Bật mí cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả

Đau lưng là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt tình trạng này ngày càng trẻ hóa ở nước ta. Bài viết này đưa ra một số cách chữa đau lưng tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt đau lưng.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh đau lưng có chữa được không?
Bệnh đau lưng có chữa được không?

1. Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng là một triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều người với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, các cơn đau này không quá nghiêm trọng, sẽ không nguy hiểm đến tính mạng  và hầu hết sẽ tự khỏi sau khi nghỉ ngơi.

Tuy nhiên nếu cơn đau lưng kéo dài, không rõ nguyên nhân thì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường âm ỉ, kéo dài đôi khi có thể xuất hiện cơn đau dữ dội. Những cơn đau này tăng lên khi vận động mạnh, ho hoặc hắt hơi.
  • Thoái hóa cột sống vùng thắt lưng: Bệnh xảy ra ở vị trí cột sống vùng thắt lưng, gây ra cơn đau liên tục, đau tăng dần khi cúi người hoặc bê nhấc đồ nặng.
  • Gai cột sống:  Do thoái hóa cột sống thắt lưng, khiến cột sống vùng này mọc ra gai xương cọ sát vào các vùng bên cạnh, gây ra cơn đau lưng và khó chịu cho người bệnh mỗi khi di chuyển. Cơn đau lưng do gai cột sống có thể lan rộng, dọc theo cột sống.
Gai cột sống là một trong số nhiều nguyên nhân gay ra đau lưng
Gai cột sống là một trong số nhiều nguyên nhân gay ra đau lưng
  • Đau dây thần kinh tọa: Biểu hiện của bệnh là những cơn đau lưng chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa ( chạy từ vùng hông đến phía sau bàn chân).
  • Hẹp ống sống thắt lưng: Do tình trạng thoái hóa dây chằng cột sống khiến chúng dày lên, lòng ống sống bị hẹp đi, gây ra cơn đau lưng có xu hướng lan xuống phía dưới.

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, đau lưng cũng có thể là hậu quả của các nguyên nhân cơ học như: chấn thương, vận động sai tư thế, nâng đồ vật nặng không đúng cách…

Các vị trí đau lưng thường gặp ở các bệnh bao gồm:

  • Đau lưng bên trái
  • Đau lưng phía bên phải
  • Đau lưng ở giữa

Mỗi vị trí đau lưng kèm theo triệu chứng đau là dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh, vì thế hãy đến gặp bác sĩ khi thấy cơn đau lưng kéo dài.

2. Cách chữa đau lưng tại nhà

Với những cơn đau lưng không dữ dội, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau lưng tại nhà vừa đơn giản lại tiết kiệm chi phí và đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ.

2.1. Chườm

Chườm bao gồm chườm lạnh và chườm nóng là hai phương pháp giúp giảm đau lưng hiệu quả, nhưng thực hiện rất đơn giản.

Chườm lạnh là phương pháp mang lại hiệu quả cao cho các cơn đau lưng do chấn thương cấp tính hoặc căng thẳng ngay lập tức. Chườm lạnh giúp co mạch, gây tê cơn đau, giảm sưng và chống viêm.

Cách thực hiện chườm lạnh cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ đá vào túi chườm lạnh chuyên dụng, bọc một lớp khăn bên ngoài để tránh bỏng lạnh. Chườm lên vùng lưng đau trong khoảng 10 - 15 phút.

Chườm nóng là phương pháp thực hiện sau chườm lạnh 1-2 ngày để cắt cơn đau hoặc được áp dụng cho các cơn đau lưng mạn tính, chườm nóng có tác dụng giãn cơ, kích thích máu lưu thông đến vị trí tổn thương, giúp thư giãn cơ, tăng khả năng hồi phục.

Cách thực hiện chườm nóng cũng tương tự như chườm lạnh, sử dụng các dụng cụ làm nóng như túi chườm nóng chuyên dụng, khăn ấm đặt lên vùng lưng bị đau.

Lưu ý không áp dụng phương pháp chườm lên vết thương hở và không nên chườm trực tiếp vì có thể gây tổn thương vùng da phía trên, hãy dùng một chiếc khăn bọc bên ngoài trước khi chườm.

Chườm lạnh và chườm nóng là phương pháp giúp giảm đau lưng hiệu quả
Chườm lạnh và chườm nóng là phương pháp giúp giảm đau lưng hiệu quả

2.2. Tập yoga hỗ trợ giảm đau lưng

Các động tác yoga có tác dụng làm giảm tình trạng đau lưng mạn tính do nhiều bệnh vì: 

  • Tập yoga giúp thư giãn các cơ 
  • Giảm sự chèn của cột sống lên rễ các dây thần kinh
  • Kích thích cơ thể tăng cường giải phóng Endorphin, chất có tác dụng giảm đau tự nhiên.
  • Giúp cột sống và các cơ quanh cột sống thêm dẻo dai.

Lưu ý khi tập yoga: không nên tập khi đang bị các cơn đau lưng cấp và không nên thực hiện các động tác đòi hỏi độ khó cao khi không có người hướng dẫn

2.3. Thiền giúp giảm đau lưng

Trong những năm gần đây, thiền được coi là một phương pháp giảm đau mạn tính hiệu quả. Các nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của thiền với các bệnh đau mạn tính, trong đó bao gồm cả đau lưng.

Thiền giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng đồng thời kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin, nhờ vậy giúp người bệnh cảm nhận và kiểm soát được cơn đau.

2.4. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng quyết định khá lớn đến tình trạng đau lưng của bệnh nhân. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ chất sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Trong đó, các nhóm chất mà người bị đau lưng cần lưu ý bổ sung là:

  • Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Đây là 2 dưỡng chất quan trọng, quyết định sự chắc khỏe của hệ xương. Nếu cơ thể thiếu hụt một trong 2 chất này sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống. Các thực phẩm giàu vitamin D và canxi bao gồm: sữa và các sản phẩm từ sữa, cá hồi, các loại hạt, rau có màu xanh đậm…
  • Những loại thực phẩm có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng đau lưng: trà xanh, gừng, trái anh đào, nghệ…
Một số loại thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm
Một số loại thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm

2.6. Sử dụng thuốc tây y giảm đau 

Sử dụng các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau tạm thời, cho hiệu quả giảm đau lưng nhanh chóng. Các thuốc này bao gồm: paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid - NSAIDs (diclofenac, indomethacin,  celecoxib…)

Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rằng sử dụng các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, hoàn toàn không giải quyết được nguyên nhân gây ra đau lưng, vì vậy không thể cắt dứt điểm cơn đau.

Nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng như loét dạ dày, xuất huyết dưới da, nghiêm trọng hơn có thể gây loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch.

3. Các lưu ý khi bị đau lưng

Các cơn đau lưng không chỉ làm suy giảm sức khỏe người bệnh, mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Một số thói quen trong cuộc sống có thể làm cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số điều mà bệnh nhân đau lưng cần phải lưu ý để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn:

Thứ nhất, người bệnh cần điều chỉnh tư thế để giảm áp lực lên vùng thắt lưng. Các tư thế sai sẽ khiến các đau âm ỉ kéo dài hơn như ngồi xổm, ngủ cong lưng, cúi người đột ngột…

  • Tư thế ngồi làm việc đúng: Đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay, giữ lưng thẳng để giảm áp lực đè lên cột sống, hạn chế cúi đầu hoặc ngước nhìn lên trên quá lâu.
  • Tư thế đúng khi mang vác vật nặng: Luôn giữ lưng thẳng khi mang đồ, bê đồ hoặc khi nâng lên, đặt xuống chỉ dùng cử động của tay và chân.
  • Tránh các động tác mạnh, đột ngột như xoay người, khiêng nặng, ngồi dậy đột ngột…
  • Hạn chế ngồi xổm và thực hiện các tư thế gập cột sống.
Tư thế ngồi làm việc chính xác, giúp giảm đau lưng
Tư thế ngồi làm việc chính xác, giúp giảm đau lưng

Thứ hai, người bị đau lưng không nên duy trì một tư thế quá lâu. Việc duy trì một tư thế trong thời gian dài gây ra tình trạng căng cơ, mỏi khớp, lâu ngày sẽ gây ra bệnh đau lưng mạn tính. Vì vậy, để giảm bớt đau lưng bạn cần: 

  • Tránh ngồi làm việc quá nhiều: Tốt nhất bạn nên cố gắng đứng dậy và đi bộ trong một khoảng thời gian ngắn sau mỗi 60 phút làm việc, giúp giảm bớt áp lực lên vùng cột sống thắt lưng.
  • Thay đổi tư thế: Tư thế chuẩn xác để không gây tổn hại cột sống là giữ cho cổ, vai và lưng thẳng hàng.
  • Thường xuyên luân chuyển hoạt động: Việc chỉ thực hiện một công việc khiến một nhóm cơ và khớp bị áp lực quá mức. Vì vậy khi ngồi hoặc đứng quá lâu, bạn nên chuyển sang tư thế khác.

Thứ ba, duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao. Thừa cân khiến các cơ lưng bị căng ra, gây ra đau lưng. Vì vậy giảm cân là một cách giảm đau lưng hiệu quả đối với những người đang bị thừa cân và ngăn ngừa được nhiều bệnh khác.

Trên đây là một số cách chữa đau lưng tại nhà mà bạn có thể áp dụng, các phương pháp này giúp giảm đáng kể tình trạng đau lưng mạn tính do nhiều bệnh lý gây ra.

Để kiểm soát và đẩy lùi đau lưng, hãy tập cho mình lối sống khoa học và chế độ ăn lành mạnh bạn nhé. Nếu bạn thấy thắc mắc về bất cứ thông tin nào xin vui lòng gọi tới hotline dưới đây để được tư vấn kỹ hơn nhé!

0768.299.399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận