Người bị gút có ăn được mì tôm không? Muốn ăn phải làm sao?

Mì tôm là một món ăn quen thuộc với hương vị thơm ngon, chế biến đơn giản nhanh chóng, nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên đây không phải là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Vậy người bị gút có ăn được mì tôm không và nếu người bị gout muốn ăn mì tôm thì phải làm sao?

Mục lục [ Ẩn ]
Khi bị gout nhiều người rất thèm ăn mì tôm nhưng lại thắc mắc "bị gút có ăn được mì tôm không"
Khi bị gout nhiều người rất thèm ăn mì tôm nhưng lại thắc mắc "bị gút có ăn được mì tôm không?"

1. Thành phần thường có trong mì tôm

Mì tôm hay mì ăn liền là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, vì chế biến nhanh chóng, đơn giản, mùi vị đa dạng hấp dẫn.

Tuy nhiên đây vẫn luôn là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hạn chế sử dụng.

Tùy vào từng loại mì và hương vị mà trong gói mì tôm sẽ có thành phần dinh dưỡng và hàm lượng khác nhau. Thông thường một gói mì tôm có khối lượng 43g sẽ bao gồm các thành phần tương đối sau:

  • Lượng calo hấp thụ: 385 kcal.
  • Chất béo: 14,5g
  • Carbohydrate: 55,7g
  • Protein: 7,9g
  • Natri: 786mg
  • Chất béo bão hòa no: 6,5 g

Dựa vào các thành phần này, mì tôm được đánh giá là loại thực phẩm nhiều calo với hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng lại có nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Những tác hại cụ thể của mì tôm đối với sức khỏe và người bị bệnh gút có ăn được mì không?

2. Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn nhiều mì tôm

Bởi vì các thành phần thường có trong mì tôm, cũng như cách chế biến thường phải sử dụng một lượng dầu lớn nên sẽ gây ra không ít tác hại đến sức khỏe. Một số tác hại của mì tôm đến sức khỏe mà chúng ta cần phải cảnh giác, đặc biệt là người bị gout:

  • Mì tôm gây nóng trong người
  • Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng nếu sử dụng thường xuyên thay bữa ăn chính 
  • Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, thận hư
  • Dễ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương hơn 
  • Tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì
  • Tạo ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày.
  • Tăng nguy cơ hình thành ung thư, nhất là ung thư trực tràng.

Như vậy nếu ăn quá nhiều mì tôm có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, gây hại cho sức khỏe, trong đó có cả những người bị gout.

Mì tôm là loại thực phẩm có nhiều tác hại hơn là lợi ích cho sức khỏe
Mì tôm là loại thực phẩm có nhiều tác hại hơn là lợi ích cho sức khỏe

Vậy bệnh nhân mắc bệnh gout có ăn được mì tôm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

3. Người bị gút có ăn được mì tôm không? Vì sao?

Như chúng ta đã biết, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout, hỗ trợ quá kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh này.

Việc tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế đáp án cho câu hỏi người bị gút có ăn được mì tôm không là cần hạn chế ăn mì tôm - loại thực phẩm không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Các nguyên nhân khiến người bị gút không được ăn mì tôm bao gồm:

  • Mì tôm chứa nhiều chất béo bão hòa: Đây là những loại chất béo gây hại cho cơ thể, làm cản trở quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Từ đó ăn nhiều mì tôm có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng gout cấp, khiến cho tình trạng sưng viêm và đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
  • Mì ăn liền là loại thực phẩm nhiều muối: Trong quá trình chế biến, mì tôm thường được tẩm ướp với nhiều gia vị, nhất là muối. Việc thu nạp một lượng muối cao sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thận, giảm tốc độ đào thải acid uric dư thừa. Từ đó dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp, gây hình thành hạt tophi và dễ bị sỏi thận trên bệnh nhân gout.
  • Trong mì tôm thường có thành phần phosphat, chất này có tác dụng cải thiện mùi vị cho món ăn, tuy nhiên nó có nguy cơ tiềm ẩn gây loãng xương cho người sử dụng.
  • Mì tôm không cung cấp được các dưỡng chất tốt cho xương như canxi hay vitamin D.
Trong mì tôm thường chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe như muối, chất bảo quản, gia vị cay nóng
Trong mì tôm thường chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe như muối, chất bảo quản, gia vị cay nóng

4. Tác hại của mì tôm đối với người bị gout

Để bạn đọc hiểu rõ hơn lý do vì sao đáp án cho câu hỏi người bị gút có ăn được mì tôm không lại là “không”, bài viết sẽ giúp bạn chỉ ra các tác hại cụ thể khi người mắc bệnh gout ăn mì tôm:

  • Giảm khả năng và tốc độ đào thải acid uric tại thận do đó có thể tăng nguy cơ bùng phát cơn gout cấp
  • Ảnh hưởng đến chức năng thận, lâu dần có thể gây hình thành sỏi thận trên bệnh nhân gout.
  • Tăng tạo phản ứng viêm, khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng cơn đau do gout.
  • Gây dư thừa cân nặng, khiến người mắc bệnh gout dễ bị thừa cân béo phì, làm tăng áp lực tác động đến các khớp bị viêm.
  • Không có giá trị dinh dưỡng nên không cung cấp được các dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân gout.
ăn nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể muối urat tại các ổ khớp
ăn nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể muối urat tại các ổ khớp

5. Người bị gout thèm mì tôm quá phải làm sao?

Mặc dù biết ăn mì tôm không tốt cho sức khỏe và đã có đáp án cho câu hỏi người bị gút có ăn được mì tôm không thì nhiều người vẫn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của gói mì ăn liền. Vậy khi đó người bệnh gout phải làm sao để hạn chế tác hại của việc ăn mì đối với sức khỏe?

5.1. Cách nấu mì tôm cho người bị gout

Bởi vì mì tôm là một loại thực phẩm tiện lợi với hương vị thơm ngon, kích thích cảm giác thèm ăn, nên có nhiều người khó cưỡng lại cảm giác thèm ăn là điều dễ hiểu.

Mặc dù người bị bệnh gout không nên ăn mì tôm, nhưng thi thoảng mới ăn một lượng nhỏ mì tôm sẽ không gây ra quá nhiều tác hại đối với sức khỏe người bệnh.

Đề hạn chế tác hại của mì tôm đối với sức khỏe người bệnh gout, bạn có thể chế biến mì tôm theo cách sau:

  • Chỉ ăn một lượng mì phù hợp: Nếu không thể chống lại cảm giác thèm mì tôm, bạn có thể ăn một nửa gói mì thay vì ăn cả gói, đồng thời một tháng cũng chỉ nên ăn tối đa 2 lần.
  • Không sử dụng gói gia vị mì tôm có sẵn: Vì đa số các gói gia vị mì tôm đều chứa các chất béo xấu, gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric, nên bạn cần bỏ qua gói gia vị khi ăn mì ăn liền.
  • Nấu mì ăn liền đúng cách: Khi nấu mì, bạn cần trụng mì qua nước sôi 1 lần và đổ nước này đi để loại bỏ bớt chất béo và các thành phần có hại trong mì tôm. Sau đó mới bắt đầu nấu mì bằng nước lần thứ 2.
  • Thêm nhiều rau xanh khi ăn mì tôm: Việc bổ sung rau xanh sẽ giúp bổ sung chất xơ mà mì tôm đang thiếu và giảm lượng chất béo xấu. Chưa kể ăn nhiều rau xanh cùng mì tôm sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, giảm chứng táo bón, khó tiêu.
  • Ăn thêm thịt lợn nạc, ức gà để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước và thực phẩm có tính mát như rau củ quả, trái cây: Điều này vừa giúp hạn chế tình trạng nóng trong vừa giúp hỗ trợ đào thải acid uric và các chất có hại khi ăn mì tôm.
Nên trụng mì trước khi nấu để loại bỏ bớt những chất không tốt cho sức khỏe
Nên trụng mì trước khi nấu để loại bỏ bớt những chất không tốt cho sức khỏe

Những cách nêu trên sẽ giúp người bệnh gout hạn chế được tác hại của mì tôm, tuy nhiên ăn mì tôm vẫn là điều không nên khi bạn đang bị bệnh gout hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

5.2. Những loại mì thay thế cho mì tôm

Thay vì phải băn khoăn với câu hỏi “ bị gout có ăn được mì tôm không?” thì bạn có thể thay thế bằng các loại mì khác tốt cho sức khỏe hơn. Bởi vì đa phần các loại mì này ít sử dụng chất béo và muối thay vào đó là chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, những loại mì này thường phải chế biến cầu kỳ hơn mì tôm và hương vị phụ thuộc vào người chế biến.

Bạn có thể thay thế mì tôm bằng một số loại mì sau, để hạn chế tác hại đến sức khỏe:

  • Mì gạo: Loại mì được chế biến từ bột gạo tẻ không chứa purin và chất béo nên rất phù hợp với người bị gout.
  • Mì gạo lứt: Gạo lứt là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh gout, nó giúp tăng đào thải acid uric, giúp giảm đau khớp, chống viêm. Không những thế, gạo lứt còn chứa một lượng lớn canxi, magie giúp xương chắc khỏe, giúp kiểm soát cân nặng. Vì thế người bệnh gout có thể yên tâm sử dụng loại mì này.
  • Mì rau củ: Các loại mì rau củ thường được làm từ bột gạo tẻ và bột hoặc nước ép rau củ, nên nó có thể cung cấp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cho người bệnh. Một số loại mì rau củ được nhiều người ưa chuộng như mì chùm ngây, mì bí đỏ, mì khoai lang…
Một số loại mì tốt cho sức khỏe hơn, có thể thay thế mì tôm
Một số loại mì tốt cho sức khỏe hơn, có thể thay thế mì tôm

Trên đây là các thông tin cần thiết giúp bạn trả lời câu hỏi, người bị gút có ăn được mì tôm không. Mong rằng qua bài viết bạn đã thu được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân.

Nếu bạn đang bị bệnh gout “hành hạ” mà chưa tìm được cách điều trị phù hợp hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0768.299.399để được các chuyên gia xương khớp tư vấn MIỄN PHÍ và cụ thể nhất nhé.

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận