Những tác dụng về củ nghệ mà bạn nên biết

Củ nghệ là một loại gia vị quan trọng trong rất nhiều món ăn ở châu Á, và được xem như là một loại thảo dược có thể trị được nhiều bệnh khác nhau như dạ dày, các vấn đề về gan, ​​rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp, viêm kết mạc, viêm khớp dạng thấp, các chứng đau nhức nói chung, các vết thương hở, lở loét… Ngày nay, nghệ được coi là một siêu thực phẩm bởi các công dụng tuyệt vời của nó. Vì vậy mà những người Phương Tây cũng đang bắt đầu sử dụng nghệ với một số lượng lớn.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh củ nghệ
Hình ảnh củ nghệ

1. Củ nghệ là củ gì?

Củ nghệ tiếng anh là turmeryte hoặc tarmaret. Tên khoa học là Curcuma longa., Zingiberaceae.

Củ nghệ là phần củ của cây nghệ. Nghê là một loại cây thân thảo lâu năm cao tới 1 mét. Thân rễ phân nhiều nhánh, màu vàng đến cam, hình trụ và có mùi thơm.

Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai dãy. Các lá được chia thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, một thân giả được hình thành. Cuống lá dài từ 50 đến 115 cm. Chúng có chiều rộng từ 38 đến 45 cm và có hình thuôn dài đến hình elip, thu hẹp ở đầu. 

Hoa mọc ở đỉnh, các lá bắc ở thân không có hoa, chúng có màu trắng đến xanh lục và đôi khi có màu đỏ tía và các đầu phía trên thuôn nhọn. Quả nang mở với ba ngăn.

2. Có mấy loại củ nghệ?

Hình ảnh cây nghệ
Hình ảnh cây nghệ

Hiện nay, có nhiều giống thuộc loài Curcuma, chẳng hạn như ở Ấn Độ có khoảng 40 đến 45 loài; Thái Lan có khoảng 30 đến 40 loài tương đương. Các nước châu Á nhiệt đới cũng có nhiều loài hoang dã.

Tại Việt Nam, củ nghệ có một số loài như củ nghệ vàng, củ nghệ đỏ, củ nghệ đen, củ nghệ độc, củ nghệ tây, củ nghệ xanh, củ nghệ trắng, củ nghệ tàu (củ nghệ Trung Quốc),...

3. Thành phần hóa học của củ nghệ

Thành phần hóa học của củ nghệ
Thành phần hóa học của củ nghệ

Trong củ nghệ có khoảng 60 - 70% carbohydrate, 6 - 13% nước; 6 - 8% protein; 5 - 10% chất béo; 3 - 7% khoáng chất; 3 - 7% tinh dầu; 2 - 7% chất xơ và 1 - 6% curcuminoids.

Các thành phần phytochemical của củ nghệ bao gồm các hợp chất curcuminoid, chẳng hạn như curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin.

Ngoài ra, củ nghệ còn chứa khoảng 34 loại tinh dầu, trong đó turmerone, germacrone, atlantone và zingiberene là những thành phần chính.

4. Tác dụng của củ nghệ đối với bệnh Gout

Nghệ chứa nhiều hợp chất tự nhiên, đặc biệt là hợp chất curcumin, nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Củ nghệ thường được dùng làm gia vị trong các món ăn của người Việt và nó cũng chính là một trong những phương thuốc chữa bệnh gout.

4.1. Công dụng của củ nghệ đối với bệnh gout

Curcumin chữa bệnh gout
Curcumin chữa bệnh gout

Đặc tính chống viêm 

Hoạt chất Curcumin trong nghệ được biết đến là chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng và đau trong bệnh gout. Nó đã được xác định là một chất chống viêm an toàn và rẻ tiền được sử dụng để điều trị một số rối loạn liên quan đến viêm.

Nó chống lại chứng viêm bằng cách ức chế các phân tử có liên quan đến chứng viêm:

  • Cytokine: Nó ức chế Yếu tố hoại tử khối u (TNF) và interleukin
  • Enzyme: Nó ức chế các enzym cyclooxygenase và lipoxygenase
  • Yếu tố phiên mã: Nó ức chế Yếu tố hạt nhân Kappa B (NF-κB)

Trong một nghiên cứu so sánh hiệu quả của một số chất chống viêm, curcumin được phát hiện là có tác dụng mạnh hơn các loại thuốc thường được sử dụng như aspirin, diclofenac và ibuprofen.

Xem thêm: 

Tác dụng giảm đau

Bệnh gout gây ra những cơn đau nhức dữ dội và suy nhược cho người bệnh. Tác dụng giảm đau của củ nghệ là do hoạt động chống oxy hóa của nó.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thấp khớp và các bệnh tự miễn, trong đó mô tả việc sử dụng chiết xuất của củ nghệ để điều trị các cơn đau bệnh gout.

Tác dụng giảm đau của nghệ được coi là tốt hơn sử dụng thuốc Diclofenac trong việc giảm đau do viêm. Nó cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động độc hại của việc tiêu thụ paracetamol.

Đặc tính chống oxy hóa

Tác dụng của củ nghệ đối với bệnh gout
Tác dụng của củ nghệ đối với bệnh gout

Sự lắng đọng của các tinh thể urat và quá trình viêm tiếp theo gây ra sự giải phóng các loại oxy phản ứng. 

Các loài độc hại này dẫn đến sự hình thành của stress oxy hóa có hại và gây ra tổn thương cho các mô. Căng thẳng oxy hóa cũng đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh viêm khớp do tinh thể như bệnh gout.

Curcumin có trong nghệ là một chất chống oxy hóa tuyệt vời có thể loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa có thể xảy ra đối với DNA và protein.

Làm giảm nồng độ acid uric

Bệnh gút phát triển làm tăng nồng độ axit uric được gọi là tăng acid uric máu. Thận không thể loại bỏ acid uric dư thừa, sau đó sẽ bị lắng đọng trong các khớp. Nó có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách giảm nồng độ acid này.

Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng curcumin trong nghệ giúp giảm nồng độ nito ure trong máu. Nó giúp loại bỏ thành công urat trong nước tiểu. Ngoài ra, nó cải thiện chức năng của thận và điều chỉnh các protein hỗ trợ vận chuyển urat.

Nó cũng được biết là có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase chịu trách nhiệm sản xuất acid uric. Đặc tính này của Curcumin đã được sử dụng để phát triển các chất chiết xuất từ ​​nghệ để điều trị các bệnh do tăng acid uric ở người bệnh gout.

>> Tư vấn về Bệnh Gout GỌI NGAY 0768 299 399 <<

4.2. Cách sử dụng nghệ để điều trị bệnh gout

Có nhiều cách sử dụng nghệ trong điều trị bệnh gout. Người bệnh nên thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tìm ra cách sử dụng hợp lý nhất.

Cách sử dụng củ nghệ
Cách sử dụng củ nghệ

Gia vị trong các món ăn 

Chẳng hạn như súp, nước sốt, thịt kho, sinh tố. Lưu ý khi chế biến món ăn bạn có thể kết hợp nghệ cùng với tiêu đen bởi vì curcumin có sinh khả dụng kém nhưng khi thêm hạt tiêu đen sẽ làm tăng khả năng hấp thụ.

Bôi ngoài da

Một số người điều trị bệnh gout bằng cách bôi nghệ lên khớp bị tổn thương. Hiệu quả của phương pháp này chưa được khoa học chứng minh, nhưng mọi người khẳng định nó giúp giảm đau. Bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ với nghệ được bôi tại chỗ hoặc bạn có thể làm hỗn hợp nghệ bằng cách trộn 1 đến 2 thìa sữa chua, mật ong nguyên chất hoặc dầu dừa với một thìa bột nghệ. Bôi hỗn hợp lên các khớp bị đau và rửa sạch sau 10 đến 15 phút.

Các thực phẩm chứa nghệ

Bạn có thể bổ sung nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm viên nang, kẹo cao su, bột uống. Thông thường, các chất bổ sung từ nghệ có chứa các thành phần chống viêm khác như gừng.

5. Các tác dụng khác của củ nghệ

Bên cạnh tác dụng tuyệt vời của củ nghệ đối với người bệnh gout, củ nghệ cũng đem lại những tác dụng như sau:

5.1. Tác dụng làm đẹp da

Từ lâu, nghệ được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp da. Điều này là do nó có chứa chất chống oxy hóa và một số thành phần khác có khả năng chống viêm. Nghệ giúp làm sáng da và cải thiện tình trạng căng bóng cho làn da.

5.2. Chống ung thư

Tác dụng chống ung thư của củ nghệ
Tác dụng chống ung thư của củ nghệ

Hợp chất curcumin trong củ nghệ cũng trở thành một thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư, thậm chí nó có thể điều trị một số loại ung thư.

Theo các kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng cho thấy curcumin là một hợp chất an toàn, có thể ngăn ngừa sự hình thành, thúc đẩy và di căn khối u của một số bệnh ung thư.

Đồng thời nó cũng góp phần làm chết các tế bào ung thư, giảm sự hình thành mạch máu mới của khối u và sự lây lan tế bào ung thư.

5.3. Chống Alzheimer

Tác dụng này cũng đến từ hợp chất curcumin bởi nó có tác động tích cực đến sự hoạt động của não bộ. Nói cách khác, chất này vừa có tác dụng chống, giảm viêm vừa giúp cho tế bào thần kinh tránh được sự tổn thương của quá trình oxy hóa.

Ngoài ra, nó còn “đánh bay” các mảng amyloid - là sự tích tụ của các đám rối protein, nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer.

5.4. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Curcumin có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì nó hoạt động như một chất chống viêm và chất oxy hóa mạnh nên có thể cải thiện chức năng của nội mô.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch chính là rối loạn chức năng nội mô. Do đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó kiểm soát huyết áp, chứng đông máu cùng với một số bệnh lý khác.

5.5. Chống lại trầm cảm

Tác dụng chống trầm cảm của củ nghệ
Tác dụng chống trầm cảm của củ nghệ

Việc sử dụng củ nghệ hay chính là curcumin có tác động tích cực đến bệnh trầm cảm giống như bạn đang sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.

Ngoài ra, hopwjc chất này còn có thể tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine của não cũng như cải thiện mức hormone BDNF ở não, đều có lợi trong việc chống bệnh trầm cảm.

5.6. Chữa bệnh dạ dày

Củ nghệ có tính nóng, vị cay có tác dụng bảo vệ dạ dày và tiêu diệt các vi khuẩn có hạ, từ đó cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, nếu được sử dụng đúng cách nó có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu thường gặp.

6. Tác dụng không mong muốn của củ nghệ

Tác dụng không mong muốn của tinh bột nghệ
Tác dụng không mong muốn của tinh bột nghệ

Củ nghệ thường an toàn khi ăn hoặc bôi tại chỗ nhưng có những rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn khi uống bổ sung tinh bột nghệ. Bạn nên tránh sử dụng tinh bột nghệ nếu có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Rối loạn chảy máu: Các chất trong củ nghệ có thể làm loãng máu, do đó bạn không nên sử dụng nghệ nếu đang sử dụng các thuốc chống đông máu hoặc bị rối loạn chảy máu.
  • Sỏi thận: Tránh ăn nghệ nếu bạn dễ bị sỏi thận. Nó chứa nhiều oxalat, có thể liên kết với các khoáng chất và hình thành sỏi thận.
  • Bệnh túi mật: Nghệ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về túi mật.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú vì chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc sử dụng chất này cho mẹ bầu hoặc đang cho con bú.
  • Người bệnh thiếu sắt: Ở liều lượng cao, nghệ có thể làm gián đoạn sự hấp thụ sắt.

7. Lưu ý khi sử dụng củ nghệ

Các hợp chất của củ nghệ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Đối với những người bệnh viêm xương khớp nên dùng khoảng 400 gam đến 600 gam viên nang nghệ hoặc 2 - 4 thìa bột nghệ.
  • Nghệ có sinh khả dụng thấp đối với đường tiêu hóa. Vì vậy khi sử dụng bạn nên pha với nước ấm, mật ong và tiêu đen để tăng cường tác dụng.
  • Không nên uống khi đói vì sẽ làm giảm tác dụng của nghệ.
  • Khi sử dụng củ nghệ hỗ trợ điều trị bệnh cần kiên trì sử dụng nhưng với liều lượng cụ thể.

Trên đây là những thông tin về củ nghệ đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng của củ nghệ đối với người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.

Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.

Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận