài tiết không tốt. Khi ăn quá nhiều đậu phụ có thể khiến thận phải làm việc quá tải, lâu dần sẽ làm giảm chức năng của thận.

4.2. Đậu phụ kỵ gì?

Đậu phụ rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm này có thể khiến nó bị mất tác dụng hoặc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho cơ thể, chẳng hạn như:

Kết hợp rau bina và đậu phụ có thể gây ra những tác dụng bất lợi cho cơ thể
Kết hợp rau bina và đậu phụ có thể gây ra những tác dụng bất lợi cho cơ thể

  • Rau bina: Đậu phụ có chứa magie clorid, calci sulfate, còn trong rau bina có chứa acid oxalic; hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành kết magie oxalate và calcium oxalate sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi và dễ tạo sỏi thận.
  • Mật ong: Đậu phụ thường chứa thạch cao còn mật ong chứa nhiều đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo kết tủa vón cục trong dạ dày gây khó thở, thậm chí dẫn tới hôn mê.
  • Sữa bò: Khi kết hợp với đậu phụ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai và ảnh hưởng tới sự hấp thu calci của cơ thể.
  • Hành: Cũng như rau bina, hành có chứa nhiều acid oxalic dễ tạo sỏi oxalat trong cơ thể.
  • Quả hồng: Chất tanin trong quả hồng kết hợp với calci clorua tạo thành calcium tannate dễ dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.

4.3. Thực phẩm nên kết hợp với đậu phụ

Đậu phụ với giá cả phải chăng, nhiều chất dinh dưỡng có lợi nên được nhiều ưa chuộng. Không những thế, khi kết hợp với nhiều thực phẩm, đậu phụ còn làm tăng giá trị dinh dưỡng lên nhiều lần.

  • Đậu phụ và trứng: Khi kết hợp hai thực phẩm này giúp bổ sung khí huyết tăng cường hấp thụ canxi hiệu quả.
  • Đậu phụ và rong biển: Đây có thể coi là một loại thuốc kéo dài tuổi thọ. Nó rất thích hợp đối với những người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao.
  • Đậu phụ và tỏi: Đây có lẽ là bí quyết giảm cân mà ít người biết đến. Điều này là do đậu có chứa hàm lượng protein cao kết hợp cùng tỏi có tác dụng làm giảm hiệu quả của protein gây béo phì trong cơ thể.

4.4. Mẹo để ăn đậu phụ đúng cách

Nhiều người thường hay thắc mắc về cách bảo quản đậu phụ cũng như cách bảo quản đậu phụ qua đêm như thế nào. Hãy lưu lại những mẹo nhỏ này nhé!

  • Đậu phụ nên được đóng trong các hộp kín được có chứa nước bên trong để giữ độ ẩm cho đậu.
  • Nếu bảo quản đậu lâu hơn, bạn nên thay nước thường xuyên.

5. Món ngon từ đậu phụ

Nhờ hương vị nhẹ nhàng và độ mịn màng, đậu phụ được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là 2 công thức món ăn từ đậu phụ mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Bắp cải cuốn đậu phụ

Bắp cải cuốn đậu phụ
Bắp cải cuốn đậu phụ

Nguyên liệu gồm có:

  • 200gram bắp cải lá lớn.
  • 3 miếng đậu hũ non.
  • 2 củ khoai tây .
  • 1 cây tỏi tây, ngò cọng.
  • 20gram mộc nhĩ (nấm mèo).
  • 1 chai sốt cà chua, 1 lít nước hầm rau củ (nếu có).
  • Vài củ kiệu, 10 nhánh hành lá.
  • Gia vị: dầu chiên, bột năng, xì dầu, muối.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bắp cải tách thành từng lá rồi rửa sạch, trần qua nước sôi cho lá mềm. Dùng dao cắt bỏ phần cuống dày. Khoai tây rửa sạch. Đậu hũ tán nhuyễn. Nấm mèo ngâm nước nóng và thái nhỏ. Tỏi tây cắt nhỏ. Củ kiện gọt vỏ và cắt mỏng.
  • Bước 2: Trộn đều đậu hũ, khoai tây tán nhuyễn, nấm mèo, tỏi tây cùng ½ thìa cafe muối, 2 thìa cafe xì dầu, 1 thìa cafe tiêu, bột ngọt và dầu mè. Trộn đều.
  • Bước 3: Chia đều hỗn hợp trên vào từng lá bắp cải, gói lại và dùng lá hành cột chặt lại.
  • Bước 4: Hòa tan ½  thìa bột năng với ½ bát nước, khuấy đều.
  • Bước 5: Đun dầu nóng trên chảo và chiên vàng bắp cải đã gói
  • Bước 6: Sau đó, cho củ kiện vào nấu cho thơm, tiếp tục cho thêm sốt cà chua cùng nước hầm rau củ sao cho ngập lượn bắp cải là được.
  • Bước 7: Đun sôi nhỏ lửa trong 5 - 7 phút thì cho từ từ bột năng vào sao cho nước hầm vừa sệt, tiếp tục đun sôi lại là xong.
  • Bước 8: Bày món ăn ra đĩa và thêm một chút ngò cọng và tiêu để dậy mùi thơm.

5.2. Canh đậu phụ rau củ

Canh đậu phụ rau củ
Canh đậu phụ rau củ

Nguyên liệu gồm có: bắp ngô, su su, cà rốt, bông cải xanh, đậu phụ, hành lá, rau mùi và gia vị.

Cách làm như sau:

  • Bước 1:  Ngô cắt miếng vừa ăn. Su su, súp lơ xanh, cà rốt thái tầm 3cm. Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
  • Bước 2: Đổ vào nồi 2 lít nước, cho ngô vào đun sôi. Tiếp theo cho su su và cà rốt vào đun tầm 5 phút. Thêm tiếp súp lơ xanh và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Bước 3: Đun sôi hỗn hợp trên và thả đậu phụ vào nồi canh, đun tầm 3 phút.
  • Bước 4: Tắt bếp rắc ít hạt tiêu, hành lá và rau mùi đã thái nhỏ vào.

Chúc bạn thành công với 2 công thức món ngon từ đậu phụ!

6. Mọi người thường hỏi về đậu phụ

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường hay thắc mắc:

Bị bệnh gout có nên ăn đậu phụ không?

Người bệnh gout có thể ăn được đậu phụ khi chế biến một cách khoa học
Người bệnh gout có thể ăn được đậu phụ khi chế biến một cách khoa học

Người bệnh gout có thể ăn được đậu phụ nếu được chế biến đúng cách.

Theo nhiều người cho rằng, đậu phụ có chứa protein có thể chuyển thành purin trong cơ thể, tuy nhiên đây chỉ là đạm thực vật, không ảnh hưởng đến bệnh và không làm tăng nồng độ acid uric máu.

Để khẳng định quan điểm người bệnh gout có thể ăn đậu phụ, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Quốc Gia Singapore, nghiên cứu được thực hiện bằng cách kiểm tra chế độ ăn của 63.000 ở độ tuổi 40.

Kết quả cho thấy ăn đậu phụ không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng acid uric trong máu. Thậm chí nhiều đối tượng nghiên cứu không bị ảnh hưởng khi sử dụng đậu phụ.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Teng Gim Gee củ Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Người bệnh gout không nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành hay đậu phụ mà chỉ nên hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật”.

Như vậy, với những thông tin trên, người bệnh gout có thể ăn được đậu phụ nhưng người bệnh cũng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, tránh tiêu thụ quá nhiều.

>> Có thể bạn quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh gout và thuốc trị bệnh gout được sử dụng hiện nay

Ăn bao nhiêu đậu phụ là đủ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia trong tài liệu Hướng dẫn chế độ ăn của Trung Quốc, mỗi người chỉ nên khoảng từ 25 gam - 35 gam đậu nành và các loại hạt mỗi ngày. Dựa trên protein được cung cấp, bạn có thể sử dụng 280 - 350 gan đậu phụ thành phẩm.

>> Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh gút đầy đủ nhất

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về đậu phụ. Mặc dù nó đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể nhưng bạn cũng phải đặc biệt chú ý khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, đặc biệt là người bệnh gout.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.

Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.

Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận