Tất tật những điều bạn cần biết về cá hồi

Cá hồi luôn được coi là một trong những món ăn bổ dưỡng mà nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức hương vị của món ăn này. Để hiểu rõ hơn về thực phẩm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của cá hồi đối với sức khỏe
Tác dụng của cá hồi đối với sức khỏe

1. Tác dụng của cá hồi

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trên thế giới. Loại cá béo này chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh. Dưới đây là 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cá hồi.

1.1. Giảm viêm

Tình trạng viêm nhiễm rất nguy hiểm. Nó có thể gây tăng cân, đau khớp, phản ứng tự miễn dịch, loét dạ dày và đột quỵ. 

Trong khi đó, cá hồi là thực phẩm chứa acid béo omega-3 rất tốt cho tình trạng viêm. Điều này là do EPA trong cá được cơ thể chuyển hóa thành ba hợp chất liên quan chặt chẽ có tác dụng ngăn ngừa chứng viêm không mong muốn, bao gồm prostaglandin, thromboxan và các chất phân giải.

Cá hồi giúp giảm viêm
Cá hồi giúp giảm viêm

Tuy nhiên, điều đặc biệt thú vị là nó kết hợp những lợi ích chống viêm có liên quan đến hàm lượng omega-3 với lợi ích chống viêm không liên quan đến chất béo là protein.

Các nghiên cứu gần đây chứng minh sự hiện diện của các phân tử protein hoạt tính sinh học nhỏ (được gọi là peptide hoạt tính sinh học) trong cá hồi có thể hỗ trợ đặc biệt cho sụn khớp.

Một peptide sinh học được đặc biệt quan tâm đó là calcitonin. Nó có thể hợp lực với các phân tử omega-3 của cá hồi để cung cấp các lợi ích chống viêm cho khớp. 

1.2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Cá có chứa dầu như cá hồi rất giàu một loại chất béo không bão hòa đa, được gọi là omega-3. Những acid béo này rất cần thiết vì cơ thể không thể sản xuất chúng, vì vậy, bạn nên thường xuyên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống của mình.

Acid béo omega-3 dưới dạng acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) góp phần tạo nên một trái tim khỏe mạnh và giúp duy trì làn da, khớp và sự cân bằng nội tiết tố.

1.3. Bảo vệ não và dây thần kinh

Acid béo omega-3 còn được biết đến với tác dụng làm tăng hiệu quả của chức năng não, cải thiện trí nhớ và duy trì hoạt động trong thời gian dài làm việc.

Cùng với các acid amin, vitamin A, vitamin D, choline và selen, những acid béo này bảo vệ thần kinh khỏi những tổn thương liên quan đến lão hóa, hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm, thư giãn não và hỗ trợ điều trị Parkinson.

1.4. Giảm cân

Cá hồi giúp giảm cân
Cá hồi giúp giảm cân

Cá hồi là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời cùng với acid béo omega-3. CẢ hai chất dinh dưỡng này đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể.

Protein rất khó tiêu hóa và do đó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu. Acid béo omega-3 giúp giảm tăng cân do viêm, ngăn chặn sự thèm ăn, cải thiện tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất và giảm sự lắng đọng chất béo bằng cách tăng quá trình oxy hóa acid béo.

1.5. Chống lại bệnh ung thư

Ung thư có thể được gây ra do sự mất cân bằng acid béo omega-3 và omega-6 trong cơ thể, dẫn đến tích tụ chất độc, viêm và tăng sinh tế bào không kiểm soát.

Thêm chúng vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp tăng hàm lượng acid béo omega-3, do đó làm giảm viêm nhiễm và độc tố trong cơ thể.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng EPA và DHA có thể được sử dụng để điều trị ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú.

1.6. Ngăn ngừa ADHD ở trẻ em

Các acid béo omega-3, DHA và EPA đóng vai trò quan trọng những khác nhau trong cơ thể. DHA chịu trách nhiệm cho sự phát triển não bộ trước và sau khi sinh, trong khi EPA giúp kiểm soát tâm trạng và hành vi.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sử dụng DHA và EPA trong một số sự kết hợp nhất định có thể giúp giảm các triệu chứng của ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) ở trẻ em. Sự kết hợp này cũng được chứng minh là có lợi cho trẻ tự kỷ và mắc chứng khó đọc.

1.7. Nguồn protein tuyệt vời

Cá hồi là một nguồn protein tuyệt vời
Cá hồi là một nguồn protein tuyệt vời

Các acid amin tham gia để tạo thành protein và do đó bạn phải nhận được các acid amin thiết yếu với số lượng cần thiết. Cá hồi là một nguồn tuyệt vời của các acid amin thiết yếu và protein nạc.

Những chất này sẽ giúp bạn xây dựng khối lượng cơ nạc để có cơ thể săn chắc hơn, tăng sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa rụng tóc, ngăn chặn sự thèm ăn và cải thiện sức khỏe của da, tóc và móng.

1.8. Cải thiện sức khỏe làn da

Các acid béo omega-3, protein và vitamin D sẽ giúp các tế bào của bạn sản xuất collagen, keratin và melanin. Những chất này sẽ giúp làn da của bạn giữ nước, do đó làm giảm các nếp nhăn.

Ngoài ra, astaxanthin giúp loại bỏ vi khuẩn và các oxy độc hại, cải thiện độ đàn hồi của da, do đó giảm mụn trứng cá và vết thâm.

1.9. Tốt cho mắt

Việc hấp thụ acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt bao gồm thoái hóa điểm vàng và khô mắt mãn tính. 

Trong trường hợp thoái hóa điểm vàng, ăn cá hai khẩu phần ăn mỗi tuần giúp giảm tính trạng bệnh đáng kể. Để giảm nguy cơ bị khô mắt mãn tính, lượng omega-3 hấp thụ cao hơn một chút ( 2 - 4 phần mỗi tuần) là lượng tối thiểu cần thiết và với 5 - 6 phần hàng tuần nếu bệnh trở nên nặng hơn.

1.10. Cải thiện tâm trạng và nhận thức

Nhiều nhà nghiên cứu coi DHA là chất béo quan trong trong não bộ. Việc hấp thụ omega-3 có liên quan đến giảm nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên và suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

2. Những điều bạn nên biết

Với những tác dụng tuyệt vời mà cá hồi mang lại cho sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại cá này nhé.

2.1. Sự thật thú vị về cá hồi

Hình ảnh cá hồi
Hình ảnh cá hồi

Cá hồi là một loại được tìm thấy ở cả nước ngọt (sông) và nước mặn (biển) tùy theo giai đoạn phát triển của nó.

Chúng có một vòng đời đặc biệt. Cá để trứng gần cửa sông, nơi trứng nở, phát triển thành cá con và bắt đầu di chuyển ra biển. Sau khi phát triển thành con trưởng thành, nó quay trở lại sông để sinh sản và hầu hết chúng chết sau khi đẻ trứng.

Thịt của nó thường có màu hồng nhưng chúng cũng có thể dao động giữa các sắc thái từ đỏ đến cam.

Có thể bạn quan tâm: Những điều bạn nên biết về nhung hươu

2.2. Các loại cá hồi

Các giống của loài cá này thường được xác định dựa trên nơi chúng sinh sống. Chỉ có một loại cá hồi Đại Tây Dương, năm loại cá hồi Thái Bình Dương và một loại phổ biến khác là cá hồi Alaska.

  • Cá hồi Đại Tây Dương: Loài này không được đánh bắt từ biển mà những loại mang tính thương mại đều được nuôi trong trang trại.
  • Cá hồi vua (Chinook Salmon / King Salmon): Đây là loại cá được nhiều người coi là có hương vị ngon nhất trong những loại cá hồi. Chúng có hàm lượng chất béo cao và thịt phong phú tương ứng từ trắng đến đỏ đậm.

Hình ảnh cá hồi vua
Hình ảnh cá hồi vua

  • Cá hồi bạc (Cá hồi Coho): Tên gọi này là do lớp da đặc biệt có màu bạc của chúng. Chúng có thịt màu đỏ tươi và kết cấu tinh tế hơn so với cá hồi vưa những có hương vị tương tự.
  • Cá hồi hồng: Đây là loài cá hồi Thái Bình Dương phổ biến nhất. Chúng có màu sắc rất sáng, thịt có hương vị và hàm lượng chất béo thấp. Đôi khi chúng được gọi là “cá hồi gù” hoặc “cá hồi lưng gù” vì cái bướu đặc biệt mà chúng phát triển trên lưng khi chúng đẻ trứng.
  • Cá hồi đỏ (Cá hồi Sockeye): Chúng có thịt màu đỏ cam tươi và hương vị đậm đà.
  • Cá hồi Chum: Nó còn được gọi là cá hồi chó vì hàm răng giống con chó của nó. Loài này có kích thước nhỏ với thịt màu nhạt đến trung bình và hàm lượng chất béo thấp hơn các loại cá hồi khác.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong cá hồi

Theo các tài liệu cho thấy, cá hồi là một loại cá có chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Nó là một nguồn rất tốt của protein dễ tiêu hóa (acid amin) và các acid béo như Omega-3 ở dạng chất béo trung bình.

Ngoài ra, nó còn chứa các vitamin như vitamin A, vitamin D và nhóm vitamin B như cholin, acid pantothenic và biotin. Nó cũng chứa các khoáng chất như selen, kẽm, photpho, canxi và sắt.

3. Tác dụng không mong muốn của cá hồi

Mặc dù là món ăn ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên, ăn cá hồi không đúng cách có thể gây ra những tác dụng bất lợi cho cơ thể, bao gồm:

3.1. Nhiễm độc thủy ngân

Ăn cá hồi sống dễ nhiễm thủy ngân
Ăn cá hồi sống dễ nhiễm thủy ngân

Nhiều nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi có mức độ ô nhiễm cao hơn như polychlorinated biphenyls (PCB), dioxin, thủy ngân và một số loại thuốc trừ sâu được khử trùng bằng clo.

Ngoài ra, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, có trong cá hồi ở Đại Tây Dương, có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh tiểu đường, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên theo dõi việc tiêu thụ cá vì methylmercury, một dạng thủy ngân độc hại có thể có tác động tiêu cực đến não và hệ thần kinh đang phát triển của bé.

3.2. Nhiễm sán dây

Cá hồi sống có thể chứa sán dây ký sinh có tên Diphyllobothrium latum, có thể gây ra:

  • Khó chịu ở bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Giảm cân
  • Thiếu vitamin B

4. Một số chú ý khi dùng cá hồi mà bạn nên biết

Ăn cá hồi mang lại lợi ích tốt nhất nếu nó được sử dụng đúng cách:

4.1. Ăn cá hồi sống đúng cách

Ăn cá hồi đúng cách
Ăn cá hồi đúng cách

Cá hồi thường được nhắc đến với món ăn sống như sashimi nhưng ăn cá hồi đúng cách sẽ giúp giảm các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe. Dưới đây là một số cách ăn cá hồi sống mà bạn có thể tham khảo:

  • Chỉ nên ăn hai lần mỗi tuần.
  • Sashimi cá hồi nên ăn kèm với củ cải sợi, lá tía tô, chấm nước tương và mù tạt đem lại hương vị thơm ngon độc đáo.
  • Ăn gỏi cá hồi cùng với hỗn hợp hành phi, tỏi, ớt, hành lá, vừng và ăn kèm với rau sống như lá sung, lá mơ, lá ổi, đinh lăng,...

4.2. Sơ chế cá hồi đúng cách

Nhằm tạo nên các món ăn ngon đặc sắc và làm nổi bật hương vị đặc trưng của cá hồi, bạn cần phải biết cách khử mùi tanh của cá như:

  • Cách 1: Pha nước muối loãng cùng 2 thìa nước cốt chanh rồi cho miếng cá vào rửa sạch, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cách 2: Sử dụng gừng giã nát rồi trộn với rượu trắng, sau đó cho cá lăn qua lăn lại trong khoảng 1 - 2 phút rồi vớt ra rửa sạch với nước và để ráo.
  • Cách 3: Khử mùi tanh của cá bằng sữa tươi bằng cách ngâm cá trong 5 phút rồi vớt cá ra rửa sạch và thấm sạch nước.

4.3. Cách bảo quản cá hồi

Bảo quản cá hồi để đảm bảo hương vị của cá
Bảo quản cá hồi để đảm bảo hương vị của cá 

Cá hồi sau khi mua về nhưng không sử dụng hết có thể bảo quản như sau:

  • Trước tiên cần làm sạch thịt cá và sát trùng vi khuẩn bằng nước muối loãng.
  • Sát một lượng muối trắng lên trên bề mặt để đảm bảo chất chất cá khi bảo quản.
  • Sử dụng các túi zip để bảo quản cá, lưu ý cần loại bỏ hết không khí ra khỏi túi. Sau đó, bạn chỉ nên sử dụng cá trong khoảng 3 tháng để đảm bảo hương vị thơm ngon của cá.

5. Món ăn ngon từ cá hồi

Với những người ưa chuộng món ăn tươi sống thì cá hồi là một trong những thực phẩm tuyệt vời đối với họ. Ngoài ra, nó còn được chế biến thành nhiều món ăn phù hợp cho người già và trẻ nhỏ như cá hồi sốt bơ tỏi, cá hồi sốt cam,... Dưới đây là một số món ăn từ cá hồi mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Cá hồi ngâm tương

Cá hồi ngâm tương
Cá hồi ngâm tương

Nguyên liệu gồm có: cá hồi 500 gam; sashimi cá hồi 250 gam; hành tây 1 củ; nước tương 1 chén; đường; hành lá; rong biển và wasabi.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Cho 1 chén nước, nước tương, đường, 2 nhánh hành lá, nửa củ hành tây vào nồi. Sau đó mở lửa nhỏ đun sôi thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp rồi lọc lấy nước.
  • Bước 2: Sơ chế cá hồi theo một trong ba cách trên. Sau đó, dùng dao thái cá thành những miếng khoảng 2,5cm và dày khoảng 2cm.
  • Bước 3: Nửa củ hành tây cắt múi cau hoặc cắt lát vừa ăn. Chanh rửa sạch rồi cắt khoanh tròn.
  • Bước 4: Xếp cá hồi vào hộp thủy tinh rồi thêm hành tây, vài lát chanh và cho nước tương vào ngâm khoảng nửa ngày đến một ngày là được.

5.2. Cá hồi sốt bơ tỏi

Cá hồi sốt bơ tỏi
Cá hồi sốt bơ tỏi

Nguyên liệu gồm có: cá hồi phi lê 500 gam, bơ 100 gam, chanh, tiêu 50 gam, tỏi, rượu trắng, muối,...

Cách chế biến như sau: 

  • Bước 1: Sơ chế cá rồi để ráo.
  • Bước 2: Đổ dầu vào chảo, chiên cá hồi chín vàng tất cả các mặt của cá.
  • Bước 3: Đun nóng bơ rồi đập tỏi và cho một thìa nước cốt chanh vào khuấy đều.
  • Bước 4: Cho cá ra đĩa và thêm nước sốt bơ tỏi vừa chế biến lên trên là được.

Chúc bạn ngon miệng với hai công thức món ăn từ cá hồi!

6. Mọi người thường hỏi về cá hồi

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn cá hồi:

Người bệnh gout có ăn được cá hồi không?

Người bệnh gout nên hạn chế ăn cá hồi
Người bệnh gout nên hạn chế ăn cá hồi

Theo khuyến cáo, người bệnh gout có thể ăn được những loại cá có ít nhân purin, bao gồm cá thịt trắng sống ở sông. Trong khi đó, cá hồi là loại cá vừa sống ở sông vừa sống ở biển.

Trong 100 gam cá hồi có chứa 150 - 850mg purin nên những người có chỉ số acid uric ở ngưỡng cao vừa phải (400 - 500 mmol/l) nên hạn chế ăn cá hoặc chỉ nên ăn hai lần mỗi tuần (khoảng 50 - 100 gam) và không ăn vào lúc đói.

Đối với người bệnh gout cấp và chỉ số acid uric ở ngưỡng cao (600 - 700 mmol/l) nên kiêng tuyệt đối.

Có thể bạn quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút

Mỡ cá hồi có tốt không?

Trong mỡ cá có chứa nhiều acid béo omega-3 có thể chống viêm, ngăn ngừa đông máu, nghẽn mạch máu, đột quỵ, tăng cường trí nhớ và giúp não bộ hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh việc sử dụng cá hồi trong chế độ ăn, bạn cần bổ sung các thực phẩm khác cho lợi cho sức khỏe, ví dụ, đối với bệnh gout, bạn có thể bổ sung các thực phẩm như cherry, cải bẹ xanh, cần tây,... để bệnh được cải thiện tốt nhất.

Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận