Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout 7 ngày trong tuần

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì nó giúp chúng ta có năng lượng để bắt đầu ngày mới. Đối với người bị bệnh gout, chế độ ăn sẽ phải tuân thủ một số nguyên tắc, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Vậy bữa sáng cho người bệnh gout có gì khác so với người bình thường?

Mục lục [ Ẩn ]
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên người bị gout nên ăn uống đầy đủ
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên người bị gout cần ăn uống đầy đủ bữa sáng

1. Nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh gout

Bệnh gout là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến trong xã hội ngày nay. Trong đó chế độ ăn vừa là nguyên nhân gây bệnh gout cũng vừa là cách góp phần đẩy lùi bệnh gout hiệu quả.

Người mắc bệnh gout phải chịu đựng các cơn đau do gout kéo dài, họ không chỉ quan tâm đến cách điều trị bệnh gout mà họ còn rất quan tâm đến vấn đề “bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì?”. 

Nhiều người cho rằng người mắc bệnh gout phải kiêng khem nghiêm ngặt để hạn chế bệnh tái phát. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm, điều này có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, dẫn đến sức khỏe suy yếu, giảm khả năng 

Trong đó bữa sáng cho người bệnh gout là không thể bỏ qua, vì đây được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động.

Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị bữa sáng cho người bệnh gout:

  • Tiêu chuẩn vàng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh gout đó là tránh các thực phẩm giàu purin như thịt bò, thịt bê, thịt chó, nội tạng động vật…
  • Lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein tốt như protein thực vật, đậu nành, trứng, sữa… Người bị bệnh gout không nên tiêu thụ quá 1g protein/kg trọng lượng/ngày.
  • Các thực phẩm giàu carbohydrate nên được thêm vào thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout vì có thể giảm lượng axit uric trong cơ thể. Nhóm thực phẩm này bao gồm bún, phở, bánh mì, khoai lang…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho người bệnh gout.
  • Nên ưu tiên chế biến bữa sáng đơn giản bằng cách luộc hoặc hấp, hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn các món ăn lên men và giảm lượng đường, muối trong bữa ăn cho người bệnh gout.
Người bị gout nên lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp đạm có nguồn gốc thực vật
Người bị gout nên lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp đạm có nguồn gốc thực vật

Trên đây là những lưu ý mà bạn nên tham khảo khi nấu bữa sáng cho người bệnh gout. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế các chất có hại sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh. Vậy người mắc bệnh gout cần ăn bao nhiêu là đủ?

2. Cách tính lượng thực phẩm mà người bị bệnh gout cần ăn

Ở bệnh nhân gout, cân bằng các nhóm chất và lượng thức ăn nạp vào cơ thể để kiểm soát cân nặng là điều vô cùng cần thiết, Vì khi bị bệnh gout người bệnh phải xác định tâm lý sống chung hòa bình với căn bệnh này lâu dài.

Mức tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh gout như sau:

  • Tổng mức năng lượng cần bổ sung hằng ngày khoảng 1600 kcal/ 50kg cân nặng.
  • Lượng protein chiếm khoảng 10% tổng năng lượng = 160 kcal tương đương với 100g thịt, 180g đậu phụ, 100g cá, tôm.
  • Lượng tinh bột chiếm 75% tổng năng lượng tương đương với 300g
  • Lượng chất béo chỉ nên chiếm tối đa 15% tương đương 27g
  • Chất xơ, rau củ, trái cây bổ sung tùy ý, từ 30-60% khẩu phần.

Đây là giá trị tham khảo cho bệnh nhân gout, chế độ ăn còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cân nặng và sức khỏe hiện tại của người bệnh.

3. Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout trong một tuần

Một bữa sáng lành mạnh, cung cấp năng lượng để chúng ta bắt đầu một ngày mới hiệu quả. Khi mắc bệnh gout thì bữa sáng lại càng quan trọng.

Một số thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

3.1. Trứng luộc

Trứng luộc là món ăn chế biến đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra từ 5-7 phút là đã có một món ăn ngon miệng vào bữa sáng.

Theo các chuyên gia, trứng luộc là món ăn rất phù hợp vào bữa sáng cho người bệnh gout. Một quả trứng cỡ trung có chứa khoảng 6g protein nhưng hàm lượng purin lại rất thấp.

Vì thế đây là lựa chọn hoàn hảo vào buổi sáng bận rộn không chỉ cho người bệnh gout mà còn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, mỗi tuần người bị gout chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng, ăn quá nhiều có thể gây tác dụng ngược ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trứng luộc là món ăn sáng chế biến nhanh nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Trứng luộc là món ăn sáng chế biến nhanh nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

3.2. Bánh mì trứng ốp la

Nếu không muốn ăn trứng luộc bạn có thể thay thế bằng món trứng ốp la ăn kèm với bánh mì.

Bánh mì có hàm lượng carbohydrate khá cao nên đấy là thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân bị gout. Vì carbohydrate khi được cung cấp vừa đủ có thể giúp cơ thể điều hòa lượng acid uric trong máu.

Lưu ý khi chế biến món ăn này bạn nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật để chiên trứng.

Bánh mì trứng ốp la là món ăn cung cấp protein và carbohydrate cho người bị gout
Bánh mì trứng ốp la là món ăn cung cấp protein và carbohydrate cho người bị gout

3.3. Khoai lang luộc

Khoai lang là loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Trong đó nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khoai lang chứa rất ít purin trong thành phần, lại có tác dụng chống viêm, kiểm soát cân nặng nên phù hợp với người bị bệnh gout.

Khoai lang luộc có thể được xem là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng của người bị bệnh gout.

 3.4. Cháo thịt gà

Vì người mắc bệnh gout phải kiêng ăn các loại thịt đỏ, nên thì gà (nhất là thịt ức gà) là nguồn đạm thay thế lý tưởng. Thịt gà được xem là loại thịt lành tính, giàu kẽm, sắt, vitamin nhóm B và các acid amin khác. Đặc biệt thành phần selenium có trong thịt gà có tác dụng ức chế sự kết tủa của acid uric.

Do vậy cháo thịt gà cũng sẽ là một món ăn mà người bị bệnh gout nên ăn vào buổi sáng.

Cháo thịt gà là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp để ăn vào bữa sáng
Cháo thịt gà là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp để ăn vào bữa sáng

3.5. Cháo đậu xanh

Đây là món ăn tiếp theo nên được bổ sung và danh sách thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout. Đậu xanh được xem là nguồn đạm thực vật tốt cho sức khỏe và rất cần cho bệnh nhân gout phải hạn chế đạm động vật.

Chưa kể món cháo đậu xanh còn chứa hàm lượng cao carbohydrate, giúp giảm lượng axit uric trong máu. Ăn các món cháo vào buổi sáng rất tốt cho hệ tiêu hóa, vừa cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể lại vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa.

Có thể kết hợp nấu cháo đậu xanh cùng thịt nạc, cá sông, thịt gà… để có bữa sáng thơm ngon. 

3.6. Sữa chua và yến mạch

Sữa chua và yến mạch đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tốt cho người bị bệnh xương khớp
Sữa chua và yến mạch đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tốt cho người bị bệnh xương khớp

Một món ăn đến từ phương Tây, nhưng nguyên liệu rất đơn giản, chế biến nhanh chóng mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết vào buổi sáng.

Yến mạch giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng nên giúp cơ thể hạn chế sự hấp thu acid uric. Sữa chua cũng là một món ăn tốt cho sức khỏe mà bạn có thể sử dụng mỗi ngày.

Chỉ cần một hộp sữa chua và một ít yến mạch nguyên hạt để ăn trực tiếp là bạn đã có ngay một bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng, có thể thêm trái cây hoặc các loại hạt (nếu muốn) để tăng thêm hương vị.

Đây chắc chắn là món ăn nên được bổ sung ngay trong bữa sáng cho người bệnh gout.

3.7. Salad thịt gà

Salad là một món ăn giúp bạn tăng cường ăn nhiều rau xanh, bởi vì rau củ quả tươi là nhóm thực phẩm mà người bị bệnh gout nên bổ sung mỗi ngày. Chúng có tác dụng hỗ trợ hoạt động của thận, tăng cường đào thải acid uric.

Sự kết hợp của nhiều loại rau xanh tươi mát cùng thịt gà vừa giúp cung cấp đủ vitamin, chất xơ vừa giúp cung cấp chất đạm cần thiết cho bữa sáng.

Với món ăn này bạn có thể thay đổi linh hoạt các loại rau để tránh nhàm chán như xà lách, dưa chuột, cà chua, ớt chuông, bơ, dứa….

Bạn chỉ cần trộn tất cả các nguyên liệu chung với sốt salad tùy thích hoặc mayonnaise là có ngay một món ăn sáng ngon miệng, thích hợp cho người bị gout.

Salad thịt gà sẽ là món ăn giúp bạn ăn được nhiều rau xanh hơn
Salad thịt gà sẽ là món ăn giúp bạn ăn được nhiều rau xanh hơn

Trên đây là danh sách thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout trong 7 ngày, dựa vào sự sáng tạo, thay đổi nguyên liệu bạn có thể sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau. Tuân thủ một chế độ ăn phù hợp cho người bệnh gout sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh và phòng ngừa cơn gout cấp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc tăng acid uric máu, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

 

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.8 (5 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận