Tập hợp tất cả các thuốc điều trị bệnh Gout hiện nay

Thuốc trị Gout hiện nay là thuốc nào? Chữa bệnh Gout bằng các cây thuốc nam, dược liệu đông y có được không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo và lựa chọn cho mình một loại thuốc an toàn và hiệu quả nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Thuốc điều trị bệnh gout
Thuốc điều trị bệnh gout

1. Thuốc tây chữa bệnh Gout

Bệnh gút uống thuốc gì? Bị gút uống thuốc gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người bệnh trong quá trình điều trị bệnh gout.

Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh gout khác nhau tùy thuộc vào việc chúng được sử dụng để điều trị cơn gout cấp hoặc ngăn ngừa những cơn đau gout xuất hiện sau này. 

1.1. Thuốc trị gout cấp tính 

Mục tiêu điều trị cơn đau gout cấp là ức chế viêm và giảm đau nhanh. Các triệu chứng thường nghiêm trọng trong 24 giờ đầu tiên và cơn đau sẽ biến mất trong vòng 12 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Dưới đây là 3 nhóm thuốc điều trị gout cấp tính hay thốc chữa bệnh gout cấp (bùng phát) được sử dụng phổ biến.

1.1.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho cơn đau gout cấp tính. Chúng có tác dụng giảm đau và viêm do các tinh thể acid uric gây ra. Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể.

Người bệnh có thể sử dụng NSAID không kê đơn như ibuprofen và naproxen hoặc NSAID kê đơn như indomethacin và celecoxib để ngăn cơn cấp tính.

Thuốc NSAID được sử dụng phổ biến cho người bệnh gout cấp tính
Thuốc NSAID được sử dụng phổ biến cho người bệnh gout cấp tính

Tuy nhiên, aspirin thuộc nhóm NSAID nhưng không được khuyến khích sử dụngđối với người bệnh gout vì nó có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu của người bệnh.

Cũng như các loại thuốc điều trị bệnh gout khác, NSAID có thể có tác dụng phụ. Phổ biến nhất là các vấn đề về đường tiêu hóa như loét và xuất huyết dạ dày.

1.1.2. Thuốc corticosteroid

Corticosteroid (Corticoid), còn được gọi là steroid. Steroid là loại thuốc mạnh được sử dụng để giảm sưng đau và viêm. Steroid thường chỉ được dùng cho bệnh gout nếu người bệnh không thể dùng NSAIDS hoặc colchicine. 

Corticosteroid có thể được sử dụng dưới dạng tiêm vào khớp bị ảnh hưởng (steroid trong khớp) hoặc tiêm toàn thân (bằng đường uống, chẳng hạn như prednisone hoặc medrol). 

Corticosteroid có thể gây ra thay đổi tâm trạng, khó ngủ, tăng huyết áp, đường huyết, gây mỏng xương và khiến cơ thể dễ nhiễm trùng.

Một lựa chọn khác là ACTH (hormone adrenocorticotropic; Corticotropin), được tiêm dưới da. ACTH có tác dụng phụ tương tự như steroid đường uống, nhưng ít ảnh hưởng hơn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể (khả năng chống nhiễm trùng).

1.1.3. Colchicin

Thuốc colchicine được chỉ định khi người bệnh không sử dụng được NSAI và steroid
Thuốc colchicine được chỉ định khi người bệnh không sử dụng được NSAI và steroid

Một lựa chọn khác của thuốc tây chữa bệnh bệnh gout là colchicine. Thuốc này là thuốc trị gout hiệu quả nhất trong thời gian đầu khi bệnh gout mới phát triển. Thuốc trị gout này thường được sử dụng khi người bệnh không dung nạp NSAID hoặc corticosteroid.

Colchicine được sử dụng để giảm bùng phát bệnh gout khi bắt đầu sử dụng allopurinol hoặc các thuốc hạ acid uric khác. 

Liều thấp của thuốc được dung nạp tốt, trong khi đó liều cao có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

1.2. Thuốc giảm tổng hợp acid uric

Trong khi các phương pháp điều trị ngắn hạn có tác dụng ngăn chặn cơn đau gout cấp tính tấn công thì phương pháp điều trị dài hạn được sử dụng để giảm nồng độ acid uric trong máu.

Điều này sẽ làm giảm tần suất các cơn đau gout và theo thời gian, giảm sự hình thành hạt tophi và giảm nguy cơ phá hủy khớp. Đây còn gọi là liệu pháp hạ urat bằng cách ức chế men xanthin oxidase – XO.

Mục tiêu của thuốc trị gout này là giảm nồng độ acid uric xuống dưới 0,36 mmol/L. Nó được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xuất hiện hạt tophi và viêm khớp khi khám
  • Điều trị colchicine dự phòng cơn gout cấp tính không hiệu quả
  • Sỏi thận
  • Trước khi hóa trị liệu dự phòng hội chứng ly giải khối u
  • Nồng độ acid huyết thanh quá cao (> 12 mg/dl)

Nhóm thuốc này bao gồm:

1.2.1. Allopurinol 

Allopurinol - Thuốc giảm tổng hợp acid uric
Allopurinol - Thuốc giảm tổng hợp acid uric

Allopurinol (Lopurin và Zyloprim) là loại thuốc kê đơn phổ biến nhất để giảm nồng độ acid uric. Thuốc này được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) chấp nhận sử dụng điều trị hạ acid uric ở bệnh gout từ năm 1966.

Thuốc có tác dụng sau vài tuần điều trị, do đó, để giảm nguy cơ bùng phát cơn gout cấp tính, bác sĩ có thể kê hơn một liều nhỏ colchicine hoặc NSAID trong 3 - 6 tháng trước khi điều trị bằng allopurinol.

Trong quá trình điều trị, cần theo dõi các xét nghiệm gan, công thức máu và chức năng thận. Độc tính trong thuốc có khả năng gây phát ban, nhiễm độc gan, ức chế tủy xương và các phản ứng nghiêm trọng. 

Nên tránh dùng Allopurinol ở bệnh nhân dùng azathioprine, 6-mercilaurine và cyclophosphamide vì có nguy cơ nhiễm độc tủy xương.

1.2.2. Febuxostat 

Năm 2009, FDA đã phê duyệt việc sử dụng một chất ức chế xanthine oxidase ngăn ngừa chuyển hóa thành acid uric, febuxostat, để điều trị tăng acid uric máu trong bệnh gout.

Febuxostat được xử lý chủ yếu bởi gan, vì vậy nó an toàn cho những người bị bệnh thận. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến tổn thương gan. Vì vậy, nên theo dõi thường xuyên xét nghiệm máu. 

Tương tự như allopurinol, febuxostat  có những tương tác với azathioprine, 6MP và theophylline.

1.2.3. Topiroxostat 

Thuốc hạ acid uric có tác dụng ức chế men XO
Thuốc hạ acid uric có tác dụng ức chế men XO

Topiroxostat là một thuốc ức chế XO chọn lọc và không purin được sử dụng trong điều trị bệnh gout ở Nhật Bản. Hiệu quả của thuốc thông qua quá trình chuyển hóa hydroxylated 2-pyridine tạo thành caasi nối molybdenum thông qua oxy và tương tác với các đầu amino acid trong kênh hòa tan.

Thuốc được bào chế với hàm lượng 20, 40 và 60 mg. Liều ban đầu được khuyến cáo là 20 mg x 2 lần/ngày và liều tối đa là 80 mg x 2 lần/ngày.

1.3. Nhóm thuốc tăng thải acid uric

Nhóm thuốc thứ hai được sử dụng để giảm acid uric máu khi người bệnh sử dụng thuốc ức chế men XO không hiệu quả. Hiệu quả điều trị tăng cao khi sử dụng phối hợp hai nhóm thuốc này như mức độ acid uric được giảm nhanh và giải quyết được các hạt tophi.

Các thuốc trị bệnh gout thuộc nhóm này bao gồm:

1.3.1. Probenecid 

Thuốc probenecid tăng thải acid uric
Thuốc probenecid tăng thải acid uric

Probenecid là thuốc ức chế men URAT1. Nó là một loại thuốc chữa gout có tác dụng đối với những người bị giảm thanh thải acid uric qua thận và có chức năng thận bình thường.

Nó hoạt động để loại bỏ acid uric dư thừa qua nước tiểu của bạn. Điều này có thể làm giảm nồng độ acid uric của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng nồng độ acid uric trong nước tiểu của bạn tăng lên có thể gây ra sỏi thận.

Thuốc không có tính chọn lọc và tương tác với nhiều thuốc vì vậy nó chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng.

1.3.2. Benzbromarone 

Benzbromarone là thuốc được sử dụng đầu tiên với mục đích hạ acid uric, cso chế tương tự như probenecid.

Thuốc đạt hiệu quả điều trị hạ acid uric máu ở 92% người bệnh gout đạt nồng độ uric 200mg/ngày. Liều dùng điều chỉnh từ 50 đến 200 mg mỗi ngày.

Thuốc tăng đào thải acid uric qua đường tiết niệu nên cần chú ý đến người bệnh sỏi thận và những biện pháp kiềm hóa nước tiểu. Thuốc chữa bệnh gút này có thể được chỉ định đối với những người bệnh có chức năng thận suy yếu. 

Tuy nhiên, benzbromarone đã rút khỏi thị trường ở nhiều nước từ năm 2003 do các nghiên cứu về độc tính với gan.

1.3.3. Lesinurad 

Lesinurad đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt năm 2015
Lesinurad đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt năm 2015

Lesinurad (Zurampic), thuốc uống này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt vào năm 2015. Nó được sử dụng cho những người mà allopurinol hoặc febuxostat không làm giảm đủ nồng độ uric.

Lesinurad dùng phối hợp với allopurinol và febuxostat ở những người bệnh có xuất hiện hạt tophi. Tuy nhiên, thuốc trị bệnh gút này cũng ảnh hưởng đến chức năng suy thận.

1.4. Thuốc sinh học

Bên cạnh những thuốc trên mà người bệnh sử dụng không có hiệu quả, người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc sinh học sau đây:

1.4.1. Pegloticase 

Người ta cho rằng một số loại thuốc sinh học giúp điều trị bệnh gout bằng cách ngăn chặn các hóa chất, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u-alpha, có thể đóng một vai trò trong tình trạng viêm của bệnh gout.

Năm 2010, FDA đã phê duyệt loại thuốc sinh học đầu tiên cho bệnh gout có tên là pegloticase (Krystexxa). Thuốc này là một loại enzym chuyển đổi axit uric thành một hợp chất khác an toàn hơn, được gọi là allantoin.

Thuốc này được tiêm tĩnh mạch 2 tuần một lần. Nó giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nó thường được kê cho những người bị bệnh gout nặng mà không thấy thuyên giảm với các loại thuốc khác.

1.4.2. Anakinra 

Anakinra - Thuốc sinh học điều trị bệnh gout
Anakinra - Thuốc sinh học điều trị bệnh gout

Một loại sinh học khác mà bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh gout là anakinra (Kineret). Mặc dù nó không được FDA chấp thuận, anakinra là loại thuốc tiêm 100mg hàng ngày mà người bệnh có thể tự tiêm để giảm viêm. 

Sau khi tiêm thuốc gout (thuốc gút) này, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng thuyên giảm trong vòng vài giờ. Nhiễm trùng là một tác dụng phụ có thể xảy ra của anakinra nhưng thuốc này có thể được sử dụng nếu không có tác dụng nào khác.

1.4.3. Rasburicase 

Tương tự như pegloticase, rasburicase vốn là enzyme chuyển hóa acid uric tháng allantoin. 

Tác dụng chính dùng để phòng ngừa và điều trị hội chứng ly giải khối u ở những người được hóa trị liệu cho bệnh ung thư huyết học. Thuốc này được sử dụng trong tăng acid uric máu ở người bệnh gout, bệnh thấp khớp và tiêu cơ vân khi bị suy thận.

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây sốc phản vệ, methemoglobinemia có thể xảy ra ở những người nhạy cảm như thiếu G6PDH do quá trình sản xuất hydro peroxide trong phản ứng urate.

Bên cạnh những thuốc tây kể trên, một số người có tình trạng sức khỏe có mắc các bệnh kèm theo như huyết áp cao và lượng chất béo trung bình có có thể nhận thấy rằng những thuốc họ dùng cho những tình trạng đó cũng có thể giúp giảm acid uric.

Chẳng hạn như thuốc losartan (một loại thuốc huyết áp) và fenofibrate (một loại thuốc giúp giảm chất béo trung tính).

Trong một số trường hợp, cơn đau gout có thể nghiêm trọng đến mức bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phiện, chẳng hạn như hydrocodone hoặc oxycodone với acetaminophen, hydromorphone hoặc morphin. Đây là những opioid nên bác sĩ cần theo dõi cần thận khi người bệnh đang dùng thuốc này.

2. Thuốc Đông y chữa bệnh gout 

Hiện nay, việc sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị bệnh đang được nhiều người ưa chuộng, bao gồm bệnh gout. 

Thuốc đông y chữa bệnh gout
Thuốc đông y chữa bệnh gout

Theo Đông y, dựa trên các thể bệnh khác nhau mà người bệnh được kê những bài thuốc phù hợp với người bệnh. Cách điều trị gout bằng thuốc đông y như sau:

  • Trị bệnh gout cấp tính dùng bài thuốc Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm hoặc Gia vị tam diệu thang.
  • Trị bệnh gout mạn tính dùng bài thuốc Ô đầu tế tân thang hoặc Nghiệm Phương.
  • Đối với người bệnh thể thấp nhiệt uẩn kết dùng bài thuốc Niêm thống thang gia giảm.
  • Đối với thể phong thấp hàn, huyết ứ dùng bài thuốc Kê huyết phụ tử niêm thống thang.
  • Đối với thể đàm trở lạc dùng bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

3. Chữa bệnh Gout bằng thuốc nam 

Chữa bệnh gout bằng lá ổi
Chữa bệnh gout bằng lá ổi

Bên cạnh những phương pháp sử dụng thuốc tây chữa bệnh gout hoặc bài thuốc đông y chữa bệnh gout, người bệnh gout có thể sử dụng các bài thuốc nam để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

So với việc dùng thuốc tây thì thuốc nam an toàn hơn bởi nó sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên nên không gây ra nhiều tác dụng phụ, giá thuốc nam cũng rẻ hơn so với thuốc tây y.

Cách trị bệnh gout bằng thuốc nam sử dụng các thảo dược như dây gắm, lá lốt, tía tô, cây sói rừng, củ ráy, bồ công anh, cây lược vàng, lá ổi,...

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị gout

Lưu ý khi sử dụng thuốc gout
Lưu ý khi sử dụng thuốc gout

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh các tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc khi sử dụng thuốc trị gout, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sức khỏe hiện tại.
  • Thảo luận với bác sĩ về thuốc mà bạn đang sử dụng.
  • Không nên sử dụng nhóm thuốc hạ acid uric máu khi cơn đau gout bùng phát. Tuy nhiên nếu đang trong thời gian điều trị bằng những thuốc này, khi cơn đau tái phát người bệnh vẫn tiếp tục dùng các loại thuốc này.
  • Tăng cường uống nhiều nước để tránh tác dụng phụ của thuốc gout ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu của thận, đặc biệt là probenecid.
  • Xét nghiệm chức năng gan và thận thường xuyên khi sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan và thận.
  • Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc và tái khám theo lịch hẹn.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp được các thuốc trị gout và đưa ra cách nhìn toàn diện đối với mỗi loại. Vì vậy các bệnh nhân hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc gọi điện ngay tới hotline dưới đây để được các chuyên gia tư vấn chính xác hơn nhé!

0768.299.399

Nếu bạn thấy bài viết này hay đừng ngại like và share đến mọi người để chung tay đẩy lùi bệnh Gout nhé! Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (69 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận