Hiểu về Dây gắm chữa bệnh Bệnh Gout và cách dùng hiệu quả

Bạn biết không? Từ lâu đời nay, dân gian ta đã truyền tai nhau bài thuốc về dây gắm chuyên điều trị các bệnh Gout, xương khớp vô cùng hiệu quả. Vậy thực hư ra sao, bài viết dưới đây sẽ cho bạn đáp án chính xác nhất.

Mục lục [ Ẩn ]
Dây gắm chữa bệnh gout
Dây gắm chữa bệnh gout

1. Sơ lược về dây gắm?

Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây dây gắm cần phải hiểu rõ về nguồn gốc và thành phần của cây như sau:

1.1. Cây gắm là gì? 

Cây gắm (Dây gắm) hay còn được gọi với tên khác như cây lá gắm, cây quả gắm, gắm núi, dây sót, dây mấu, gắm núi, dây gắm lót, dây vương tôn, bắn thàn muối (người Thái), muồi (người Tày), k’lọt (người K’ho) và vàng múi nhây (người Dao).

Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr., Gnetaceae (họ Dây gắm)

1.2. Truyền thuyết về dây gắm

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một vị vua trong chuyến vi hành của mình, ngài có đi qua một bản làng ngựa xe không đi được nên nhà vua phải đi bộ vài dặm. 

Khi dừng chân ở một bản làng nọ, nhà vua không tài nào đi được nữa vì hai đầu gối của ngài đau nhức không thể cất bước.

Có một già làng tới cầu kiến và tặng nhà vua một gói thuốc đã sao chế và bảo ngự y sắc cho vua uống. Ở nơi hoang vu này các ngự y cũng bó tay bởi cơ số thuốc mang theo đã hết đành cho nhà vua uống thứ thảo dược dân dã này.

Kỳ lạ thay chỉ uống vài bát thuốc là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và có thể tiếp tục đi được.Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây gắm. 

Vua bảo vị thuốc quý như vậy nên phổ biến cho mọi người cùng biết mà dùng. Ta muốn đặt cho nó cái tên khác để mọi người thêm quý trọng. Không cần suy nghĩ nhiều ngài đặt cho vị thuốc là Vương Tôn đằng bởi nó đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua. Từ đó dây gắm mang một cái tên vương giả như vậy.

1.3. Đặc điểm cây gắm

Hình ảnh quả gắm
Hình ảnh quả gắm

Cây dây gắm là loài thân leo trên các thân cây cổ thụ, phân bố trong rừng tự nhiên, độ dài từ 10 – 12 m.

Thân cành có tiết diện tròn hoặc bầu dục, có nếp nhăn dọc, thân có nhiều mấu lồi. Lá hơi tròn hoặc thuôn dài, mọc đối xứng, mọc theo tán nhiều lá, đầu tù hơi có mũi nhọn.

Hoa mọc từ thân, cành, mùa hoa tháng 5 – 7. Quả gắm hình bầu dục, dài 1,5 – 2 cm, đường kính khoảng 1cm, khi chín có màu nâu hoặc nâu đỏ.

1.4. Cây gắm mọc ở đâu?

Cây gắm thường phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới châu Á, một số lời xuất hiện tại châu Phi và Nam Mỹ.

Ở Việt Nam, cây gắm mọc hoang trên khắp các vùng núi của nước ta ở độ cao tới 1000 m. Nó thường mọc ở kiểu rừng kín xanh ẩm. Cây mọc tựa và quấn vào những cây lớn.

Nguồn dược liệu từ cây gắm khá dồi dào ở Việt Nam nhưng vùng đất phổ biến nhất là khu vực sinh sống của người dân tộc Tày, Yên Bái. Dây gắm của người Tày Yên Bái đạt giá trị hàm lượng dinh hoạt chất cao nhất và tốt nhất.

1.5. Phân biệt cây gắm đen và cây gắm đỏ

Phân biệt dây gắm đen và dây gắm đỏ
Phân biệt dây gắm đen và dây gắm đỏ

Hiện nay, cây gắm có hai loài là cây gắm đen và cây gắm đỏ. Tuy nhiên hai loài thực vật này có đặc điểm gần như là tương tự nhau.

Trong hai loại này, cây gắm đỏ có màu sáng hơn, được gọi là ánh đỏ. Cây này thường được mọc ở miền trong nhiều hơn.

1.6. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Thân và rễ được sử dụng làm thuốc. Hạt có thể ăn được và dầu hạt dùng để xoa bóp điều trị tê thấp, đau nhức chân tay.

Thân và rễ được thu hái quanh năm, sau đó rửa sạch, thái mỏng, phơi khô hoàn toàn. Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

1.7. Thành phần hóa học

Cây dây gắm ba gồm nhiều thành phần hóa học quý tốt cho việc giảm nồng độ acid uric như: 2-hydroxy-3-methoxymethyl-4- methoxycarbonyl pyrrol, B Sitosterol, 3-diphenylpyrrole, 4′-trihydroxy-4 methoxy benzyl ether, N,N-dimethylethanolamine, 2-hydroxy-3-methoxy-4-methyl carbon pyrrol, resveratrol,…

Ngoài ra, nó còn chứa dl-dimethyl coclaurin, resveratrol - hoạt chất chính điều trị bệnh xương khớp.

2. Cây gắm/dây gắm có tác dụng gì?

Dây gắm có tác dụng gì? Cây gắm có tác dụng gì? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh gout (gút) và xương khớp quan tâm.

Nội dung bên dưới sẽ trình bày, tác dụng của dây gắm / cây gắm được đông y và y học hiện đại chứng minh như sau:

2.1. Tác dụng của dây gắm theo đông y

Tác dụng của dây gắm đối với bệnh gout
Tác dụng của dây gắm đối với bệnh gout

Tính vị: Dây gắm có vị đắng, tính bình

Công năng: Trừ thấp, sát trùng, tiêu viêm, hoạt huyết, thư cân, khu phong và giải độc.

Chủ trị: Chứng bệnh thống phong (bệnh gout), ngộ độc, sốt rét, bị sơn ăn, đau nhức xương khớp, giảm đau, liền gân xương, trị bong gân, gãy xương. Rễ dùng để trị chứng hạc tất phong (đầu gối sưng đau).

2.2. Công dụng của cây dây gắm theo y học hiện đại

Một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy kết quả cây gắm chữa bệnh như sau:

  • Nghiên cứu trên tim chuột cô lập nhận thấy hoạt chất dl-dimethyl coclaurin hydroclorid chiết xuất từ dáy gắm có tác dụng làm mạnh tim.
  • Nước sắc từ dây gắm có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn thương hàn.
  • Nước sắc cũng có tác dụng làm giảm họ nhẹ và bình suyễn. 

3. Liều dùng và cách dùng

Liều dùng từ 15 - 30 gam/ngày. Cây gắm thường được sử dụng dưới dạng nước sắc, đắp ngoài, ngâm rượu hoặc chế thành cao.

Rượu dây gắm
Rượu dây gắm

Cách ngâm rượu cây gắm: Ngâm 1kg dược liệu thái mỏng khô, không cần sơ chế với 3 lít rượu. Ngâm khoảng 1 tháng là uống được, mỗi ngày nên uống khoảng 50ml rượu, khoảng 2 – 3 ly nhỏ.

Cách nấu cao cây gắm: Chọn những dây gắm to, tuổi đời lâu năm, đem rửa sạch, cắt khúc. Cho vào nồi sạch, nấu nhừ suốt 3 ngày 3 đêm không ngừng nghỉ. Sau đó, tinh lọc bỏ cặn, tiếp tục đem cô đến khi cô đặc thu được cao gắm.

Cách sắc nước dây gắm: Dùng 40 gam dây gắm khô, đun cùng 1,5 lít nước đến khi sôi khoảng 10 - 15 phút thì bắc ra và sử dụng hàng ngày.

4. Bài thuốc từ cây dây gắm

Dây gắm chữa bệnh gì? Từ xa xưa, cây dây gắm đã được sử dụng để điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp khác. Cùng tìm hiểu bài thuốc từ dây gắm chữa bệnh nhé.

4.1. Dây gắm chữa bệnh gout

Dây gắm - khắc tinh của bệnh gout
Dây gắm - khắc tinh của bệnh gout

Cách thực hiện cây gắm chữa gout như sau:

Cách 1: Đem hãm 10 gam gây gắm khô với 150ml nước sôi và dùng uống như trà.

Cách 2: Người bệnh có thể dùng 20 - 30g (dược liệu dây gắm thái mỏng phơi khô) dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống.

Lưu ý do dược liệu khô, cứng nên khi sắc phải sắc lâu, kỹ để các dược chất trong dược liệu được chiết kiệt.

Xem thêm: Cách trị bệnh gout bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà và thực đơn cho người bệnh gút chi tiết nhất

4.2. Dây gắm chữa bệnh xương khớp

Thông thường khi dùng với bệnh xương khớp thì cây gắm thường phối hợp cùng với các dược liệu khác như: ngũ gia bì, thạch lựu, hy thiêm, ngưu tất, cốt toái bổ, tỳ giải, cẩu tích, cây quán chúng.

Các vị thuốc đem sấy khô, tán thành bột, nặn viên, uống với rượu hoặc nước gừng. Hoặc chỉ cần ngâm chúng với rượu khoảng 1 tháng cũng điều trị các bệnh về khớp rất hiệu quả.

4.3. Dây gắm giúp tiêu độc do rắn cắn

Nếu bạn không may bị rắn cắn, buộc dây ở phía trên chỗ rắn cắn 1 khoảng và hãy ở nguyên vị trí, không di chuyển hạn chế chất độc lan sang bộ phận khác.

Nhờ người khác hái 1 nắm lá gắm nếu gần hoặc nhà có sẵn, dập nát hoặc cho vào miệng nhai nhuyễn. Đắp vào vùng vết thương do con rắn cắn, sau đó đưa người đến trạm y tế gần nhất để chữa trị.

4.1. Bài thuốc chữa sốt rét

Sử dụng các dược liệu như Binh lang (hạt cau), dây cóc và ô mai mỗi vị 4 gam, thường sơn, lá mãng cầu ta tươi, thảo quả, dây hà thủ ô mỗi vị 10 gam, cây chó đẻ 8 gam cùng dây gắm 10 gam.

Sau đó, tiến hành sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước thì chia 2 lần uống trong ngày. 

5. Mua dây gắm ở đâu? 

Dây gắm là một loại dược liệu quý có rất nhiều tác dụng quý đặc biệt là đối với các bệnh phổ biến hay gặp ở Việt Nam như Gout, xương khớp,…

Tại Việt Nam, Dây gắm mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai nên bạn có thể tìm mua dây gắm tại các địa phương này để đúng vùng xuất xứ và đảm bảo dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao.

Trên thị trường hiện nay, dây gắm được dùng dưới ba dạng chính: 

  • Dạng dược liệu dây gắm khô dùng để đun sắc hoặc ngâm rượu
  • Dạng cao bánh dùng để pha nước uống hàng ngày
  • Viên cao gắm: được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ nguồn nguyên liệu dây cây gắm Yên Bái chất lượng mang tới sản phẩm chất lượng và hàm lượng cao nhất.

Dây gắm khô và cao gắm dạng bánh đang bán trên thị trường đa phần đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng có thể có nhiều sai khác vì:

  • Chất lượng phụ thuộc giống dây gắm: Theo các chuyên gia dây gắm đúng là có tác dụng tốt với bệnh gout tuy nhiên dây gắm có rất nhiều giống, không phải loại nào cũng có dược tính như nhau.
  • Dây gắm được thu hái và chế biến đúng kỹ thuật: Để cho dược tính cao cần chọn đúng dây gắm nhựa đen (Gnetum montanum) mọc ở các vùng núi cao, thu hái dây gắm phải đúng độ tuổi và đúng mùa vụ như thế mới cho dược tính cao.
  • Chiết xuất công nghệ phù hợp: Với các phương thức chế biến đơn sơ, thủ công thì chất lượng tinh chất được xuất ra sẽ hạn chế hơn việc áp dụng dây chuyền hiện đại và hệ thống máy móc đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Nguyên liệu được bảo quản đúng cách: dây gắm khô và cao gắm dạng cao bánh đang được bày bán trên thị trường đa phần do các cơ sở nấu cao tự phát, không theo quy chuẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm tạp chất, nấm mốc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, việc sử dụng dược liệu khô rất mất thời gian đun sắc, dạng cao truyền thống thì phải cắt pha lích kích, không đảm bảo đúng liều lượng nên không nhiều người có thể theo được phương pháp này lâu dài.

Vậy mua Dây gắm chất lượng ở đâu?

Theo các chuyên gia, chọn mua Dây gắm để sử dụng đúng cách là phải chọn được đúng về giống cây, chất lượng cây dược liệu và phải có cách chiết xuất dược chất đúng.

Về giống cây nên chọn dây gắm nhựa đen từ vùng núi Yên Bái, Hà Giang, đây là vùng có khí hậu và độ cao thích hợp nên dây gắm tại vùng này cho hàm lượng hoạt chất cao hơn.

Cần lựa chọn những dây gắm đạt độ tuổi từ 4 năm trở lên và chọn thời điểm thu hái vào mùa Thu-Đông để đảm bảo dược liệu cho dược tính cao nhất.

Về cách chiết xuất, Dây gắm sau khi thu hoạch phải trải qua quy trình chiết xuất phức tạp với những yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, áp suất: Chiết xuất bằng dung môi cồn ở nhiệt độ 60 độ C và áp suất chân không trong khoảng thời gian thích hợp để đảm bảo chiết xuất được hết các dược tính quý của dây gắm.

Do đó, để được dùng Dây gắm "đúng chuẩn", bạn có thể sử dụng sản phẩm viên Cao gắm được chiết xuất từ thảo dược Dây gắm sạch, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với hàm lượng cao, chất lượng được cơ quan ý tế chứng nhận. 

Để tránh tiền mất tật mang, hãy điền thông tin ngay vào box đặt hàng dưới đây để được dược sĩ tư vấn và đặt mua sản phẩm dây gắm chất lượng.

- Giá: 155.000 đ/hộp

- Miễn phí vận chuyển khi mua từ 3 hộp

- Mua 10 hộp Tặng 1 hộp Cao Gắm trị giá 155.000 đ

*
*

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dây gắm chữa bệnh gout và xương khớp. Nếu bạn thấy bài viết trên có ích, đừng ngại chia sẻ đến mọi người xung quanh biết đến loại dược liệu hữu ích này nhé! Cảm ơn bạn!

Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến bệnh gout và dây gắm, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.9 (68 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận