Những biến chứng khó lường của bệnh gout

Tỉ lệ mắc bệnh gout đang ngày một gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam. Các cơn đau gout không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày mà nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng bệnh gout khó lường. Bài viết dưới đây chỉ ra một số biến chứng thường gặp của bệnh gout cũng như các vấn đề sức khỏe người bệnh cần chú ý.

Mục lục [ Ẩn ]

Những biến chứng bệnh gout nguy hiểm
Những biến chứng bệnh gout nguy hiểm

1. Bệnh gout có nguy hiểm không?

Bệnh gút có nguy hiểm không?Bệnh gout với biểu hiện cấp tính đầu tiên là các cơn đau gout gây sưng viêm, đau nhức, nếu không chú ý và kịp thời điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, điển hình như một số biến chứng sau đây:

1.1. Hình thành hạt Tophi

Hình thành hạt tophi là biến chứng điển hình của bệnh nhân gout.

Hạt tophi sưng to gây dị dạng khớp
Hạt tophi sưng to gây dị dạng khớp

Hạt tophi hình thành bởi sự kết tủa acid uric thành muối urat, tạo nên các khối u nổi tại khớp dưới bề mặt da gây đau nhức dữ dội, cản trở các hoạt động của khớp. Lượng acid uric tích tụ càng nhiều, hạt tophi sẽ  càng phát triển, không ngừng to lên. Về lâu dài, hạt tophi rất cứng và không thể di động được.

Các hạt tophi có thể gây chèn ép mạch máu và thần kinh. Trong nhiều trường hợp, khi phát triển quá lớn, hạt tophi sẽ bị vỡ. Khi đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây viêm loét, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết.

Hạt tophi thường xuất hiện ở bệnh nhân gout mạn tính, cần được điều trị kịp thời bằng thuốc nếu hạt nhỏ hoặc cắt bỏ nếu hạt đã lớn. Nếu không kiểm soát tốt, không chỉ gây đau đớn, hạt tophi còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm liên quan đến thận, tim mạch, huyết áp,…

1.2. Viêm bao hoạt dịch

Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch khớp là người bệnh đã và đang mắc bệnh gout.

Sưng viêm tại các khớp do bệnh gout gây chèn ép các bao hoạt dịch, gây khó khăn trong việc cử động sinh hoạt.

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân có vai trò như một lớp đệm giúp ta cử động dễ dàng hơn.

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng sưng viêm của bao hoạt dịch, thường xuất hiện ở những khớp xương thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên.

Nếu điều trị hợp lý, tình trạng có thể viêm có thể được đẩy lùi sau một vài tuần, tuy nhiên thường có xu hướng tái phát nếu không kiểm soát tốt.

1.3. Biến dạng và thoái hóa khớp

Khớp bị thoái hóa do bệnh gout
Khớp bị thoái hóa do bệnh gout

Tổn thương biến dạng và thoái hóa khớp là một biến chứng của bệnh gout. Các cơn đau gout cùng với sự hình thành hạt tophi làm cho khớp trở nên co cứng, cản trở việc vận động. 

Ngoài ra nếu các hạt tophi bị vỡ gây nhiễm trùng, nhiều trường hợp bắt buộc phải tháo khớp hay cắt cụt chi.

1.4. Bệnh thận

Ngoài lắng đọng ở các khớp, acid uric còn tích tụ và lắng đọng ở thận gây nhiều tổn thương nguy hiểm cần lưu ý.

Theo thống kê của Bộ y tế, có khoảng 10 – 15% các bệnh nhân gout mắc các bệnh liên quan đến thận như  viêm khe thận, viêm cầu thận, sỏi thận.

Khi nồng độ acid uric máu cao, thận phải gắng sức làm việc để đào thải, đưa cơ thể về trạng thái bình thường, lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Bên cạnh đó sự lắng đọng acid uric hình thành tinh thể muối urat dễ dàng phát triển thành sỏi thận. Do đó, suy thận là bệnh lý người bị gout thường xuyên mắc phải.

1.5. Bệnh về tim mạch

Có nhiều bằng chứng chứng minh sự liên quan giữa bệnh gout và các bệnh về tim mạch.

Nồng độ acid uric máu cao, kích thích giải phóng các gốc tự do, hoạt hóa các chất trung gian của quá trình viêm, gây tăng kết tụ tiểu cầu, tạo các vi huyết khối, các phản ứng viêm mạn tính, làm rối loạn hệ thống vận chuyển urat , về lâu dài làm tổn thương mạch máu, tăng huyết áp.

Mặt khác, các tinh thể urat lắng đọng trong thành mạch có thể hoạt hóa quá trình đông máu, là một phần của quá trình xơ vữa mạch máu.

Ngoài ra, các bệnh lý mạch máu ngoại vi, mạch cảnh, chứng sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu cũng có liên quan đến bệnh gout.

Biến chứng bệnh tim mạch do Gout
Biến chứng bệnh tim mạch do Gout

1.6. Đột quỵ

Một trong những biến chứng bệnh gout nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt là đột quỵ. Tinh thể urat lắng đọng ở lòng mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu, gây tổn thương hệ mạch, van tim, viêm cơ tim. Chính điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ tai biến ở bệnh nhân gout.

Biến chứng này thường xảy ra ở người bị gout mạn tính và được xem là biến chứng nguy hiểm nhất, khó điều trị nhất, nguy cơ tử vong cao.

Xem thêm mối liên quan giữa bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh gout.

1.7. Viêm tĩnh mạch nông chi dưới

Với các bệnh nhân bị gout kèm theo các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid,… có thể bị viêm tĩnh mạch nông chi dưới nếu không được điều trị đúng cách và hợp lí.

1.8. Tâm lý và cảm xúc bị ảnh hưởng

Việc điều trị kéo dài, sinh hoạt vận động khó khăn và những ảnh hưởng khác của bệnh có thể làm tâm lý tình cảm của người bệnh dễ trở nên tiêu cực, dễ bi quan, cảm xúc bất ổn.

Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ những khó khăn do tác hại của bệnh gút gây ra và xin ý kiến để cải thiện tình trạng này.

1.9. Biến chứng bệnh gout khác

Ngoài các biến chứng bệnh gout nêu trên, bệnh nhân gout còn phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe khác như: đục thủy tinh thể, hội chứng khô mắt, tầm nhìn kém,… Bên cạnh đó việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng,...

Như vậy bài viết trên đã tổng quan cho chúng ta các kiến thức về các biến chứng bệnh gout nguy hiểm mà bệnh nhân Gout cần phải lưu ý kỹ, nắm rõ để phòng tránh và điều trị Gout tốt nhất.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này gọi ngay tới hotline để được tư vấn rõ hơn về tình trạng của mình nhé!

0768.299.399

Nếu bài viết này hay và có nhiều thông tin hữu ích đừng ngại nhấn like và chia sẻ đến mọi người nhé. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi Bệnh Gout.

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.9 (17 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận