Cách nấu cao gằm từ dây gắm chữa bệnh gout hiệu quả

Dây gắm là một loại dược liệu nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc với công dụng đẩy lùi bệnh gout và các bệnh xương khớp hiệu quả. Trong đó dây gắm thường được chế biến thành dạng cao để sử dụng dễ dàng hơn và tăng hiệu quả điều trị. Bạn có thể tham khảo cách nấu cao gắm từ dây gắm trong bài viết này nhé

Mục lục [ Ẩn ]
Cao gắm có khả năng đẩy lùi các triệu chứng bệnh gout hiệu quả
Cao gắm có khả năng đẩy lùi các triệu chứng bệnh gout hiệu quả

1. Cao gắm là gì?

Cao gắm là loại cao dược liệu được cô đặc từ tinh chất cây dây gắm, một loại thảo dược từ núi rừng Tây Bắc. Các bài thuốc từ dây gắm được bắt nguồn từ bà con dân tộc Tày sống tại các huyện miền núi Yên Bái. 

Trước đây, bà con lấy phần thân và rễ cây dây gắm phơi khô và dùng để đun nước uống trong thời gian dài. Nhưng sau này, người dân đã biết dùng dây gắm nấu thành cao để tiết kiệm thời gian đun sắc và tiện lợi hơn khi sử dụng.

Cao gắm có màu đen, vị đắng hậu ngọt, tính mát, có công dụng hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh gout (gút), cũng như những bệnh xương khớp khác. 

Dù là bài thuốc dân gian, nhưng tác dụng của cao gắm đã được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chứng minh.

Vì thế khi bị gout hoặc mắc bệnh xương khớp, nhiều người bệnh đã biết đến và sử dụng sản phẩm cao gắm. Nhưng cách nấu cao gắm như thế nào thì có lẽ còn khá ít người biết.

2. Cách nấu cao gắm từ dây gắm

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm cao gắm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, để tạo ra cao gắm đúng tiêu chuẩn, đa phần đều phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu cao:

  • Thu hái dược liệu: Dược liệu được lựa chọn phải là dây gắm trên 4 năm tuổi để có dược tính tốt hơn. Đa phần dược liệu dây gắm thu hái đều được thu hái ở vùng núi các tỉnh Tây Bắc, trong đó dây gắm Yên Bái được nhiều người biết đến nhất.
  • Làm sạch dược liệu: Dây gắm sau khi thu hái cần rửa sạch, loại bỏ các tạp chất hoặc chất bẩn, cùng với những bộ phận dược liệu không đạt yêu cầu.

Bước 2: Sơ chế dược liệu trước khi nấu cao:

  • Rễ và thân dây gắm sau khi làm sạch sẽ thái thành các lát mỏng. Nếu tự nấu tại nhà với số lượng ít thì đây là một công đoạn tốn khá nhiều công sức và thời gian.
  • Sấy khô hoặc phơi khô tự nhiên dược liệu để thoát bớt hơi nước, giúp quá trình nấu cao nhanh chóng và tốn ít nhiên liệu hơn.

Bước 3: Tiến hành nấu cao gắm

  • Các lát dây gắm đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào nồi và đem đun cùng nước. Bạn cần đun sôi và châm nước thường xuyên khoảng 3 ngày 3 đêm cho đến khi dây gắm được nấu nhừ.
  • Tiến hành tinh lọc bỏ bã dược liệu và nước sắc dây gắm.
  • Cô đặc nước sắc dây gắm thành cao, đây là giai đoạn quan trọng cần phải kiểm soát nhiệt độ cần thận, vì nhiệt độ cao sẽ khiến cao gắm bị khét và mất đi dược tính vốn có. Nhiệt độ tối ưu để cô đặc cao gắm là từ 60-80 độ C.

Bước 4: Đóng gói và bảo quản cao gắm, cao gắm sau khi thu được sẽ được chia thành bánh với khối lượng nhất định, sau đó bảo quản kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Quy trình nấu cao gắm
Quy trình nấu cao gắm 

3. Cách nhận biết cao gắm chuẩn và cao gắm dởm

Với khả năng chữa bệnh gout và các bệnh xương khớp hiệu quả nên cao gắm được tìm mua khá phổ biến. Lợi dụng lòng tin, mong muốn chữa hết bệnh và sự hiểu biết chưa đầy đủ của nhiều người mà những đối tượng xấu đã làm giả cao gắm.

Điều này không những không mang lại tác dụng chữa bệnh mà thậm chí còn gây ra nhiều tác hại cho người dùng, khiến người bệnh giảm niềm tin vào sản phẩm.

Để phân biệt được cao gắm xịn và cao gắm dởm không phải ai cũng làm được, nhất là những người dùng ít hiểu biết về thuốc Đông y.

Một số mẹo giúp bạn phân biệt cao gắm thật và cao gắm giả như sau:

  • Cao gắm xịn thường có màu nâu đỏ hoặc đen, tùy thuộc vào loại dây gắm dùng để nấu cao, cao gắm đỏ có vị đắng nhẹ, dễ sử dụng hơn nhưng cao gắm đem lại các tác dụng tốt hơn.
  • Cao gắm chuẩn phải có mùi thơm dịu của dược liệu, bạn có thể ngửi ngay khi cầm. Ngược lại cao gắm kém chất lượng sẽ có mùi quá nồng đậm hoặc quá nhạt.
  • Vị cao gắm thật sẽ có vị đắng nhẫn nơi đầu lưỡi khi nếm thử.

Do việc phân biệt cao gắm chẩn và cao gắm kém chất lượng là khá khó khăn nên cách tốt nhất bạn nên lựa chọn đơn vị có uy tín trên thị trường, không nên tin vào các lời quảng cáo trên mạng.

Rất khó để phân biệt cao gắm giả với cao gắm thật
Rất khó để phân biệt cao gắm giả với cao gắm thật

4. Lưu ý khi sử dụng cao gắm 

Cao gắm thành phẩm sau khi nấu xong có thể ở dạng lỏng hoặc bánh, các dạng này khá phổ biến trên thị trường, giá rẻ. Tuy nhiên dạng này thường có nhiều nhược điểm sau:

  • Cao gắm dạng khô với cách dùng như sau: cắt thành các miếng nhỏ hơn để dùng.  Cách này khiến liều dùng không ổn định, đôi khi có thể quên chia hoặc chia miếng quá lớn, dẫn đến dùng quá liều.
  • Cao gắm dạng này thường được nấu bằng bếp thủ công bởi các cơ sở tự phát nên khó kiểm soát nhiệt độ khiến cao gắm dễ bị mất đi các dược tính quý giá.
  • Cao gắm dạng này khi ngâm vào nước sẽ có vị rất đắng, khiến người bệnh khó uống.
  • Hầu hết các cao gắm dạng này đề đóng gói đơn giản, trong quá trình sử dụng dễ bị nhiễm khuẩn gây mất vệ sinh.
  • Khó phân biệt được cao gắm thật với các loại hàng giả, hàng nhái

Để khắc phục các nhược điểm kể trên, hiện nay Công ty Dược Kiên Minh đã bào chế thành công cao gắm dạng viên nén, được Bộ Y tế - Cục ATTP cấp phép, sản phẩm có hàm lượng cao gắm đạt tiêu chuẩn nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng.

Các ưu điểm vượt trội của viên uống Cao gắm như sau:

  • Mỗi viên nén chứa hàm lượng ổn định 500 mg Cao khô dây gắm.
  • Mỗi ngày chỉ cần uống 2-3 lần sau bữa ăn sáng, tối 30 phút.
  • Hạn sử dụng lên đến 36 tháng 
  • Dễ chia liều nên người bệnh có thể dùng cao gắm với liều lượng chính xác.
Cao gắm dạng viên nén hiện đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người vì có nhiều ưu điểm vượt trội
Cao gắm dạng viên nén hiện đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người vì có nhiều ưu điểm vượt trội

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nấu cao gắm từ dây gắm và những thông tin lưu ý khi sử dụng cao gắm. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tác dụng và tránh tình trạng “tiền mất tật mang” bạn cần tìm hiểu kỹ sản phẩm và đơn vị cung cấp trước khi quyết định sử dụng. 

Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Cao gắm chữa bệnh gout hoặc đang bị gout “hành hạ” mà chưa tìm ra giải pháp hiệu quả. Hãy gọi ngay đến số hotline 0768.299.399 để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn MIỄN PHÍ và CỤ THỂ nhất nhé.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.6 (5 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận