Bông cải xanh - Lợi ích sức khỏe thần kỳ và lưu ý khi dùng

Bông cải xanh có tác dụng gì? Ăn bông cải xanh có tốt không? Ăn bông cải xanh mỗi ngày được không? Tác hại của bông cải xanh là gì?... Đây chắc hẳn là những thắc mắc của nhiều người  khi dùng bông cải xanh trong cuộc sống hàng ngày. Để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Bông cải xanh - Thực phẩm vàng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh
Bông cải xanh - Thực phẩm vàng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh

1. Những điều bạn nên biết về cây bông cải xanh 

Bông cải xanh được biết là thực phẩm quen thuộc của mọi bữa cơm gia đình, tuy nhiên, nhiều điều thú vị về loại rau này sẽ được bật mí ngay sau đây.

1.1. Sự thật thú vị về bông cải xanh

Bông cải xanh có tên tiếng anh là Broccoli, thuộc họ Cải. Nó còn được gọi với tên khác như súp lơ xanh, cải bông xanh,...

Cây bông cải xanh trường thành cao khoảng 60 - 90cm. Mọc thẳng và phân nhánh với những lá dài và chùm hoa màu xanh lá cây dày đặc ở đầu cành. Nếu không thu hoạch, những chồi đó sẽ ra hoa màu vàng với bốn cánh hoa.

Nó phát triển mạnh ở điều kiện khí hậu vừa phải đến mát mẻ và có thể thu hoạch sau 60 - 85 ngày tùy thuộc vào giống và thời tiết. Một sự thật thú vị, đó là, bông cải xanh được nhân giống bằng cách lai hạt bông cải với hạt đậu.

>> Có thể bạn quan tâm: Cây cần tây - Thực phẩm vàng đẩy lùi mọi bệnh tật

1.2. Bông cải xanh gồm những loại nào?

Bông cải xanh có nhiều loài khác nhau cả về màu sắc và hình dáng, trong đó, những loại phổ biến nhất là:

Các loại bông cải xanh phổ biến hiện nay
Các loại bông cải xanh phổ biến hiện nay

  • Bông cải xanh Calabrese thường gọi đơn giản là “bông cải xanh”: Loại này có phần đầu to màu xanh và cuống dày.
  • Bông cải xanh rabe - Rapini: Loại này có chồi hơi giống bông cải xanh nhưng không tạo thành đầu lớn. Lá, thân và chồi của loài này đều ăn được. Hoa màu vàng của nó cũng có thể ăn được.
  • Broccoflower là cây lai giữa bông cải xanh và súp lơ trắng. Vị nhẹ và giống với súp lơ trắng hơn bông cải xanh.
  • Mầm bông cải xanh: Nó thường mọc nhiều với các cọng mỏng.
  • Bông cải xanh Trung Quốc: Loại này thường nhiều lá, dài và có vị cay hoặc đắng hơn so với bông cải xanh bình thường.
  • Bông cải tím là một loại bông cải xanh trồng phổ biến ở Mỹ. Nó có phần dầu giống bông cải thường và có những nụ hoa nhỏ.
  • Bông cải xanh Romanesco hay gọi là bông cải xanh san hô: Loại này có hương vị ngọt nhẹ hơn nhiều so với bông cải xanh và súp lơ. Hoa của nó dày đặc nhưng có kết cấu giòn.

Hình ảnh bông cải xanh san hô
Hình ảnh bông cải xanh san hô

1.3. Thành phần dinh dưỡng trong bông cải xanh

Bông cải xanh được mệnh danh là “Viên ngọc quý trong dinh dưỡng” vì nó rất giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nó còn được xếp hạng trong top 20 thực phẩm hàng đầu về điểm số ANDI (Chỉ số mật độ dinh dưỡng tổng hợp).

Giá trị dinh dưỡng trong 100g bông cải xanh cung cấp:

  • 34 calo
  • Vitamin C (107% DV(giá trị dinh dưỡng cần thiết hàng ngày))
  • Vitamin K (07% DV)
  • Một số vitamin B (10 - 19% DV)
  • Các khoáng chất như natri, kali, mangan,...
  • Và các vi chất dinh dưỡng có hàm lượng thấp (dưới 10% DV).

Đối với loại thực phẩm này, khi chế biến bông cải xanh ít làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của bông cải xanh. Do đó, bạn có thể dùng sống hoặc nấu chín đều được. 

2. Lợi ích của bông cải xanh

Bông cải xanh luôn được biết đến trong các công thức làm đẹp của chị em. Vây, bông cải xanh có tác dụng gì? Cùng Cao gắm tìm hiểu 15 công dụng của nó nhé.

2.1. Giảm phản ứng dị ứng và chống viêm

Bông cải giúp giảm phản ứng dị ứng
Bông cải giúp giảm phản ứng dị ứng

Một số nghiên cứu chỉ ra khả năng của kaempferol làm giảm tác động của các chất dị ứng lên cơ thể chúng ta. Nó có tác dụng này là do kaempferol kích thích sản xuất kháng thể IgE của hệ miễn dịch. 

Bằng cách giảm bớt tác động của các chất liên quan đến dị ứng, kaempferol có thể giúp giảm nguy cơ viêm mãn tính.

Ngoài ra, bông cải xanh còn có một lượng đáng kể omega-3 được biết đến như một chất chống viêm. Lý do đơn giản là do nó có nhiều chất chống viêm được tạo ra từ chất béo omega-3.

Cùng với đó, nó cũng có thể giúp ích cho những người mắc bệnh viêm khớp vì bông cải có chứa sulforaphane - một chất hóa học ngăn chặn các enzym có thể gây ra sự phá hủy khớp và dẫn đến tính trạng viêm.

2.2. Cải thiện sức khỏe xương khớp

Bông cải xanh có chứa hàm lượng cao canxi và vitamin K, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương.

Cùng với canxi, bông cải cũng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, kẽm và photpho. Chính vì những đặc tính này giúp bông cải cực kỳ thích hợp cho trẻ em, người già và phụ nữ cho con bú.

2.3. Hỗ trợ ăn kiêng

Bông cải xanh - Thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng tốt
Bông cải xanh - Thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng tốt

Đây là một loại carb tốt và giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, duy trì lượng đường trong máu và hạn chế hấp thu quá nhiều thức ăn cùng một lúc.

Cùng với đó, bông cải rất tốt cho việc giảm cân vì nó rất giàu chất xơ. Nó là một loại rau xanh lý tưởng để thêm vào món ăn hàng ngày của bạn.

Ngoài ra, bông cải cũng chứa protein, thích hợp cho người ăn chay không thể đáp ứng đủ lượng protein cần thiết.

2.4. Giảm cholesterol

Giống như nhiều loại thực phẩm họ Cải, bông cải xanh chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. 

Điều này là do chất xơ liên kết với acid mật trong đường tiêu hóa giúp cho việc đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

2.5. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Súp lơ xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa
Súp lơ xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa

Bông cải xanh có chứa chất chống oxy hóa có thể hữu ích cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C nên rất tốt cho khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng chứa flavonoid giúp tái tạo vitamin C hiệu quả. Nó cũng chứa carotenoid, lutein, zeaxanthin, beta-carotene và các chất chống oxy hóa mạnh khác.

2.6. Ngăn ngừa ung thư

Bông cải có chứa các đặc tính làm cạn kiệt estrogen thường gây ung thư trong cơ thể.

Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng việc tiêu thụ các loại rau cải, bao gồm bông cải xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư như ung thư phổi, đại trực tràng, vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày.

Ngoài ra, isothiocyanates trong cây có tác động đến men gan, giảm stress, giảm viêm, kích thích hệ thống miễn dịch và chống lại sự phát triển và tăng trưởng của ung thư.

2.7. Sức khỏe tim mạch

Bông cải xanh giúp nâng cao sức khỏe tim mạch
Bông cải xanh giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

Đặc tính chống viêm của sulforaphane, một trong những isothiocyanates (ITC) trong bông cải xanh, có thể ngăn ngừa một số tổn thương niêm mạc mạch máu có thể gây ra bởi chứng viêm do các vấn đề đường huyết mãn tính. 

Nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch vì nó chứa chất xơ, axit béo và vitamin giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể. Điều này cũng giúp giảm cholesterol xấu, do đó dẫn đến trái tim khỏe mạnh. 

2.8. Thực phẩm tuyệt vời để giải độc

Bộ ba hoạt chất glucoraphanin, gluconasturtiin và glucobrassicin trong bông cải xanh sẽ trung hòa và loại bỏ các hóa chất gây độc ra khỏi cơ thể.

Sulforaphane trong mầm bông cải xanh bảo vệ các tế bào hiếu khí khỏi bị hư hại bằng cách tạo ra một mạng lưới các enzym giải độc. 

2.9. Chăm sóc mắt

Bông cải xanh có chứa beta-carotene, vitamin A, phốt pho và các vitamin khác như vitamin nhóm B, vitamin C và E. 

Tất cả những chất dinh dưỡng phong phú này đều rất tốt cho sức khỏe của mắt vì chúng giúp bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

2.10. Chống lão hóa

Bông cải xanh làm chậm quá trình lão hóa
Bông cải xanh làm chậm quá trình lão hóa

Bông cải xanh có chứa một chất gọi là glucoraphanin được chuyển hóa thành sulforaphane, giúp phục hồi da và mang lại làn da khỏe mạnh. Do đó, nó giúp tái tạo làn da của bạn nhanh chóng hơn và mang lại làn da sáng đẹp tự nhiên.

Một hợp chất có trong bông cải, được gọi là nicotinamide mononucleotide (NMN), đã được phát hiện có tác dụng chống lão hóa. NMN tạo ra một hợp chất khác quan trọng cho quá trình chuyển hóa năng lượng - hợp chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta, có khả năng loại bỏ một số dấu hiệu liên quan đến lão hóa

Ngoài ra, vitamin C trong rau sẽ chống lại các gốc tự do có xu hướng đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vitamin C cũng góp phần sản xuất collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi của da và giảm nếp nhăn.

2.11. Hỗ trợ chức năng của não

Bông cải xanh hỗ trợ sức khỏe não bộ
Bông cải xanh hỗ trợ sức khỏe não bộ

Sulforaphane là một hợp chất hoạt tính sinh học mạnh khác có trong bông cải xanh với khả năng hỗ trợ chức năng não trong trường hợp giảm oxy đến não.

Hai chất dinh dưỡng quan trọng trong bông cải xanh giúp cải thiện sức khỏe não bộ là vitamin K và choline. Trong khi vitamin K giúp tăng cường khả năng nhận thức thì choline giúp cải thiện trí nhớ. 

Ngoài ra, bông cải xanh cũng rất giàu beta-carotene và có thể ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức.

Và quan trọng hơn, bông cải xanh chứa một lượng axit folic giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và trầm cảm.

2.12. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Bông cải xanh làm giảm viêm trong ruột kết và giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết. Rau được phân hủy trong dạ dày thành các hợp chất nhất định, một trong số chúng là indolocarbazole (hoặc ICZ). 

ICZ này kích hoạt một hợp chất khác được gọi là thụ thể aryl hydrocarbon (hoặc AHR), duy trì chức năng hàng rào của ruột và xử lý các vấn đề liên quan như ruột bị rò rỉ. 

Rò rỉ ruột xảy ra khi hàng rào đường ruột bị tổn thương và mở ra để tấn công bởi các chất độc và vi khuẩn, dẫn đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn.

2.13. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chất xơ và sulforaphane trong rau giúp ngăn ngừa tổn thương các mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra, đặc biệt tiểu đường tuýp 2.

2.14. Hàm lượng vitamin C hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Bông cải xanh hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Bông cải xanh hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Vitamin C được cho là chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho chức năng miễn dịch - và bông cải xanh chứa nó.

2.15. Hỗ trợ dinh dưỡng cho thai kỳ

Trong bông cải có chứa canxi giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mang thai (vì họ dễ mắc bệnh hơn trong giai đoạn này, do xương của họ dễ bị tổn thương hơn), folate đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh - giúp loại bỏ các khuyết tật thần kinh ở em bé.

Và chất xơ trong bông cải xanh giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, một căn bệnh mà bà bầu thường dễ mắc phải. 

Bổ sung mầm bông cải xanh cũng ngăn ngừa chấn thương não ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn phù hợp với sức khỏe.

3. Tác dụng không mong muốn của bông cải xanh

Bông cải xanh thường được dung nạp tốt vào cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bông cải có thể dẫn tới các tác dụng như sau:

3.1. Dị ứng

Đắp bông cải xanh lên da có thể gây phát ban ở những người quá mẫn cảm với loại rau này. Hãy ngưng sử dụng khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng nào như vậy.

3.2. Suy giáp

Suy tuyến giáp khi dùng quá nhiều bông cải xanh
Suy tuyến giáp khi dùng quá nhiều bông cải xanh

Bông cải xanh (và các loại rau cải khác) được cho là có chứa goitrogens có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp. 

Chúng cạnh tranh với i-ốt và do đó ngăn chặn sự hấp thu i-ốt của tuyến giáp. Nếu không đủ i-ốt sẽ làm giảm sản xuất thyroxine và có khả năng bị suy giáp. 

Sự hấp thụ iot bất thường cũng gây ra phì đại tuyến giáp và bướu cổ.

Do đó, khi ăn bông cải bạn có thể bổ sung thêm iot để chống lại các thiocyanat rất hữu ích. Ngoài ra, đông lạnh cũng như đun sôi cũng giúp giảm nồng độ goitrogens (khoảng 50%).

3.3. Bụng khó chịu

Bông cải xanh có thể gây khó tiêu hóa, đặc biệt những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Vì nó có chứa nhiều chất xơ nên khi ăn quá nhiều bông cải có thể gây “gánh nặng” cho dạ dày.

Ngoài ra, cả bông cải sống và nấu chín đều chứa FODMAP, đây là một carbohydrate chuỗi ngắn có thể gây đầy hơi và chướng bụng ở một số người.

4. Một số chú ý khi dùng bông cải xanh mà bạn nên biết

Để tránh gặp những tác dụng không mong muốn kể trên khi dùng bông cải xanh, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn bông cải xanh? 

Một số đối tượng nên hạn chế sử dụng bông cải tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, bao gồm:

  • Phụ nữ mới mang thai: Ăn bông cải có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Người đang uống thuốc trị bệnh tim: Bông cải xanh làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Người bị đau dạ dày: Những người này nên nấu chín trước khi ăn hoặc thay thế bằng các thực phẩm khác như khoai lang, cà rốt,...
  • Người lupus ban đỏ vì nó có thể gây dị ứng làm bệnh trầm trọng hơn.

Người đau dạ dày hạn chế ăn bông cải xanh
Người đau dạ dày hạn chế ăn bông cải xanh

4.2. Thực phẩm kỵ bông cải xanh bạn nên tránh 

Bông cải xanh có nhiều tác dụng có lợi như vậy nhưng không phải kết hợp với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng phát huy tốt các tác dụng của nó. Dưới đây là một số thực phẩm bạn không nên kết hợp:

  • Sữa bò: Cản trở sự hấp thu canxi
  • Gan bò: Vitamin C trong gan bò làm giảm giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh.
  • Gan lợn: Ccas khoáng chất như đồng, sắt,... sẽ làm giảm sự hấp thu các khoáng chất này của cơ thể.

4.3. Thực phẩm nên kết hợp với bông cải xanh

Một số thực phẩm khi kết hợp với bông cải xanh giúp tăng tác dụng của nó như:

Bông cải xanh kết hợp với tôm giúp bổ tỳ vị
Bông cải xanh kết hợp với tôm giúp bổ tỳ vị

  • Cá tuyết: Phòng chống ung thư.
  • Nấm kim châm, nấm bào ngư, cá mực: Cải thiện sức đề kháng.
  • Cà rốt: Phòng các bệnh tiêu hóa.
  • Tôm: Bổ tỳ vị.
  • Thịt gà, thịt bò: Bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Câu kỷ tử: Tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

4.4. Ăn bông cải xanh như thế nào là đúng cách?

Với cách chế biến và bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong bông cải xanh. Sau đây, Cao gắm sẽ giới thiệu đến bạn một số mẹo như sau:

  • Khi chọn bông cải xanh nên chọn những cây có màu xanh đậm vì nó chứa hàm lượng lớn carotenoid. 
  • Bông cải xanh thường có dư lượng thuốc trừ sâu nên trước khi ăn bạn nên ngâm bông cải xanh với nước muối trong vài phút.
  • Cách chế biến tốt nhất là hấp và thời gian hấp khuyến nghị đối với bông cải xanh là 4 phút.

Hấp bông cải xanh là phương pháp giữ được các chất dinh dưỡng tốt nhất
Hấp bông cải xanh là phương pháp giữ được các chất dinh dưỡng tốt nhất

  • Để bảo quản, hãy cho bông cải vào túi nhựa kín, loại bỏ không khí trong túi càng tốt. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, nó sẽ giữ được khoảng 7 ngày.
  • Nếu muốn bảo quản rau lâu hơn, bạn có thể chần và bảo quản đông lạnh, thời gian bảo quản có thể đến một năm.

5. Bật mí công thức món ngon từ bông cải xanh

Bông cải xanh không chỉ được chế biến thành món ăn mà nó còn là một thức uống tuyệt hảo vừa ngon mà bổ dưỡng. Cùng tìm hiểu 2 cách chế biến món ăn từ bông cải xanh dưới đây nhé.

5.1. Súp bông cải xanh

Hình ảnh súp bông cải xanh
Hình ảnh súp bông cải xanh

Nguyên liệu: 1 cây bông cải xanh, 2 thìa bơ, 1 cây cần tây, 1 củ hành tây, 3 cốc nước luộc gà, 3 thìa bột mì, 2 cốc sữa và tiêu đen đã xay.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Đun chảy một phần bơ trong một nồi cỡ vừa, thêm hành tây, cần tây vào xào cho đến khi chúng chín mềm. Sau đó, thêm bông cải xanh và nước dùng, đậy nắp và đun nhỏ lửa trong 10 phút.
  • Bước 2: Đổ toàn bộ hỗn hợp trên vào máy xay, xay nhuyễn đến khi mịn. Sau đó, cho hỗn hợp ra một cái bát sạch.
  • Bước 3: Đun chảy phần bơ còn lại trong chảo, cho bột mì vào khuấy đều và thêm sữa. Khuấy đến khi hỗn hợp đặc và sủi bọt, sau đó cho nó vào súp. Bạn có thể thêm tiêu trước khi dùng.

5.2. Sinh tố bông cải xanh

Đây là thức uống phù hợp với những ngày hè nóng nực giúp thanh mát giải nhiệt cho cơ thể.

Sinh tố bống cải xanh - việt quất
Sinh tố bống cải xanh - việt quất

Nguyên liệu: ½ bông cải xanh, việt quất, 1 cốc nước, 1 cốc sữa không đường, 1 quả chuối, 1 cốc yến mạch, 2 thìa hướng dương, ½ cốc nho khô.

Thực hiện:

  • Bước 1: Trộn các thành phần trên với nhau, đem xay nhuyễn đến khi mịn.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp ra một chiếc cốc và trang trí.

Chúc bạn thành công với những công thức tuyệt vời và bổ dưỡng trên. Hãy cho chúng tôi biết những công thức chế biến món ăn từ bông cải xanh nhé.

6. Mọi người thường hỏi về bông cải xanh

Dưới đâu là một số câu hỏi liên quan đến bông cải xanh, cụ thể như sau:

Bông cải xanh ăn sống được không?

Bông cải xanh ăn sống rất tốt. Bởi lẽ, khi chữa được nấu chín nó chứa hàm lượng glucoraphanin cao. Chất này là một phần quan trọng trong khả năng hỗ trợ sức khỏe dạ dày.

Ngoài ra, khi nấu chín có thể phá hủy cấu trúc của vitamin C, làm giảm chất dinh dưỡng trong bông cải xanh.

Thân bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng nào không?

Thân bông cải xanh chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe
Thân bông cải xanh chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe

Đây cũng là một bộ phận bổ dưỡng của cây. Chúng chứa canxi, sắt và vitamin C.

Ăn nhiều bông cải xanh có tốt không? Ăn bông cải xanh mỗi ngày có sao không?

Ăn bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như đầy bụng, chướng hơi, dị ứng, suy giáp.

Bệnh gout ăn được bông cải xanh không?

Theo Y học cổ truyền, bông cải xanh có tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt lợi tiểu và làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Đây còn là rau có chứa hàm lượng purin thấp (trong 100g bông cải chứa khoảng 70 mg purin), do đó, đây là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh Gout.

Ngoài ra, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất này hoạt động như một loại thuốc chống viêm giúp làm giảm triệu chứng bệnh Gout.

Bông cải xanh - Thực phẩm nên ăn của người bệnh Gout
Bông cải xanh - Thực phẩm nên ăn của người bệnh Gout

Trên đây là những thông tin về cây bông cải xanh mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về bông cải xanh và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận