Bệnh gout (gút) thứ phát có nguy hiểm?

Bệnh gout thứ phát là hậu quả của nhiều bệnh lý hoặc do sử dụng các loại thuốc điều trị. Mặc dù, ít gặp hơn so với bệnh gout nguyên phát nhưng nó thường nghiêm trọng hơn, vì vậy chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này. 

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh gout thứ phát là gì?
Bệnh gout thứ phát là gì?

1. Bệnh gout là gì

Bệnh gout (gút) hay còn gọi là bệnh thống phong, là sự lắng đọng các tinh thể muối của axit uric vào các mô, thường ở xung quanh và trong các khớp, gây ra tình trạng viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính. 

Hình ảnh chụp X- quang tại ổ khớp viêm, có thể nhìn thấy các tinh thể trong dịch khớp.

Cơn viêm khớp cấp tính thường gặp ở khớp ngón chân cái, có triệu chứng: đau cấp kèm sưng, nóng đỏ tại khớp bị viêm.

Bệnh gout hay gặp ở nam giới nhiều hơn, độ tuổi khởi phát bệnh đối với nam giới thường là độ tuổi trung niên trên 40 tuổi và sau mãn kinh đối với nữ giới.

Sự lắng đọng của các tinh thể acid uric trong mô khớp gây ra cơn đau gout cấp
Sự lắng đọng của các tinh thể acid uric trong mô khớp gây ra cơn đau gout cấp

2. Phân biệt bệnh gout thứ phát và bệnh gout nguyên phát

Bệnh gout được chia làm 2 loại: Gout nguyên phát (là bệnh chủ yếu) và gout thứ phát (ít gặp hơn). Phân biệt được 2 loại bệnh này sẽ rút ngắn được quá trình điều trị.

2.1. Bệnh gout nguyên phát

Bệnh gout (gút) nguyên phát là bệnh gắn liền với hai yếu tố di truyền và cơ địa. 

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout nguyên phát: Trong cơ thể xảy ra quá trình tổng hợp purin nội sinh quá mức, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao và kết tinh thành dạng tinh thể, ứ đọng tại các ổ khớp.

Chế độ ăn uống nhiều chất đạm như gan, các loại hải sản, lòng đỏ trứng… là tác nhân làm bệnh nặng thêm.

Theo thống kê, khoảng 95% nam giới trong độ tuổi từ 30-60 tuổi có nguy cơ bị bệnh gout nguyên phát.

2.2. Bệnh gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát cũng xuất hiện khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên, trong trường hợp này nồng độ acid tăng không phải do quá trình chuyển hóa purin nội sinh, mà đó là hậu quả của một bệnh lý khác gây ra hoặc do sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý này.

Để chữa khỏi bệnh này thì cần phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù, gout thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 5-10%) so với gout nguyên phát, nhưng thường nặng và khó chữa hơn. Theo thống kê, trong nhóm bệnh gout phụ nữ, gout thứ phát lại chiếm tỉ lệ khá cao. Ví dụ trong nghiên cứu của Massé và De Sèze, với gần 500 bệnh nhân, nhận xét:

  • Nam: gout thứ phát chiếm 6%
  • Nữ: gout thứ phát chẩn đoán xác định là 17%.

3. Nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát

Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát là do một số bệnh lý khác hoặc do sử dụng thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể:

3.1. Gout do bệnh thận

Khi nồng độ ure trong máu vượt quá 1g/l thì đa phần bệnh nhân sẽ bị tình trạng tăng acid uric máu kèm theo. Nguyên nhân tăng nồng độ ure máu chủ yếu là do sự tổn thương của cầu thận, dẫn đến quá trình lọc máu bị ảnh hưởng.

Bệnh thận là một trong nhiều nguyên nhân gây ra gout thứ phát
Bệnh thận là một trong nhiều nguyên nhân gây ra gout thứ phát

Ngoài ra, hội chứng tăng acid uric máu còn có thể gặp ở các bệnh nhân đái tháo nhạt.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân khi đến khám vừa gặp vấn đề về bệnh thận, vừa bị gout, nên không thể xác định được gout là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh thận. 

Thống kê từ nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nam giới bệnh gout thường là nguyên nhân, còn đối với nữ giới bệnh gout lại là hậu quả của suy thận.

3.2. Gout thứ phát do các bệnh lý huyết học

Nguyên nhân tăng acid uric trong các nhóm bệnh huyết học là do quá trình thoái hóa nucleoprotein của tế bào mang bệnh hoặc do điều trị bằng các thuốc gây độc tế bào khiến cơ thể tăng sản xuất acid uric.

Tỷ lệ xuất hiện gout thứ phát do nhóm bệnh này khá thấp nhưng diễn biến khá nặng, vì nồng độ acid máu trong nhóm này thường rất cao.

Các bệnh lý huyết học cụ thể gây gout thứ phát bao gồm:

  • Bệnh đa u tủy.
  • Xơ tủy
  • Bệnh lý bạch cầu cấp và mạn dòng lympho hoặc dòng tủy.
  • Bệnh thiếu máu huyết tán: thalassemia, thiếu máu Biermer…

3.3. Gout do thuốc lợi tiểu

Do cơ chế của thuốc lợi tiểu là giảm thể tích máu lưu thông dẫn đến tăng tái hấp thu, giảm thải trừ acid uric một cách gián tiếp, từ đó tăng nồng độ acid uric trong máu. 

Vì thế, sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ làm nặng thêm bệnh gout sẵn có hoặc làm phát sinh thêm bệnh.

Thuốc lợi tiểu khiến cơ thể giảm đào thải acid uric
Thuốc lợi tiểu khiến cơ thể giảm đào thải acid uric

3.4. Mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh tăng huyết áp

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hormon Noradrenalin và Angiotensin II cao ở bệnh nhân huyết áp cao là nguyên nhân tăng acid uric máu do cơ chế giảm bài tiết qua thận.

Các nghiên cứu trên lâm sàng trên các bệnh nhân cao huyết áp cũng chứng minh được, nồng độ acid uric máu ở nhóm bệnh nhân này cao hơn so với người bình thường.

3.5. Một số nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát khác

  • Bệnh cường giáp: hiếm gặp hơn bệnh giả gout (tinh thể calci)
  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Những người mắc hội chứng chuyển hóa như: tăng insulin máu và sự đề kháng insulin
  • Người phải dùng corticoid liều cao và kéo dài
  • Bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng phương pháp xạ trị và hóa trị

Bệnh gout thứ phát nếu phát hiện được nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Do vậy, nếu phát hiện ra các triệu chứng của bệnh hãy đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về bệnh Gout thứ phát.

Chung tay đẩy lùi bệnh Gout, gọi điện ngay tới hotline dưới đây để được các chuyên gia tư vấn chính xác hơn nhé!

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay thì đừng ngại like và chia sẻ để nhiều người hiểu rõ về bệnh gout nha. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận