Chế độ ăn luôn là vấn đề quan tâm của người mắc bệnh gout. Một chế độ ăn hợp lý giúp bạn đẩy lùi bệnh và ngược lại. Vậy chế độ ăn cho người bệnh gout là gì? Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Ăn uống và bệnh gout
Theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ, điều trị bệnh gout có thể bao gồm thuốc và thay đổi lối sống, đặc biệt cần thay đổi cho phù hợp với từng cá nhân. Những gì hiệu quả với người này có thể kém hiệu quả đối với người khác.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tuân thủ theo chế độ ăn cho người bị gout có thể cải thiện tận suất các cơn đau gout và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở một số người.
Trong thực thế, một nghiên cứu khác cho thấy một chế độ ăn uống giàu purin là tăng nguy cơ bệnh gout tái phát gấp 5 lần ở những người bệnh gout, trong khi tránh hoặc giảm những thực phẩm giàu purin (đặc biệt có nguồn gốc động vật) giúp giảm nguy cơ bị bệnh gout tấn công.
Ngoài ra, một chế độ ăn ít purin hơn cũng có thể giúp một số người đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng liên quan đến bệnh gout vì nó không chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mà còn làm giảm áp lực lên khớp, giúp giảm đau, cải thiện chức năng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Song kiêng khem quá mức trong điều trị bệnh gout như rau xanh cũng không được vì cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng để chống chọi lại với bệnh tật, do đó, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống.
Do đó, người bệnh gout cần thiết lập một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể. Vậy, bệnh gút nên ăn gì thì tốt? Bệnh gút kiêng ăn gì?
2. Những nhóm thực phẩm mà người bệnh gout nên ăn
Mặc dù một chế độ ăn uống có lợi cho người bệnh gout là loại bỏ nhiều loại thực phẩm nhưng vẫn có rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp mà người bệnh có thể thưởng thức.
Thực phẩm được coi là ít purin khi chúng có ít hơn 100mg purin trên 100 gam. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cho người bệnh gout:
2.1. Bệnh Gout nên ăn hoa quả gì?
Hầu hết các loại trái cây tốt cho người bệnh gout kể cả những loại trái cây chứa nhiều đường fructose bởi trái cây là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nên rất tốt cho cơ thể. Người bệnh nên ăn ít nhất năm loại trái cây mỗi ngày.
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như đu đủ, anh đào,... rất tốt cho người bệnh gout. Vitamin C là một chất chống oxy hóa nổi tiếng nhưng nó ít được biết đến với vai trò tiềm năng trong điều trị bệnh gout.
Vitamin C giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Nếu người bệnh có nguy cơ cao bị sỏi thận (đặc biệt sỏi canxi oxalat) thì không nên dùng vitamin C bổ sung liều cao một cách thường xuyên.
2.2. Bệnh Gout nên ăn rau gì?
Bệnh gút nên ăn rau gì? Trong rau củ, hàm lượng purin thường rất thấp, thường chỉ chiếm 20 - 25% mg. Do đó, người bệnh có thể thoải mái sử dụng các loại rau củ, ngoại trừ các loại rau như măng tây, rau bina,...
Rau củ cũng giàu chất dinh dưỡng và các loại vitamin. Chế độ ăn cho người bệnh gout cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin B và vitamin C, do đó, mỗi ngày người bệnh nên dùng khoảng 1000 gam rau củ là tốt nhất.
Ngoài ra, các loại rau xanh rất giàu chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải acid uric. Chất xơ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và lượng insulin. Nó cũng có xu hướng làm tăng cảm giác no, giúp giảm nguy cơ ăn quá nhiều.
Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể ngăn ngừa chứng viêm do tinh thể muối urat ở những người bệnh gout.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy chất xơ giúp kích hoạt các vi sinh vật trong ruột sản xuất acid béo chuỗi ngắn hoặc SC FAz, gây quá trình apoptosis của bạch cầu trung tính và giảm viêm ở những người bị bệnh Gout
Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị bệnh gout và có thể điều trị bệnh viêm khớp.
Các loại rau xanh có thể sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày như khoai tây, bắp cải, bí đỏ, bí đao, củ cải trắng, cà tím, cải bẹ xanh, cần tây, bông cải xanh, rau ngót, khổ qua, đậu bắp, khoai lang, cà rốt, rau ngổ, rau đắng, quả mướp, cà pháo, nấm rơm, tỏi, rau lang, rong biển, hành tây, diếp cá, gấc, atiso, atiso đỏ, cải xoong, gừng, hương thảo.
2.3. Thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate tinh bột
Tinh bột là nhóm chất quan trọng trong chế độ ăn của con người, bao gồm người bệnh gout. Chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể và hầu hết các thực phẩm này đều có hàm lượng purin dưới 20% mg.
Do đó, người bệnh gout có thể sử dụng những thực phẩm thuộc nhóm này để làm giảm nồng độ acid uric trong máu và tăng khả năng hòa tan acid uric trong nước tiểu.
Thực phẩm thuộc nhóm này mà người bệnh gout có thể sử dụng như cơm, phở, bún, khoai, sắn, bắp ngô,...
2.4. Uống đủ nước
Uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm những người bị bệnh gout. Một nghiên cứu về mối liên quan giữa lượng nước uống vào và nồng độ acid uric cho thấy rằng lượng nước uống có liên quan đến việc giảm nồng độ acid uric do đào thải acid uric khi uống nhiều nước hơn.
Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng uống đủ nước trong khoảng thời gian 24 giờ trước khi bùng phát bệnh gout có liên quan đến việc giảm đáng kể các cơn gout tái phát.
Nước lọc là một nguồn cung cấp hydrat hóa tốt nhất nhưng các loại đồ uống khác như cà phê, nước trái cây và rau củ có chứa nước góp phần vào tình trạng hydrat hóa tổng thể của cơ thể.
Các loại nước tốt cho người bệnh gout như nước lọc, cafe, nước dừa, trà xanh, sữa tươi không đường, nước chanh,...
2.5. Đậu và các sản phẩm từ đậu
Các loại đậu rất giàu chất chống oxy hóa, điều này quan trọng hơn cả. Bên cạnh đó, chứng rất giàu protein và chất xơ. Đối với người bệnh gout, các loại đậu là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe.
Như đã trình bày ở trên, người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm giàu purin. Trong khi đó, một số loại đậu cũng có hàm lượng purin cao hơn so với các loại còn lại. Tuy nhiên, số lượng đậu người bệnh tiêu thụ không quá nhiều thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các loại đậu có hàm lượng purin thấp như đậu phụ, đậu gà, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,... rất tốt cho người bệnh gout. Các loại đậu có hàm lượng purin cao hơn như đậu Hà Lan,... nhưng hàm lượng purin của chúng vẫn thấp hơn so với hàm lượng purin trong thịt hoặc cá.
2.6. Một số sữa và các sản phẩm từ sữa
Hầu như các loại sữa đều an toàn đối với người bệnh gout, đặc biệt sữa tươi không đường. Các sản phẩm từ sữa cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Các sữa ít béo hoặc không béo có thể bảo vệ chống lại các đợt bệnh gout tái phát. Nó cũng có thể làm giảm nồng độ acid uric cũng như một số đặc tính chống viêm nhất định làm giảm phản ứng viêm với các tinh thể muối urat trong khớp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bệnh nên dùng 3 khẩu phần sữa mỗi ngày. Loại này bao gồm sữa ít béo, sữa chua và phô mai.
2.7. Các loại hạt tốt cho sức khỏe
Các loại hạt là một nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người bệnh gout.
Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn cung cấp protein, các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa. Chúng cũng là một loại thực phẩm không có nhiều purin.
Một số hạt chứa nhiều acid alpha linoleic (ALA), một loại acid béo omega-3 chống viêm. Một số khác rất giàu magie, l-arginine và vitamin E, có vai trò trong việc kiểm soát tình trạng viêm.
Tốt nhất, bạn nên mua các loại hạt thô, chưa được rang hoặc nấu trong dầu. Các loại hạt đã rang thường được ướp muối và có hàm lượng natri cao.
Mặc dù đây không phải là một mối nguy hiểm cụ thể hoặc trực tiếp đối với người bệnh gout nhưng lượng natri cao có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại hạt có lợi cho sức khỏe người bệnh gout như hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt lanh, hạnh nhân, óc chó, hạt chia, hạt sen, hạt macca, hạt hồ đào, hạt dẻ cười, hạt phỉ, hạt bí ngô, hạt dưa hấu, hạt thông (pine), hạt brazil, hạt điều.
2.8. Các loại thịt trắng
Không phải tất cả các loại thịt đều không tốt cho người bệnh gout, những thực phẩm thuộc nhóm thịt trắng thì người bệnh gout đều có thể sử dụng được bởi hàm lượng purin trong thịt trắng thường rất ít.
Do đó, lượng protein cần thiết có thể bổ sung thường xuyên bằng nhóm thực phẩm này chẳng hạn như thịt gà (ngoại trừ đùi gà), thịt lợn,...
Người bệnh gút ăn được cá gì? Người bệnh gút có thể ăn được các loại cá như cá hồi, cá chép, cá lóc, cá rô phi,...
2.9. Các loại dầu thực vật
Trong thành phần của dầu động vật chứa hàm lượng purin khá cao, do đó người bệnh nên thay thế các loại dầu này bằng dầu thực vật để giảm hàm lượng chất béo.
Thức ăn cho người bệnh gout bao gồm các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu vừng,...
3. Bệnh gout kiêng ăn gì?
Điều quan trọng không kém để biết những loại thực nào để thêm vào chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh là biết những thực phẩm cần tránh. Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh gout.
3.1. Thực phẩm giàu purin
Thực phẩm chứa nhiều purin có thể gây ra các triệu chứng bệnh gout. Do cơ thể có thể phân hủy purin thành acid uric nên người bệnh nên tránh những thực phẩm thuộc nhóm này.
Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào có nhân purin cũng loại bỏ. Những loại chứa nhiều purin như nội tạng động vật hải sản như cá thu, con lươn, con rươi, bào ngư, con hàu, con mực, bạch tuộc, tôm, ngao, sò điệp, động vật có vỏ.
Các loại thực phẩm giàu purin khác nên hạn chế bao gồm thịt chó, thịt đỏ, thịt vịt, thịt ngan, thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt ếch, thịt mèo, thịt thỏ, cao ngựa, thịt cừu, thịt gà tây, thịt ngỗng,...
Người bệnh gút kiêng ăn rau gì? Một số loại rau có chứa nhiều purin nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng chúng tác động rất nhỏ đến khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm quả vả, măng tây, rau bina, rau dền, đậu hà lan, mồng tơi, dọc mùng, rau muống, giá đỗ, rau mầm, cà chua, khoai sọ, dưa muối,...
3.2. Thực phẩm chứa nhiều protein (đạm)
Đối với nhóm thực phẩm này, đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Do đó, người bệnh gout cần cân nhắc khi dùng nhóm thực phẩm này bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế:
- Giảm ăn với nhóm thực phẩm chứa 50% purin, tức là 50mg purin có trong 100 gam thực phẩm.
- Tránh xa những thực phẩm chứa 150% purin như nội tạng động vật, một số loại thịt đỏ,...
3.3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng và cần thiết cho hoạt động sống. Đối với người bệnh gout không nên hoặc hạn chế sử dụng mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,...
Các chất béo từ động vật có thể làm tăng trọng lượng của cơ thể, từ đó làm tăng các cơn đau bệnh gout.
3.4. Đồ uống có cồn
Rượu bia là một trong những nguồn protein. Các hợp chất này tạo ra các acid uric khi bị phân hủy trong cơ thể. Rượu cũng làm tăng chuyển hóa nucleotide. Đây là một nguồn bổ sung của purin có thể chuyển thành acid uric.
Ngoài ra, rượu bia ảnh hưởng đến tốc độ tiết acid uric. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tăng nồng độ acid uric máu là do thận phải làm việc để loại bỏ các chất cồn chứ không phải acid uric và gây ra bệnh gout.
3.5. Thực phẩm có đường
Đồ uống có đường có thể gây bùng phát bệnh gout. Điều này thường xảy ra ở những người bệnh thừa cân hoặc béo phì. Đồ uống có nhiều đường như fructose khiến lượng đường trong máu cao có liên quan đến lượng acid uric tích tụ trong cơ thể cao hơn.
Đối với người bệnh gout, bạn nên tránh hoặc hạn chế các đồ uống có đường chẳng hạn như nước ngọt có ga, nước cam, nước tăng lực, nước ép trái cây cô đặc, trà đá có đường,...
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các đồ ăn được chế biến quá nhiều đường nhân tạo vì nó có thể là nguy cơ gây ra những cơn đau gout khó chịu.
4. Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh gout
Khi thiết lập chế độ ăn uống, người bệnh gout cần lưu ý những điều dưới đây:
- Một thực đơn cho người bị gout lành mạnh, cân bằng được xây dựng dựa trên nhiều loại thực phẩm đa dạng, đầy màu sắc đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến không chỉ có lợi cho bệnh gout mà còn cả sức khỏe tổng thể.
- Tìm ra nguyên nhân gây bệnh gout bằng cách thử các loại thực phẩm với lượng cụ thể có thể giúp bạn thay đổi linh hoạt hơn trong chế độ ăn uống.
5. Một số món ăn tốt cho người bệnh Gout
Dưới đây là những món ăn chữa bệnh gút mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Cháo củ cải
Nguyên liệu gồm có: 250 gam củ cải, 30 gam dầu thực vật, 30 gam gạo tẻ và 750ml nước.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Củ cải rửa sạch, thái sợi và chiên qua dầu.
- Bước 2: Cho củ cải và gạo vào nồi nấu chín thành cháo.
5.2. Cà tím luộc
Nguyên liệu gồm có: 250 gam cà tím, xì dầu, dầu vừng và gia vị
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cà tím rửa sạch, luộc chín và thái thành miếng.
- Bước 2: Trộn đều cà tím với xì dầu, dầu vừng và gia vị.
5.3. Canh cá rô đồng và rau cải xanh
Nguyên liệu gồm có: 200 gam cá rô đồng, 500 gam rau cải xanh, gừng tươi và gia vị.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cá rô đồng sơ chế sạch và cho vào luộc với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt và ướp gia vị.
- Bước 2: Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm.
- Bước 3: Đun sôi nước luộc cá, thêm rau cải và thịt cá vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 4: Đun canh đến khi sôi thì cho ra bát và thưởng thức.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho người bệnh gout. Chế độ ăn hợp lý kết hợp với chế độ luyện tập sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh gout.
Để kiểm soát và đẩy lùi gout, hãy tập cho mình lối sống khoa học và chế độ ăn lành mạnh bạn nhé. Nếu bạn thấy thắc mắc về bất cứ thông tin nào xin vui lòng gọi tới hotline dưới đây để được tư vấn kĩ hơn nhé!
Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share đến nhiều người hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
Tin liên quan
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!