Bệnh gout uống rượu bia gây ra tác hại như thế nào?

Uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vậy tại sao rượu bia làm tăng nguy cơ bệnh gout? Khi bị bệnh gout uống rượu bia gây ra tác hại gì? Người bị bệnh gout có uống rượu vang được không? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi này.

Mục lục [ Ẩn ]
Uống rượu bia làm tăng nguy cơ bị bệnh gout
Uống rượu bia làm tăng nguy cơ bị bệnh gout

1. Nguyên nhân của bệnh gout là gì?

Bệnh gout (hay bệnh gút) là một bệnh lý xương khớp phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, khiến chúng lắng đọng thành các tinh thể acid uric trong khớp, gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại nhiều khớp trong cơ thể, đặc biệt là khớp ngón chân cái.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein và purin
  • Thường xuyên uống rượu bia
  • Thừa cân béo phì
  • Mắc các bệnh lý về thận làm giảm khả năng đào thải acid uric
  • Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu (aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp…)
  • Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gout

2. Tại sao uống rượu bia làm tăng nguy cơ bệnh Gout

Như đã trình bày ở trên, rượu bia là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. 

2.1. Bia là nguồn cung cấp acid uric dồi dào

Đây chính là nguyên nhân khiến rượu bia làm tăng nguy cơ bị gout.

Thứ nhất, acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Thông thường chúng sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Khi sử dụng quá nhiều các đồ uống chứa nhiều purin dẫn đến tăng acid uric trong máu. 

Bia là một trong những loại đồ uống cung cấp một lượng purin khá lớn và trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh gout.

Thứ hai, bản chất của gout là sự rối loạn chuyển hóa thành phần nhân tế bào trong thực phẩm. Do vậy, những loại đồ uống, thực phẩm chứa nhiều nhân và nấm men là những nguồn thực phẩm mà bệnh nhân gout phải tuyệt đối tránh xa.

Trong khi đó, bia là thức uống lên men từ mầm lúa mạch, đặc biệt là bia tươi và bia hơi lại càng chứa nhiều nấm men. 

Thứ ba, các món ăn kèm trên bàn nhậu thường là những món ăn giàu đạm, chứa một lượng purin vô cùng lớn: thịt bê, thịt dê, thịt bò, hải sản…

Theo thống kê của chuyên gia Hoa Kỳ, những người uống nhiều hơn 2 cốc bia mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 2,5 lần người không uống.

Lượng acid uric máu tăng cao sau mỗi cuộc nhậu khiến thận không đào thải kịp thời gây lắng đọng tinh thể urat tại các khớp. Đây là lý do tại sao khi người bị bệnh gout uống rượu bia thì cơn gout cấp thường kéo đến rất nhanh và dữ dội.

Bia là loại đồ uống cung cấp acid uric dồi dào
Bia là loại đồ uống cung cấp acid uric dồi dào

2.2. Rượu là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa trong máu

Mặc dù, rượu không phải là nguồn cung cấp purin dồi dào như bia, nhưng nó sẽ gây ức chế hoạt động chức năng của gan và thận, gây mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể.

Uống nhiều rượu là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng bài xuất acid uric tại ống thận, từ đó gây tích lũy acid uric trong cơ thể.

Do vậy rượu không chỉ làm tăng lượng acid uric trong máu mà còn làm các tinh thể này dễ dàng lắng đọng tại các tổ chức, gây ra cơn đau gout cấp và tăng nguy cơ gây sỏi thận.

Do vậy người bị bệnh gout uống rượu bia sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

3. Người bị bệnh gout uống rượu bia sẽ ra sao?

Như đã trình bày ở trên, uống rượu bia làm tăng nguy cơ bệnh gout. Vậy người đã mắc bệnh gout uống rượu bia sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

Theo thống kê có khoảng 14,18% trường hợp gout cấp có liên quan đến việc uống rượu bia. Tỷ lệ này cao hơn 10% so với các yếu tố nguy cơ khác như ăn nhiều thực phẩm giàu purin hay thừa cân béo phì.

Ngoài ra, uống rượu bia thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout sau 40 tuổi, khiến bệnh gout ngày càng trẻ hóa.

4. Người bị bệnh gout có được uống rượu vang không?

Như vậy, người bị bệnh gout uống rượu bia là điều không thể, nhưng nhiều người còn thắc mắc “bệnh gout có uống được rượu vang không?”

Vì nhiều ý kiến cho rằng rượu vang tốt cho sức khỏe nên uống một lượng vừa phải sẽ không làm tăng lượng acid uric trong máu. 

Tuy nhiên người bệnh gout không nên uống rượu vang hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào. Trên thực tế rất khó để có thể xác định được ngưỡng sử dụng rượu vang an toàn cho người mắc bệnh gout.

Do đó, để đảm bảo người bệnh không bị cơn gout cấp tấn công thì tốt nhất bạn không nên uống rượu vang.

Người bị bệnh gout không nên uống bất kỳ loại đồ uống nào có cồn, kể cả rượu vang
Người bị bệnh gout không nên uống bất kỳ loại đồ uống nào có cồn, kể cả rượu vang

5. Cách phòng ngừa bệnh gout cho người thường xuyên uống rượu bia

Uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, vì thế cách tốt nhất để phòng tránh bệnh gout là người bệnh phải hạn chế uống rượu bia. Đặc biệt với những người đang bị bệnh gout thì phải tuyệt đối tránh xa bia, rượu và các thức uống có cồn.

Vì thế cách đầu tiên để phòng ngừa bệnh gout chính là cai rượu bia.

5.1. Cai rượu bia

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ giúp người bị bệnh gout có thể cai rượu

  • Đầu tiên, bạn cần đặt ra một lộ trình cắt giảm rượu bia từ từ, cho tới khi cắt bỏ được hoàn toàn. Trong quá trình này bạn nên nhờ người thân trong gia đình hỗ trợ.
  • Trong trường hợp bắt buộc phải uống rượu thì nên chọn loại rượu nhẹ và chỉ uống giới hạn 1 ly. Trong khi uống cần ăn nhẹ vì nó sẽ giúp cơ thể giảm hấp thu ethanol. Sau đó hãy uống thật nhiều nước để tăng đào thải rượu.
  • Thay vì uống rượu bia, bạn nên uống nước lóc, các loại nước ép hoa quả, nước dừa, nước lá vối…
Trong quá trình cai rượu bạn nên uống nhiều nước lọc hơn
Trong quá trình cai rượu bạn nên uống nhiều nước lọc hơn

5.2. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Ngoài hạn chế uống rượu bia, để phòng ngừa bệnh gout bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối giữa ăn uống và tập luyện. Điều này không chỉ giúp bạn phòng tránh bệnh gout mà còn giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh được nhiều bệnh khác.

Các lưu ý trong chế độ ăn cho người đang có nguy cơ bị bệnh gout:

  • Không nên bỏ bữa hoặc nhịn đói.
  • Không ăn các loại thức ăn gây kích ứng dạ dày như ớt, hạt tiêu, các loại rau củ muối chua.
  • Hạn chế những món ăn từ nội tạng động vật, thực phẩm giàu đạm.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao vừa sức.
  • Chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh gout, phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

5.3. Sử dụng dược liệu Cao gắm giúp phòng tránh bệnh gout

Các tác dụng của cao gắm trong điều trị và ngăn ngừa bệnh gout bao gồm:

Tăng bài xuất  acid uric, giảm nồng độ acid uric trong máu

Các thành phần trong cao gắm có tác dụng hòa tan tinh thể muối urat (muối của acid uric) ở các khớp thành phần tử nhỏ, từ đó giúp những tinh thể này được vận chuyển đến thận và được đào thải ra bên ngoài. Nhờ vậy nên cao gắm có tác dụng phòng chống bệnh gout.

Giảm bớt triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau do gout

Khi sử dụng cao gắm thường xuyên, những triệu chứng đau nhức, nóng đỏ tại các khớp được giảm đi rất nhiều. Điều này là do trong thành phần cao gắm có chứa resveratrol thuộc nhóm polyphenol từ thực vật.

Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, giảm sưng, giảm đau và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Điều tiết và cân bằng lượng acid uric trong cơ thể

Cao gắm không chỉ giúp phòng tránh, điều trị mà còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự tái phát của bệnh Gout, nhờ vào tác dụng bổ gan thận, hỗ trợ tăng cường khả năng đào thải axit uric ở thận. Nhờ ưu điểm này mà cao gắm được khuyên dùng cho người đang bị bệnh gout và người đang có nguy cơ bị gout tấn công.

Hình ảnh cây cao gắm trong tự nhiên
Hình ảnh cây cao gắm trong tự nhiên

Từ các thông tin trên, đã cho thấy các tác hại khi người bị bệnh gout uống rượu bia và rượu bia làm tăng nguy cơ bệnh gout như thế nào. Vì thế bạn nên tránh xa rượu bia càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

 

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận