Bệnh gout và bệnh tiểu đường – Mối liên hệ liên hệ mật thiết

Bệnh gout và bệnh tiểu đường là hai bệnh lý mạn tính khó điều trị, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.Bệnh gout và bệnh tiểu đường có mối liên quan như thế nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh gout và bệnh tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau
Bệnh gout và bệnh tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau

1. Khái niệm bệnh Gout và bệnh tiểu đường

Bệnh gout và bệnh tiểu đường là hai bệnh ngày càng phổ biến ở xã hội hiện nay. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là những người trong độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi), tuy nhiên nhóm đối tượng này đang ngày càng trẻ hóa. Trong đó:

  • Bệnh gout: Là một bệnh rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tình trạng nồng độ acid uric trong máu tăng cao, gây lắng đọng các tinh thể acid uric hoặc muối urat tại ổ khớp. Triệu chứng điển hình của bệnh gout là sưng, nóng, đỏ, đau tại các ngón chân cái.
  • Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đây cũng là căn bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng đường trong máu vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân có thể là do cơ thể thiếu hoặc giảm nhạy cảm với hormone insulin.

Bệnh gout và tiểu đường đều là các bệnh mạn tính, khó điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Ở những người mắc cùng lúc 2 bệnh này sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, gây tốn thời gian, công sức và tiền bạc.

2. Mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh tiểu đường

Theo các bác sĩ, bệnh gout và bệnh tiểu đường type 2 có mối liên quan mật thiết với nhau. Những nghiên cứu cho thấy, đa số người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị bệnh gout và ngược lại.

Mối quan hệ này có thể được lý giải như sau:

2.1. Bệnh gout làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu lâm sàng trên 35000 người mắc bệnh gout tại Anh cho thấy: 

Khoảng 71% số phụ nữ mắc bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và con số này ở đàn ông là 22%.

Nguyên nhân được cho là:

  • Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, ví dụ như béo phì.
  • Các viêm nhiễm do bệnh gout cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Ngoài ra, nồng độ acid uric trong máu cao gây ra tình trạng kháng insulin – là nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường tuyp 2.

Bên cạnh đó, bệnh gout còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như mỡ máu, cao huyết áp… gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Vì thế cần kiểm soát tốt bệnh gout, tránh để bệnh tiến triển xấu và làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh khác.

Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh gout và bệnh tiểu đường
Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh gout và bệnh tiểu đường

2.2. Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout?

Bệnh gout làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vậy khi mắc bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ bị bệnh gout hay không?

Theo nghiên cứu, người bị đái tháo đường tuýp 2 thường có nồng độ acid uric trong máu tăng cao và ngược lại. Tuy nhiên người có acid uric máu cao chưa chắc đã bị bệnh gout, nhưng khi nồng độ axit vẫn tiếp tục tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Ở bệnh nhân đái tháo đường, cần sử dụng insulin ngoại sinh để giảm đường huyết, khiến nồng độ insulin trong máu tăng.

Bệnh gout có liên quan đến hormone insulin, khi nồng độ insulin trong máu quá cao sẽ ngăn cản quá trình bài tiết acid uric ở thận, do đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu. 

Đồng thời sự tăng insulin cũng làm hoạt hóa enzyme shunt hexose phosphate thúc đẩy quá trình tổng hợp và chuyển hóa purin trong cơ thể, từ đó tăng tạo thành acid uric.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác thuốc điều trị đái tháo đường cũng có tác dụng điều chỉnh nồng độ acid uric trong máu, ví dụ empagliflozin.

Vì thế bệnh gout và bệnh tiểu đường thường là hai bệnh xuất hiện đồng thời cùng nhau, nhất là trên bệnh nhân béo phì.

3. Thực đơn cho người bệnh gout và bệnh tiểu đường

Như đã trình bày ở trên bệnh gout và bệnh tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người mắc cùng lúc cả 2 bệnh cần xây dựng một thực đơn giúp kiểm soát lượng đường và lượng acid uric trong máu.

Thực đơn cho người bệnh gout và bệnh tiểu đường cần chú ý các điểm sau:

3.1. Người bị bệnh gout và bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Các loại thực phẩm mà người bị bệnh gout và bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ (dứa, cần tây, cà rốt, dưa chuột…): Chất xơ có tác dụng giảm hấp thu acid uric trong máu, giảm hấp thu cholesterol ở ruột. Ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế cơn đau gout cấp và ổn định đường máu. 
  • Thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, hạt óc chó, đậu nành…): Omega 3 có vai trò giúp cơ thể giảm sự đề kháng insulin, ổn định đường huyết và giúp hỗ trợ giảm sưng, chống viêm giảm đau cho người bị bệnh gout. 
  • Thực phẩm giàu anthocyanin (cà tím, lựu, đào, mận, việt quất, anh đào): Anthocyanins giúp ngăn ngừa sự kết tinh của acid uric ở các khớp và có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Trái cây giàu anthocyanin
Trái cây giàu anthocyanin

3.2. Người mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Khi bị tiểu đường và bệnh gout, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giàu purin (hải sản, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ): Những loại thực phẩm này làm tăng acid uric máu nên làm bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thức ăn nhiều đường kể cả các loại trái cây tươi: ăn quá nhiều đồ ngọt khiến đường huyết tăng cao và tạo ra nhiều acid uric trong quá trình chuyển hóa. Người bị bệnh gout và bệnh tiểu đường cần tránh ăn chuối, mít, sầu riêng, vải, nhãn, các loại quả sấy khô, nước ngọt đóng chai, bánh kẹo…
Các loại trái cây nhiều đường và ít đường - người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý
Các loại trái cây nhiều đường và ít đường - người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý
  • Rượu bia: Bia là nguồn cung cấp acid uric dồi dào, rượu gây ức chế quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể và gây rối loạn chuyển hóa đường. Do đo người bị bệnh gout và bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tránh xa rượu bia.

Ngoài chế độ ăn, người mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường cần có một chế độ sinh hoạt khoa học điều độ như thường xuyên tập thể dục, thể thao, ăn ngủ đúng giờ, không hút thuốc là hoặc sử dụng chất kích thích…

Khi phát hiện bản thân bị bệnh gout, bạn nên chữa trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính khác.

Trên đây là tất cả các thông tin mà bạn cần biết về bệnh gout và bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận