Nội tạng động vật ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Nội tạng động vật có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, sử dụng ăn nội tạng động vật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Nội tạng động vật: Có lợi hay có hại?
Nội tạng động vật: Có lợi hay có hại?

1. Tác dụng của nội tạng động vật

Một số lợi ích của việc ăn nội tạng động vật đối với cơ thể:

  • Nguồn sắt tuyệt vời: Thịt chứa sắt heme có tính khả dụng sinh học cao, vì vậy, cơ thể có thể hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Tạo cảm giác no lâu hơn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein, đặc biệt protein từ động vật, làm giảm sự thèm ăn và tăng cảm giác no.
  • Duy trì khối lượng cơ bắp.
  • Nguồn cholin tuyệt vời: Trong nội tạng động vật có chứa nhiều choline, là thành phần thiết yếu cho sức khỏe của não, cơ và gan.
  • Vitamin A, sắt, kẽm có trong gan  và thận có tác dụng bổ mắt, tốt cho tim mạch và giảm các bệnh gây viêm.
  • Omega-3 trong óc động vật có tác dụng bảo vệ não và tủy sống.

2. Những điều bạn nên biết về nội tạng động vật

Để hiểu rõ hơn về nội tạng động vật, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi:

2.1. Nội tạng động vật là gì?

Hình ảnh nội tạng động vật
Hình ảnh nội tạng động vật

Nội tạng động vật tiếng anh là animal organs hay còn gọi là phủ tạng, là các cơ quan nội tạng bên trong và bộ phận ruột của một con vật, không bao gồm thịt và xương. Nó thường là nội tạng của một số loài động vật như lợn, bò, gà, chó, dê,...

Những bộ phận nội tạng không được sử dụng để chế biến món ăn cho con người thường được xử lý trong các nhà máy sản xuất phân bón hoặc nhiên liệu.

Nội tạng động vật là thực phẩm không được liệt kê trong danh sách ăn được hay không ăn được mà thay đổi theo văn hóa và khu vực. 

Chẳng hạn như ẩm thực của nhiều nước Á Đông, bao gồm Việt Nam, chế biến nhiều món ăn từ nội tạng động vật như gan ngỗng, pate gan, phần ruột non làm vỏ bọc xúc xích,...

Hoặc trong y học cổ truyền Trung Hoa và các nước có nền y học phương Đông khác, nội tạng trở thành một vị thuốc có giá trị.

Tuy nhiên, tại các nước phương Tây, phần nội tạng thường được vứt bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc

2.2. Nội tạng động vật gồm những loại nào?

Gan động vật là cơ quan giải độc của cơ thể
Gan động vật là cơ quan giải độc của cơ thể

Nội tạng được nhắc đến ở đây bao gồm một số bộ phận phổ biến như:

  • Gan: Trong cơ thể gan là cơ quan giải độc từ nhiên và là cơ quan chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Nó còn được gọi là “vitamin tổng hợp tự nhiên”.
  • Tim: Đây là bộ phận được coi là bộ phận có lợi nhất đối với cơ thể.
  • Lưỡi: Lưỡi có thể coi như một dạng thịt cơ rất mềm và ngon do chứa hàm lượng chất béo cao.
  • Thận: Chúng có vai trò lọc chất thải và độc tố ra khỏi máu, tương tự như thận của con người.
  • Não: Nó được coi là một món ăn ngon và là một nguồn omega-3 phong phú.
  • Dạ dày: Cũng giống như cong người, dạ dày động vật là nơi chứa và trộn thức ăn. 

2.3. Thành phần dinh dưỡng của nội tạng động vật

Chất dinh dưỡng trong các bộ phận nội tạng động vật là khác nhau, tùy thuộc vào loại động vật và loại nội tạng. Nhưng hầu hết các bộ phận đều chứa hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với thịt động vật.

Thành phần dinh dưỡng trong nội tạng động vật
Thành phần dinh dưỡng trong nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng như các khoáng chất, vitamin, protein,... Cụ thể như sau:

  • Protein:  Hàm lượng protein cao nhất là gan lợn (trong 100 gam gan lợn có 18,9 gam protein), sau đó là gan gà, gan bò, gan vịt.
  • Vitamin: Trong 85 gam bò chứa 26.973 IU vitamin A, gan gà chứa khoảng 15.306 IU,...
  • Sắt: Gan lợn, bò và gà đứng đầu về hàm lượng chất sắt với tỷ lệ tương ứng trong 100 gam khẩu phần ăn đối với mỗi loạn là 12 gam, 9 gam avf 8 gam.
  • Cholesterol: Trong 100 gam óc lợn có tới 2500mg cholesterol, gấp 8 lần như cầu hàng ngày. Hàm lượng cholesterol cao trong gan gà và gan vịt khoảng 400 - 440mg trong 100 gam khẩu phần ăn.
  • Chất khoáng như sắt, kẽm, selen và vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), đặt biệt là CoQ10 có nhiều trong tim động vật. Các chất này rất cần thiết cho bộ phận sản xuất năng lượng của cơ thể.

3. Tác hại của nội tạng động vật

Nội tạng động vật là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể
Nội tạng động vật là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể

Mặc dù nội tạng động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bạn có thể xuất hiện các tác dụng bất lợi như sau:

  • Tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch do nội tạng có chứa nhiều chất béo và cholesterol hơn so với thịt.
  • Nhiễm vi khuẩn, giun sán, virus nguy hại cho con người do nhiều cơ sở chế biến nội tàn chưa đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, các bộ phận như ruột, dạ dày, tá tràng,... của động vật được nuôi bằng nguồn nước bẩn có chứa vi khuẩn E. Coli gây bệnh tả, tiêu chảy và thương hàn.
  • Gây bệnh não xốp bò “bệnh bò điên” khi ăn óc bò không rõ nguồn gốc.
  • Nhiễm độc tố từ vi nấm aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người do ăn gan động vật chăn nuôi không hợp vệ sinh (thường xuyên ăn các thức ăn nhiễm nấm mốc).
  • Tác hại nguy hiểm nhất khi ăn nội tạng động vật là tử vong.

4. Một số chú ý khi dùng nội tạng động vật mà bạn nên biết

Để có thể thưởng thức món ăn “nguy hại” này, người dùng cần lưu ý những điều sau

4.1. Những ai không nên ăn nội tạng động vật?

Người bệnh tim mạch không nên ăn món ăn từ nội tạng động vật
Người bệnh tim mạch không nên ăn món ăn từ nội tạng động vật

Một số đối tượng sau đây không nên ăn hoặc hạn chế ăn nội tạng động vật:

  • Người bệnh tim mạch: Những đối tượng này thường xuyên xuất hiện các tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol trong máu tăng cao rất nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người thiếu máu, thiếu sắt nên hạn chế ăn nội tạng động vật.
  • Người bệnh tiểu đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ  tuyệt đối không ăn vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh vẫn có thể ăn một lượng rất nhỏ nội tạng động vật. Vậy cần chế biến nội tạng như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe. Cùng theo dõi tiếp nhé.

4.2. Ăn nội tạng động vật đúng cách

Nội tạng động vật là món ăn ngon của nhiều người, vì vậy, để có những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau đây:

Lựa chọn:

Bạn chỉ nên mua nội tạng ở những cở sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chế biến đảm bảo vệ sinh. Khi chọn các bộ phận nội tạng bạn nên chọn mua những loại còn tươi, màu đỏ sẫm, ấn vào bề mặt thấy đàn hồi tốt, nhẵn, không có nốt sần và không có mùi lạ.

Chế biến nội tạng động vật đúng cách
Chế biến nội tạng động vật đúng cách

Cách chế biến:

Để tránh mùi hôi, tanh từ nội tạng động vật, bạn nên cắt bỏ phần bị hôi và trần qua nước sôi trước khi dùng. Cụ thể, bạn có thể chế biến các bộ phận như sau:

  • Ruột: Đun sôi nước và thả lòng vào nồi. Sau khi lòng chín thì vớt ra và ho vào một bát nước nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
  • Dạ dày: Cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, giấm và một ít rượu. Đun khoảng 20 phút, lấy đũa xiên vào dạ dày và thấy mềm là được. Cuối cùng vớt ra và cho vào một bát nước lạnh. đảm bảo dạ dày trắng và giòn.
  • Tim: Cắt đôi phần tim và rửa sạch máu đông bên trong dưới vòi nước sạch.
  • Cật: Bộ phần này thường có mùi rất hôi, vì vậy bạn nên bổ đôi cật và loại phần trắng bên trong, cạo sạch và rửa bằng nước ấm hoặc dùng chanh, giấm.
  • Gan: Bạn nên rửa gan với một ít rượu để khử mùi tanh và khi chế biến gan cần ướp gan với một ít giấm, gan sẽ giòn và không bị thấm máu ra ngoài.
  • Lưỡi: Bạn chần lưỡi với nước sôi trong khoảng 2 phút, sau đó, cho vào bát nước lạnh và dùng dao cạo mạnh phần mặt lưỡi có mảng bám.

>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng bất ngờ của thịt ngan đối với sức khỏe

5. Mọi người thường hỏi về nội tạng động vật

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về nội tạng động vật:

Bệnh gout có ăn được nội tạng động vật không?

Bệnh gout không nên ăn nội tạng động vật
Bệnh gout không nên ăn nội tạng động vật

Nội tạng động vật là một trong những nguyên nhân gây bệnh Gout bởi nó có chứa nhiều purin, gây ra tăng nồng độ acid uric trong máu, từ đó làm trầm trọng thêm triệu chứng sưng đau và viêm của bệnh gout.

Do đó, bạn nên hạn chế thêm món ăn từ nội tạng động vật vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

Ăn nội tạng động vật có tốt không?

Ăn nội tạng động vật không thực sự nguy hiểm nếu ăn với lượng vừa đủ. Mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 50 - 70 gam đối với người lớn và 30 - 50 gam đối với trẻ em.

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác hại của nội tạng động vật đối với sức khỏe. Hy vọng những thông tin này có thể hữu ích đối với chế độ ăn của bạn, đặc biệt người bệnh gout.

Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.8 (6 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận