Bệnh gút ở người cao tuổi: các lưu ý khi điều trị

Bệnh gout hay bệnh gút ở người cao tuổi thường có nguyên nhân do chế độ ăn uống không khoa học hoặc do biến chứng của các bệnh lý khác. Để điều trị bệnh lý này bên cạnh việc sử dụng thuốc cần xây dựng lối sống lành mạnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh gout ở người cao tuổi.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh gút ở người cao tuổi
Bệnh gút ở người cao tuổi

1. Dấu hiệu bệnh gút ở người cao tuổi

Người cao tuổi có sức khỏe suy yếu và hệ miễn dịch suy giảm hơn so với người trẻ. Vì thế, triệu chứng bệnh gút ở người cao tuổi thường nghiêm trọng và tiến triển dai dẳng hơn.

Một số triệu chứng và dấu hiệu có thể xuất hiện ở người cao tuổi bị gút như:

  • Khớp sưng đỏ, đau dữ dội, thường xảy ra vị trí ngón chân cái. Cơn đau thường kéo dài trong 4 - 12 giờ, sau đó thuyên giảm dần
  • Tình trạng viêm ở các khớp, khi sờ vào thấy khớp ấm và mềm, tình trạng này có thể kéo dài trong 1 hoặc nhiều tuần
  • Khó khăn khi đi lại
  • Một số trường hợp có xuất hiện hạt tophi ở khớp

2. Nguyên nhân bệnh gút thường gặp ở người cao tuổi

Có nhiều lý do để giải thích cho việc bệnh gút thường gặp ở những người độ tuổi trung niên và cao tuổi. Lý do đầu tiên chính là do người cao tuổi sẽ xuất hiện các rối loạn chuyển hóa. 

Bệnh nhân gút có thể bị rối loạn đạm kết hợp với nhiều bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, béo phì, xơ vữa động mạch,... Những rối loạn này khi phối hợp làm cho bệnh tiến triển nhan và nặng hơn

Người già các cơ quan trong cơ thể suy giảm gây ra hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, suy thận, sỏi thận, tim mạch,... Các bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển hóa đạm và giảm khả năng đào thải acid uric. Khi acid uric không được đào thải nó tích tụ tại các khớp gây ra bệnh gút

Acid uric không được đào thải mà tích tụ tại các khớp
Acid uric không được đào thải mà tích tụ tại các khớp

Những người cao tuổi thường có xu hướng lười vận động, cùng với đó là chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học như uống ít nước, ăn nhiều đạm, hay lo lắng căng thẳng. Đây cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ hình thành bệnh gút ở người cao tuổi.

Ngoài ra chế độ sử dụng thuốc ở người già cũng là nguyên nhân tăng acid máu. Càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh vì thấy thường phải sử dụng nhiều thuốc khác nhau. Một số thuốc làm hạn chế bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể, do đó tích tụ acid uric trong các khớp gây ra bệnh gút

3. Biến chứng bệnh gút ở người già

Ở người già, bệnh gút không gây ra những biến chứng trên hệ xương khớp mà nó có thể tiến triển phức tạp, ảnh hưởng đến cả hoạt động của thận, huyết áp và tim mạch.

  • Hạt tophi: Khi các tinh thể muối urat bám chặt vào khớp làm hình thành hạt tophi. Sự xuất hiện của chúng làm khớp đau nhức dữ dội, giảm khả năng vận động và nguy cơ biến dạng khớp
  • Tàn phế: Gút ở giai đoạn cuối có tiến triển nhanh chóng và khi các hạt tophi xuất hiện ở nhiều vị trí các khớp có thể làm tăng nguy cơ tàn phế, mất hẳn chức năng vận động
  • Sỏi thận: Khi nồng độ acid uric trong thận cao, các tinh thể muối urat bị kết tính tại đây và hình thành sỏi thận. Cũng có thể xuất hiện sỏi ở bàng quang và niệu đạo
  • Các biến chứng khác: Tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận,...
Biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường

4. Tại sao gút ở người già dễ nhầm với các bệnh khớp khác?

Bệnh gút ở người cao tuổi có nhiều biểu hiện kín đáo, không điển hình dẫn tới khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh khớp khác. Chỉ khi bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm với những triệu chứng biểu hiện rõ mới phát hiện, lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn.

5. Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi

Để điều trị bệnh gút ở người cao tuổi, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:

5.1. Thuốc điều trị cơn gút cấp

Các thuốc được dùng để giảm đau cho cơn đau gút cấp:

  • Thuốc NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid): Đây là lựa chọn đầu tay khi điều trị đau do bệnh gút. Bằng cách ức chế thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm - prostaglandin, NSAIDs có tác dụng giảm đau. 
  • Corticosteroid: Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với NSAIDs, bác sĩ có thể chỉ định Prednisolon - một loại corticoid. Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như suy thượng thận, tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing và gây hư hại các khớp khỏe mạnh. Vì thế, bạn không được tự ý sử dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ
  • Colchicine: Đây là thuốc giảm đau đặc hiệu với bệnh gút, cơ chế của nó là ức chế sự di chuyển của bạch cầu kết hợp với ức chế tinh thể urat. Lưu ý các tác dụng không mong muốn của nhóm này như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

5.2. Thuốc ngăn bệnh tiến triển

Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên có thể làm cho bệnh gút tiến triển nhanh chóng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số thuốc thường được chỉ định để phòng ngừa tiến triển của bệnh như:

Sử dụng các thuốc ngăn bệnh tiến triển
Sử dụng các thuốc ngăn bệnh tiến triển
  • Thuốc tăng đào thải acid uric: Các thuốc tăng đào thải acid uric thường được sử dụng trong bệnh gút như Lesinurad, Probenecid. Chúng có tăng đào thải acid uric qua thận để giữ nồng độ acid uric cân bằng trong máu.

Sử dụng đều đặn thuốc có thể ngăn ngừa gút cấp, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Khi sử dụng nhóm thuốc này lưu ý về các tác dụng như sỏi thận, phát ban da và đau dạ dày

  • Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric: Nhóm thuốc này là các Xanthine oxidase (XOIs). Cơ chế là ức chế enzym sản xuất acid uric nhờ đó duy trì nồng độ acid uric cân bằng trong máu. Các thuốc thuộc nhóm này, đặc biệt là Febuxostat khi sử dụng có thể làm suy giảm chức năng gan, phát ban, buồn nôn và tăng nguy cơ đột quỵ

Việc điều trị ở người cao tuổi thường khó khăn và hiệu quả không cao do nhiều nguyên nhân như tương tác với các thuốc khác đang sử dụng, không đáp ứng với thuốc,... Vì thế người bệnh nên tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với xây dựng lối sống, chế độ sinh hoạt hợp lý.

6. Xây dựng lối sống cho người già bị gút

Có thể nói lối sống là một trong những yếu tố có liên quan trực tiếp tới nồng độ acid uric, tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh gút. Một chế độ sinh hoạt phù hợp kết hợp với việc sử dụng thuốc có thể kiểm soát bệnh và hạn chế những cơn đau gút cấp. Người cao tuổi nên lưu ý xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống như sau:

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, tình trạng thừa cân béo phì có thể khiến cơ thể sản sinh nhiều acid uric
Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý
Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày từ 20 - 30 phút để cải thiện chức năng vận động của các khớp cũng như tăng quá trình đào thải của thận và giảm các rối loạn chuyển hóa
  • Hạn chế thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi vì chúng có thể kích thích cơn đau gút bùng phát và làm cho nó diễn biến phức tạp hơn
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin, nước uống có chứa chất kích thích, rượu bia,...
  • Bổ sung thịt trắng, rau xanh, sữa, đậu và các loại trái cây ít đường
  • Uống nhiều nước 2 - 3l hàng ngày để tăng quá trình đào thải của thận, ngăn biến chứng sỏi thận.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh gút ở người cao tuổi, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc cho chính mình và người thân. Nếu bạn hoặc người nhà đang gặp “rắc rối” với bệnh gút, liên hệ ngay hotline 0768 299 399 để gặp các chuyên gia của chúng tôi.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận