Cách giảm axit uric hiệu quả không cần dùng thuốc

Axit uric máu cao có liên quan mật thiết với bệnh Gout, vì vậy cách giảm axit uric máu tự nhiên và an toàn được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc “bỏ túi” một số cách giảm acid uric vô cùng hiệu quả, đừng bỏ qua nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Cách giảm axit uric
Cách giảm axit uric

1. Ăn nhiều rau xanh

Các loại rau lá xanh thường chứa hàm lượng các vitamin, đặc biệt là vitamin C cao, giúp giảm acid uric hiệu quả. Nên tăng cường các loại rau xanh như rau mùi, cần tây, cây trạch tả.

  • Rau mùi: Là loại rau chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, giảm acid uric máu và kiểm soát bệnh gout hiệu quả.
  • Rau cần tây: Không chỉ có tính mát, cần tây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Một số chất như acid phenolic, acid acetic, acid folic và flavonoid trong cần tây có tác dụng giảm axit uric tốt. Có thể ép cần tây để uống nước hoặc chế biến thành các món ăn.
  • Cây trạch tả: Chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể từ đó giảm nồng độ acid uric trong máu. 

2. Cách giảm axit uric - Uống nhiều nước

Một cách giảm acid uric đơn giản nhưng hiệu quả là tăng cường uống nước. Acid uric đào thải qua thận bằng đường nước tiểu, uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, giúp kích thích hoạt động tiểu tiện và tăng đào thải axit uric tốt hơn.

Đặc biệt, trong các trường hợp cơ thể ra nhiều mồ hôi như tập thể dục thể thao, hoạt động nặng,... Bạn nên bổ sung nhiều nước để tránh mất nước và ngăn axit uric có cơ hội kết tủa tạo thành các tinh thể muối urat gây bệnh gout.

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung bằng nước dừa, sữa tách béo, sữa không đường hoặc các loại nước ép trái cây…

3. Bổ sung các loại hoa quả

Trong các loại hoa quả như táo, nho, cherry, chuối, ổi,... có chứa nhiều thành phần giúp giảm acid uric hiệu quả.

  • Táo: Táo chứa hàm lượng acid malic cao, trung hòa tự nhiên lượng acid uric trong máu. Nên duy trì ăn táo hàng ngày trước, trong và sau bữa ăn để đạt hiệu quả.
Táo
Táo
  • Nho: Nho là loại quả kiềm tính, giàu vitamin, có tác dụng bổ khí huyết, trị gân cốt thấp thống và lợi niệu. Đặc biệt nho hầu như không có nhân purin nên không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Cherry: Trong cherry chứa một hoạt chất đặc biệt là anthocyanins - chất chống viêm. Bởi vậy có thể vừa hỗ trợ giảm acid uric máu cũng như ngăn chặn sự kết tinh của các tinh thể muối.
  • Chuối: Chuối giàu chất xơ, vitamin B6, magie, kali có lợi cho những người có acid uric máu cao. Ngoài ra, chuối còn chứa acid folic, đóng vai trò quan trọng kiểm soát chỉ số axit uric.
  • Ổi: Chất dinh dưỡng, vitamin C, kali trong ổi tốt cho người bệnh gout, hạn chế hình thành tinh thể muối ở các mô khớp.

4. Tăng cường vitamin C

Vitamin C thúc đẩy quá trình thận đào thải acid uric ra ngoài qua hoạt động tiểu tiện. Bổ sung vitamin C bằng các loại hoa củ quả như cam, quýt, thanh long, bưởi, dâu tây, kiwi hoặc các loại rau có màu xanh đậm.

5. Uống cafe với lượng vừa phải

Một nghiên cứu đã chứng minh, nguy cơ mắc bệnh gout ở những phụ nữ uống 1 - 3 ly cafe mỗi ngày là 22%, tỷ lệ này ở phụ nữ uống hơn 4 tách cafe mỗi ngày là 57%. Điều này được giải thích bằng khả năng giảm acid uric của cafe.

Nếu biết cách uống cafe với lượng hợp lý có thể duy trì nồng độ axit uric ổn định, hạn chế sự phát triển của bệnh gout.

Uống cafe với lượng vừa phải để giảm acid uric
Uống cafe với lượng vừa phải để giảm acid uric

6. Dùng lá tía tô giảm acid uric

Các thành phần trong lá tía tô như vitamin A, C, photpho có tác dụng ức chế quá trình sản xuất axit uric bằng cách ức chế enzym hình thành acid uric trong cơ thể. Cùng với đó, lá tía tô có công dụng lợi tiểu nên tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.

Các cách giảm axit uric bằng lá tía tô như ăn sống, uống nước lá tía tô khi còn ấm hoặc uống trà tía tô khô.

7. Cách giảm acid uric bằng hạt cần tây

Hạt cần tây có chứa hoạt chất ức chế enzym xanthin oxidase, đây là một enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất axit uric tại gan. Nhờ đó, hạt cần tây có tác dụng giảm axit dư thừa sau 3 - 6 tuần mà không đi kèm các tác dụng phụ.

8. Cách làm giảm axit uric bằng giấm táo

Acid malic trong giấm táo có tác dụng phá vỡ tinh thể muối urat, tăng cường đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra giấm táo còn giúp giảm cân và chống lại tình trạng sưng viêm ở khớp.

Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên sử dụng 2 thìa giấm táo pha với mật ong và nước ấm trong ngày có thể giảm đáng kể axit uric máu.

9. Giảm căng thẳng, stress

Tình trạng căng thẳng, stress, lười vận động hay thói quen ngủ muộn có thể tăng tình trạng sưng viêm ở bệnh nhân gout và đặc biệt là cảnh báo khi tình trạng acid uric tăng cao.

Để giảm acid uric bạn nên giữ tinh thần thoải mái và có giờ giấc sinh hoạt phù hợp. 

Giữ tinh thần thoải mái để duy trì nồng độ acid uric ổn định
Giữ tinh thần thoải mái để duy trì nồng độ acid uric ổn định

10. Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, là nguyên nhân dẫn tới nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Ngược lại, giảm cân quá nhanh, đặc biệt là nhịn ăn, cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Vì vậy, cần duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân theo kế hoạch với phương pháp an toàn, hiệu quả lâu dài như tập thể dục kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

11. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Purin phân hủy tạo ra acid uric, ăn nhiều thực phẩm giàu purin có thể dẫn tới tạo ra quá nhiều acid uric từ đó làm tăng nồng độ của chúng trong máu. Lưu ý nên hạn chế những thực phẩm giàu purin như thịt xông khói, một số loại cá, nội tạng, nấm, các loại rau mầm, rượu bia,...

Thay vào đó nên tăng cường thực phẩm có hàm lượng purin thấp hơn, có thể giảm acid uric hoặc ít nhất và ít tăng thêm. Bao gồm các loại như sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại trái cây, súp lơ, khoai tây, bí đỏ,...

Một số lưu ý về cách giảm axit uric hiệu quả

Để giảm acid uric một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điểm sau;

  • Hạn chế, tốt nhất là tránh xa rượu bia, các chất kích thích và đồ uống nhiều đường.
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm acid uric trong máu được bác sĩ kê đơn, dùng đúng cách và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa)
  • Một số thuốc và chất bổ sung như vitamin B3, aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch có thể làm cho axit uric tích tụ trong máu. Khi sử dụng lâu dài nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Khi phát hiện dư thừa axit uric nên kiểm tra nồng độ insulin trong máu, bởi lượng đường trong máu cao có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa axit uric.
  • Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày, lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Trên đây chính là một số cách giảm axit uric tự nhiên, hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang bị bệnh gout “hành hạ”, liên hệ ngay tới hotline 0768299399 hoặc để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia tư vấn một cách cụ thể nhất nhé!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận