Bệnh gút có ăn được xôi không? Lời giải chi tiết

Người bị bệnh gút luôn phải tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt để không khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nhiều người bệnh đã phải từ bỏ các món ăn yêu thích của mình vì nó không tốt cho bệnh gút. Bệnh gút có được ăn xôi không là câu hỏi mà nhiều người bệnh luôn thắc mắc. Hãy tìm lời giải chi tiết trong bài viết này ngay nhé

Mục lục [ Ẩn ]
Xôi là một món ăn yêu thích của nhiều người, nên khi bị gút nhiều người không biết có được ăn xôi hay không
Xôi là một món ăn yêu thích của nhiều người, nên khi bị gút nhiều người không biết có được ăn xôi hay không

1. Người bị bệnh gút có ăn được xôi không?

Xôi là một món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đây là một món ăn tiện lợi được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp, kết hợp với rất nhiều loại nguyên liệu thơm ngon và đa dạng đã tạo nên một món ăn mang đậm bản sắc  dân tộc.

Xôi trở thành yêu thích của nhiều người vào mỗi buổi sáng, buổi trưa và thậm chí là cả buổi tối. Thế nhưng khi bị bệnh gút có được ăn xôi không là câu hỏi mà nhiều người bệnh vô cùng quan tâm.

Về cơ bản xôi có nguyên liệu chính là gạo nếp, đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng purin không quá cao. Dựa vào kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, một đĩa xôi nhỏ sẽ cung cấp khoảng 600 calo.

Vì thế đáp án của câu hỏi bệnh gút có được ăn xôi không là “có thể”. Tuy nhiên người bệnh gút cần có chế độ ăn hợp lý, không nên ăn quá nhiều xôi trong tuần.

2. Người bị bệnh gout khi ăn xôi cần lưu ý gì?

Dù đã có đáp án cho câu hỏi bệnh gút có ăn được xôi không, người bệnh cũng không nên chủ quan mà ăn quá nhiều xôi. Dù xôi không gây hại cho sức khỏe của người bệnh gút, nhưng chúng ta chỉ nên bổ sung xôi vào một số bữa ăn trong tuần.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn xôi cho người bệnh gút để không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng bệnh.

  • Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn xôi liên tục, vì đây là loại thực phẩm có calo cao (600 calo cho một đĩa xôi nhỏ, trong khi một bát phở chỉ có 400 calo). Ăn quá nhiều xôi liên tục sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, nóng trong, ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa. Vậy nên người bị bệnh gút chỉ nên ăn tối đa 2 bữa xôi/tuần.
  • Bệnh nhân gút không được ăn xôi cùng các thực phẩm có lượng purin cao như xúc xích, lạp xưởng, ruốc (chà bông), thịt bò…
  • Với bệnh nhân gout bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc mỡ máu cao, béo phì không nên ăn xôi, vì xôi có thể khiến các căn bệnh này tiến triển nặng hơn.
  • Khi ăn xôi, người bệnh nên ăn cùng các loại salad hoặc dưa chuột để giảm cảm giác ngán cũng như tăng lượng chất xơ trong bữa ăn.

Bởi vì chế độ ăn quyết định một phần rất lớn đến tiến triển của bệnh, nên người bị gút cần cố gắng tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Người bị gút cần hạn chế ăn xôi với các món ăn nhiều purin như xúc xích, lạp xưởng...
Người bị gút cần hạn chế ăn xôi với các món ăn nhiều purin như xúc xích, lạp xưởng...

3. Liệu người bệnh gout có ăn được bánh chưng không?

Bên cạnh câu hỏi người bị bệnh gút có ăn được xôi không, câu hỏi người bệnh gút có được ăn bánh chưng vào dịp tết không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Bởi vì bánh chưng là một món ăn cổ truyền của dân tộc ta vào mỗi dịp tết, thế nên nhiều người bệnh có mong muốn được ăn bánh chưng vào dịp tết nhưng lại lo lắng không biết ăn bánh chưng có làm bệnh gút tiến triển xấu đi hay không.

Trên thực tế, người bệnh gút cần hạn chế ăn bánh chưng vì bánh chưng có thể làm tăng nguy cơ sưng viêm và chứa lượng calo rất cao. Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50g cung cấp khoảng 150 calo, tương đương với bạn ăn lưng bát cơm gạo tẻ.

Tuy nhiên, vào dịp tết bệnh nhân gút vẫn có thể ăn một lượng nhỏ bánh chưng nếu áp dụng các điểm cần lưu ý sau:

  • Không ăn bánh chưng rán, nhất là bệnh nhân gout kèm cao huyết áp, béo phì
  • Chỉ nên ăn bánh chưng vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
  • Khi đã ăn bánh chưng thì không nên ăn kèm các loại tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì…
Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn bánh chưng
Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn bánh chưng

Trên đây là tất cả thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được xôi không. Mong rằng qua bài viết, kết hợp cùng chế độ ăn cho người bệnh gút bạn có thể xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, góp phần đẩy lùi căn bệnh này.

Khi phát hiện bản thân bị bệnh gout, bạn nên chữa trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính khác.

Trên đây là tất cả các thông tin mà bạn cần biết về bệnh gout và bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 3.6 (5 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận