Cẩm nang kiến thức về bạch tuộc mà bạn nên nằm lòng

Bạch tuộc có tác dụng gì? Bệnh gout có ăn được bạch tuộc không? Ăn nhiều bạch tuộc có tốt không? Ăn bạch tuộc có béo không?... và hàng ngàn câu hỏi liên quan đến thực phẩm này. Hãy cùng đi câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Bạch tuộc có tác dụng gì?
Bạch tuộc có tác dụng gì?

1. Tác dụng của bạch tuộc

Bạch tuộc là một trong những hải sản được nhiều người ưa thích không chỉ bởi kết cấu dai giòn mà còn do những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Cùng Cao Gắm tìm hiểu công dụng của bạch tuộc nhé!

1.1. Ngăn ngừa ung thư

Taurine trong bạch tuộc được phát hiện có tác dụng chống ung thư và kháng virus. Nó được cho là có khả năng chống lại chứng viêm trong cơ thể và hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại có liên quan đến bệnh ung thư.

Bạch tuộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Bạch tuộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Nó cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư như selen, vitamin B12 và folate. Trong một số nghiên cứu, sự thiếu hụt các chất này có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ ung thư.

Chẳng hạn, sự thiếu hụt vitamin B12 là nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. nó có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B12.

1.2. Tăng cường sức khỏe não bộ

Bạch tuộc có chứa magie - một khoáng chất mà nhiều người không có đủ trong chế độ ăn uống của họ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng magie có thể hỗ trợ hoạt động, trí nhớ và khả năng học tập của não.

Ngoài ra, phospho trong thực phẩm này cũng rất quan trọng đối với tế bào não cũng như chức năng của nó. Hàm lượng phospho đầy đủ có thể giúp tăng cường khả năng nhận thức hoặc nếu thiếu chất này làm tăng chứng sa sút trí tuệ.

1.3. Giảm trầm cảm

Ăn bạch tuộc giúp giảm chứng trầm cảm
Ăn bạch tuộc giúp giảm chứng trầm cảm

Hai trong số các acid béo omega-3 được tìm thấy trong bạch tuộc - acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) - được cho là có thể ngăn ngừa hoặc điều trị chứng trầm cảm và rối loạn tâm trạng khác. 

Vitamin B5 cũng giúp điều trị các bệnh về tinh thần như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Nó kích thích trí não hoạt động và điều chỉnh các hormon gây ra tình trạng này.

1.4. Hình thành huyết sắc tố

Nó có chứa sắt và đồng giúp cơ thể tạo ra hemoglobin. Sắt có tác dụng hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi cơ thể bị tổn thương, con người cần bổ sung lượng hemoglobin là rất cần thiết.

1.5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thành phần selen là một chất dinh dưỡng quan trọng vì nó hỗ trợ sự phát triển của tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch và hoạt động với vitamin E như một chất chống oxy hóa.

1.6. Các tác dụng khác của bạch tuộc

Ngoài các tác dụng kể trên, nó còn mang lại một số lợi ích như sau:

  • Tăng sức bền, tăng khối lượng cơ
  • Giảm chứng đau nửa đầu
  • Tốt cho tim mạch
  • Ngăn ngừa lão hóa sớm
  • Ngăn ngừa cảm cúm

2. Những điều bạn nên biết về bạch tuộc

Với những tác dụng tuyệt vời của bạch tuộc, hãy cùng tìm hiểu về thực phẩm này nhé!

2.1. Bạch tuộc là gì?

Bạch tuộc tiếng anh là Octopus. Nó là động vật thân mềm, không xương hay cong còn gọi là nhuyễn thể. Đầu rất lớn và hình củ, có màu từ đỏ đến nâu. Chúng có 8 chân, mỗi chân có 280 con mút. 

Hình ảnh bạch tuộc

Có thể bạn chưa biết?

  • Nó còn được gọi là tắc kè hoa của biển vì chúng có thể thay đổi màu sắc và kết cấu của da.
  • Nó có 3 trái tim
  • Nó có thể mọc lại các chân
  • Nó có thị lực cũng như xúc giác tuyệt vời
  • Màu máu là xanh lục hoặc xanh lam.
  • Nó được coi là động vật không xương sống thông minh.
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang kiến thức về con mực - Bạn có biết?

2.2. Thành phần dinh dưỡng của bạch tuộc

Thành phần dinh dưỡng của bạch tuộc
Thành phần dinh dưỡng của bạch tuộc

Bạch tuộc cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Khoảng 85 gam bạch tuộc nấu chín cung cấp 139 calo, 25,35 g protein, 1,77 g tổng chất béo lipid, 2,72 g tro và 3,74 g carbohydrate. 

Nó cung cấp 1275% vitamin B12; 42,38% vitamin B6; 15,30% vitamin B5; 10,86% vitamin A; 138,55% Selen; 101,38% Sắt;  69,78% Đồng; 33,86% photpho; 26,07% natri; 26% kẽm; 12,14% magie và 11,40% kali.

Nó cũng cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể như 65,97% Isoleucine; 64,55% tryptophan; 61,99% threonine; 56,64% lysine; 52,46% valine 50; 70% protein; 48,27% leucine; 39,53% histidine; 20,08% niacin và 12,51% Choline.

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn bạch tuộc

Tiêu thụ nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim
Tiêu thụ nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim

Có thể nói bạch tuộc là một thực phẩm được lựa chọn để cung cấp đủ protein trong chế độ ăn của cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao của nó có thể gây ra vấn đề cho những người mắc một số bệnh lý. Thực phẩm này có thể tồn tại một số nguy cơ như:

  • Cholesterol: Trong 120 gam bạch tuộc có chứa khoảng 30% lượng cholesterol. Các chất này cần thiết để xây dựng các tế bào khỏe mạnh nhưng nếu quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Natri: Natri là thành phần cần thiết cho chức năng hệ thần kinh khỏe mạnh nhưng có thể thể góp phần gây ra những vấn đề về tim nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Dị ứng với động vật có vỏ: Đối với những người có tiền sử dị ứng với hải sản thì nên thận trọng khi ăn bạch tuộc.
  • Chứa các độc tố: Do bạch tuộc là động vật sống ở biển nên nó chứa các kim loại nặng có trong các mô, bao gồm các chất độc như chì. Nếu chất độc này được hấp thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

4. Một số chú ý khi dùng bạch tuộc mà bạn nên biết

Bạch tuộc đốm xanh có chứa độc tố gây nguy hiểm đến tính mạng
Bạch tuộc đốm xanh có chứa độc tố gây nguy hiểm đến tính mạng

Để hạn chế những tác động bất lợi của bạch tuộc cũng như phát huy tác dụng có lợi, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên ăn bạch tuộc đốm xanh vì nó có chứa độc tố tetrodotoxin có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Chọn mua tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Không sử dụng bạch tuộc đã chết vì sau khi chết vài giờ, trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra độc tố histamin và gây xuất hiện các triệu chứng như đỏ mặt, nôn, tiêu chảy, đau đầu, nóng ran miệng và toàn thân.

5. Món ngon từ bạch tuộc

Bạch tuộc là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc. Nó có thể ăn sống hoặc dùng để nấu chín. Dưới đây là một số công thức chế biến món ăn từ bạch tuộc mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Bạch tuộc luộc

Món ăn với cách chế biến đơn giản nhưng phù hợp với nhiều người bệnh cần hạn chế lượng dầu mỡ hấp thu vào cơ thể như bệnh gout, bệnh viêm khớp.

Bạch tuốc luộc
Bạch tuốc luộc

Nguyên liệu bao gồm: 500 gam bạch tuộc tươi, 1 lon bia, gừng, tỏi, ớt, tiêu, lá ổi hoặc búp ổi.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch búp ổi và để ráo. Bạch tuộc rửa với nước muối loãng, sau đó xả dưới vòi nước đến khi sạch.
  • Bước 2: Cho búp ổi dưới đáy nồi. Sau đó, đặt bạch tuộc lên trên và đổ bia vào xâm xấp cùng chút gừng. 
  • Bước 3: Đun trên lửa nhỏ trong 10 phút thì lật mặt bạch tuộc và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Vớt bạch tuộc ra và trang trí tùy thích.

5.1. Bạch tuộc xào xả ớt

Bạch tuộc xào sả ớt
Bạch tuộc xào sả ớt

Nguyên liệu gồm có: 300 gam bạch tuộc, 2 cây sả, 4 quả ớt tươi và 1 nhánh hành lá.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn. Sả đập dập và băm nhỏ. Ớt bỏ cuống và băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ.
  • Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo. Cho tỏi, sả và ớt vào xào cho chín vàng. Khi đó, thêm 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm và bạch tuộc vào đảo đền trong 5 phút là hoàn thành món ăn.

Chúc bạn thành công với hai cách chế biến bạch tuộc thơm ngon!

6. Mọi người thường hỏi về bạch tuộc

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng bạch tuộc:

Người bệnh gout có nên ăn bạch tuộc không?

Người bệnh gout không nên hoặc hạn chế ăn bạch tuốc
Người bệnh gout không nên hoặc hạn chế ăn bạch tuốc

Cũng giống như các loại hải sản khác, bạch tuộc là một trong những thực phẩm mà người bệnh gout không nên hoặc hạn chế ăn bởi nó có chứa nhiều chất đạm làm tăng nồng độ acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout, khiến tình trạng bệnh gout trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra những biến chứng bệnh gout nguy hiểm.

Nếu trong trường hợp vẫn sử dụng thực phẩm này trong chế độ ăn cho người bệnh gout thì tốt nhất chỉ nên ăn 100 gam mỗi lần ăn và ăn 2 lần một tuần để tránh tăng acid uric trong máu.

Tìm hiểu thêm về các thuốc trị gút hiệu quả nhất hiện nay

Bà bầu có nên ăn bạch tuộc không?

Bạch tuộc là thực phẩm có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai những với lượng vừa đủ và phải nấu chín. Mặc dù được nấu chín nhưng nó vẫn không loại bỏ được các độc tố có trong thực phẩm này.

Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn thực phẩm này trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó ăn với tần suất 1 - 2 lần/tuần là đủ. Nếu trong quá trình sử dụng, mẹ bầu xuất hiện triệu chứng dị ứng nào thì cần ngưng tiêu thụ ngay.

Trứng bạch tuộc có ăn được không?

Hình ảnh trứng bạch tuộc
Hình ảnh trứng bạch tuộc

Trứng bạch tuộc được coi là món ăn hấp dẫn tại xứ sở mặt trời mọc - Nhật Bản. Đây là một trong những món ăn mà nhiều du khách mong muốn được trải nghiệm. Nó còn được gọi với cái tên là “Hoa tử đằng của biển”.

Tuy nhiên, nó từng bị hắt hủi tạo Trung Quốc. Tại nhiều khu vực nông thôn của Trung Quốc, người ta coi những túi trứng của bạch tuộc là bộ phận bỏ đi.

Trên đây là bài chia sẻ về bạch tuộc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn và gia đình. Khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày, bạn cần thận trọng để tránh xảy ra những tác dụng bất lợi cho cơ thể, chẳng hạn như đối với người bệnh gout.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có câu hỏi liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận