Cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh Gout bệnh nhân nên nắm rõ

Bệnh Gout là bệnh phổ biến hiện nay trong độ tuổi lao động nên có rất nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Vậy tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout là gì? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Chẩn đoán bệnh gout được thực hiện như thế nào?
Chẩn đoán bệnh gout được thực hiện như thế nào?

1. Chẩn đoán bệnh gout qua các dấu hiệu lâm sàng

Một trong những phương pháp nhận biết bệnh gout dễ dàng là dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, bao gồm cơn đau gout cấp, lắng đọng urat và các biểu hiện về thận.

1.1. Cơn đau gout cấp

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh gout khi người bệnh có cơn gout cấp điểu hình với biểu hiện:

  • Xuất hiện đột ngột vào ban đêm, người bệnh thường xuyên phải thức dậy vì đau ở khớp, hay gặp nhất ở vị trí ngón chân cái (60 - 70%). Tại khu vực đau thấy khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và khi chạm nhẹ cũng rất đau. 
  • Túi thanh dịch gân và bao khớp cũng có thể bị tổn thương.
  • Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài khoảng 1 tuần rồi giảm dần. Triệu chứng này có thể thuyên giảm sau 1 - 2 tuần.
  • Cơn đau gout cấp có thể kèm theo sốt vừa hoặc nhẹ, tăng tốc độ lắng của hồng cầu.
  • Cơn đau dễ tái phát trong thời gian ngắn hoặc rất lâu mới xuất hiện (có thể > 10 năm).
Xuất hiện cơn đau gout cấp
Xuất hiện cơn đau gout cấp

1.2. Lắng đọng urat

Đây là biểu hiện của nổi hạt tophi dưới da và gây bệnh khớp mạn tính do muối urat.

  • Hạt tophi: Hạt tophi xuất hiện thường châm, có khi hàng chục năm sau khi cơn đau gout cấp xuất hiện những cũng có khi sớm hơn. Khi số lượng nhiều và kích thước lớn nó có thể vỡ và gây loét. Nó thường xuất hiện ở ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, khuỷu tay, gân Achille và sụn vành tai.
  • Bệnh khớp do urat: Tình trạng này xuất hiện châm. Nó khiến khớp trở nên cứng, đau khi vận động và khớp sưng to vừa phải, không đối xứng, có khi có hạt tophi kèm theo.

1.3. Biểu hiện về thận

Các tinh thể muối urat lắng đọng tại các vị trí của thận như kẽ thận, bể thận và niệu quản. 

  • Sỏi thận: 10 - 20% cac trường hợp bệnh gout mắc sỏi thận, điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan (acid) và nồng độ acid uric cao.
  • Tổn thương thận: Lúc đầu chỉ có protein niệu, sau đó có thể kèm theo hồng cầu, bạch cầu vi thể, dần dần dẫn đến suy thận. Suy thận thường gặp ở thể có hạt tophi, tiến triển chậm và có thể gây tử vong.

2. Chẩn đoán bệnh gout qua xét nghiệm cận lâm sàng

Để kết quả chẩn đoán được chính xác, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện những xét nghiệm gout cận lâm sàng sau sau:

Xét nghiệm acid uric máu
Xét nghiệm acid uric máu
  • Xét nghiệm acid uric máu: Acid uric máu > 420 μmol/L, tuy nhiên xét nghiệm này chưa đánh giá được người bệnh có mắc bệnh gout hay không vì khoảng 40% người bệnh có cơn đau gout cấp những acid uric máu bình thường.
  • Định lượng acid uric niệu 24 giờ: Để xác định tăng bài tiết (> 600mg/24h) hay giảm thải tương đối (< 600mg/24h). Nếu acid uric niệu tăng dễ gây sỏi thận và không được chỉ định nhóm thuốc đào thải acid uric. 
  • Xét nghiệm dịch khớp: Chỉ số xét nghiệm gout này dùng để tìm thấy các tinh thể urat trong dịch khớp hoặc chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khớp khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao,... Dịch khớp viêm giàu các tế bào, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Chụp X-quang khớp: Giai đoạn đầu bình thường, nếu muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương,...
  • Các xét nghiệm khác: Tốc độ lắng máu tăng, CRP bình thường hoặc tăng,...

3. Chẩn đoán xác định

Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout trong nước và ngoài nước. Điều này khiến nhiều người khó khăn khi áp dụng, do vậy bài viết này sẽ cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán gout mà các bác sĩ Việt Nam hay áp dụng nhất.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout

3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout theo ILAR và Omeract năm 2000

Chẩn đoán bệnh gout dương tính nếu đạt các tiêu chuẩn sau:

  1. Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp, và/hoặc
  2. Hạt tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và/hoặc
  3. Có 6 trong 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang như sau:
  • Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
  • Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
  • Viêm khớp ở một khớp.
  • Đỏ vùng khớp.
  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân cái.
  • Viêm khớp bàn chân ngón chân cái ở một bên.
  • Viêm khớp cổ chân một bên.
  • Tophi nhìn thấy được.
  • Tăng acid uric máu (nam ≥ 420μmol/L, nữ ≥ 360μmol/L).
  • Sưng đau khớp không đối xứng.
  • Nang dưới sụn xương, không có khuyết xương trên X quang.
  • Cấy vi khuẩn dịch khớp âm tính.

3.2. Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968)

Tiêu chuẩn Bennett và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm.

Chẩn đoán bệnh gout xác định khi đạt tiêu chuẩn a hoặc ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn b như dưới đây:

a. Tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp lúc cơn đau gout cấp hoặc cặn lắng urat trong tổ chức (tophi, sỏi thận).

b. Hoặc có 2 trong số các tiêu chuẩn sau:

  • Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy hai đợt sưng đau cấp ở một khớp, bắt đầu đột ngột, đau dữ dội và hoàn toàn mất đi trong vòng hai tuần.
  • Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy một cơn viêm cấp đáp ứng tiêu chuẩn a ở khớp bàn ngón chân cái.
  • Có xuất hiện hạt tophi.
  • Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ), được quan sát thấy hoặc trong tiền sử.

3.3. Tiêu chuẩn Mexico – 2010

Chẩn đoán xác định khi tìm thấy tinh thể muối urat hoặc sự có mặt của 4 trong 8 tiêu chuẩn sau:

  • Tiền sử hiện tại có hơn một lần viêm khớp.
  • Viêm đau và sưng lên tối đa trong vòng một ngày.
  • Viêm một khớp.
  • Sưng đau khớp ngón chân cái.
  • Đỏ khớp.
  • Viêm khớp cổ chân một bên.
  • Hạt tophi (nghi ngờ hoặc đã xác định)
  • Tăng acid uric máu

3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout theo ACR/EULAR 2015

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout theo ACR EULAR 2015
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout theo ACR EULAR 2015

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout theo ACR/EULAR 2015 như sau:

  • Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi (tiêu chuẩn vàng) 
  • Hoặc đạt tổng cộng 8/23 điểm.

Chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 được thực hiện như sau:

Các bước chẩn đoán:

  • Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào: Có trên 1 đợt sưng đau 1 khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch (Có/Không).
  • Bước 2: Tiêu chuẩn vàng: Phát hiện thấy tinh thể urat trong dịch khớp hoặc hạt tophi (Có/Không).
  • Bước 3: Nếu không phát hiện được tinh thể urat thì cần thực hiện xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng.

Xét nghiệm lâm sàng:

1. Đặc điểm của viêm một hoặc vài khớp: 

  • Khớp cổ chân hoặc các khớp bàn ngón chân (không phải khớp bàn ngón chân cái) (1 điểm)
  • Khớp bàn ngón chân cái (2 điểm)

2. Tính chất đợt viêm cấp: Đỏ khớp, ấn vào khớp viêm có điểm đau và khó khăn khi đi lại hoặc vận động khớp.

  • Chỉ có ⅓ đặc điểm (1 điểm)
  • Có ⅔ đặc điểm (2 điểm)
  • Có cả 3 đặc điểm (3 điểm)

3. Đặc điểm thời gian (có ≥ 2 đợt đau cấp, không sử dụng thuốc kháng viêm): Thời gian tối da < 24h; khỏi triệu chứng đau ≤ 14 ngày và khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp.

  • Có 1 đợt điển hình (1 điểm)
  • Có nhiều đợt tái phát điển hình (2 điểm).

4. Hạt tophi

  • Không (0 điểm)
  • Có (4 điểm)

Xét nghiệm cận lâm sàng:

1. Xét nghiệm acid uric máu:

  • < 240 mmol/L (4 mg/dL) (- 4 điểm)
  • 240 - < 360 mmol/L (4 - 6 mg/dL) (0 điểm)
  • 360 - < 480 mmol/L (6 - 8 mg/dL) (2 điểm)
  • 480 - < 600 mmol/L (8 - 10 mg/dL) (3 điểm)
  • ≥ 600 mmol/L (10 mg/dL) (4 điểm)

2. Xét nghiệm dịch khớp: Không phát hiện tinh thể urat (-2 điểm)

3. Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm: dấu hiệu đường đôi.
  • DECT (Dual energy computed tomography: chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép) scanner: Bắt màu urat đặc biệt.
  • Có hình ảnh khuyết xương trên X-quang.

Chỉ cần có 1 trong 3 hình ảnh (4 điểm)

Sau khi đánh giá các chỉ tiêu trên, nếu đạt tổng cộng ≥ 8 điểm thì người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh gout.

Ngoài các tiêu chuẩn chẩn đoán trên, để chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ có thể áp dụng các tiêu chuẩn như:

  • Tiêu chuẩn ACR 1977 criteria
  • Tiêu chuẩn ACR 1977 (survey)
  • Tiêu chuẩn Rome

4. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt bệnh gout và tình trạng khớp bị nhiễm khuẩn
Chẩn đoán phân biệt bệnh gout và tình trạng khớp bị nhiễm khuẩn

Cuối cùng, để xác định chắc chắn người bệnh mắc bệnh gout, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh như sau:

  • Bệnh giả gout (pseudogout)
  • Khớp bị nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn
  • Khớp bị gãy
  • Viêm khớp dạng thấp (RA)
  • Viêm khớp vảy nến (PsA)
  • Các bệnh lý khác như viêm mô tế bào, bệnh mạch máu ngoại biên

Như vậy dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout trên đây có thể xác định tình trạng bệnh một cách chính xác nhất. Từ đó có thể chữa trị đúng cách nhất.

Bên cạnh điều trị, bạn hãy kết hợp chăm sóc bệnh gout bằng chế độ dinh dưỡng luyện tập hợp lý, cũng như kết hợp với các sản phẩm dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh gout của bạn để phòng ngừa và ngăn chặn gout tái phát!

Cùng nhau chung tay đẩy lùi bệnh gout bằng cách gọi ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn chính xác nhất!

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (18 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận