Tác dụng và cách dùng cao ngựa: Bạn có biết?

Từ lâu, cao ngựa luôn được biết đến như một thực phẩm quý trong đông y với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thực sự tốt cho tất cả mọi người không? Cao ngựa chữa bệnh gì?... Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về cao ngựa cũng như tác dụng và cách sử dụng nó nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của cao ngựa đối với sức khỏe
Tác dụng của cao ngựa đối với sức khỏe

1. Tác dụng của cao ngựa

Luôn được mệnh danh là vị thuốc quý trong Đông y, cao ngựa mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

1.1. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Đây là tác dụng nổi bật của cao ngựa bởi trong nó có chứa một lượng canxi, phospho và keratin cao hơn các thực phẩm khác. Các chất này là thành phần cấu tạo nên cấu trúc xương giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.

Ngoài ra, nó còn được biết đến với tác dụng cải thiện các bệnh lý về xương khớp, chẳng hạn như thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp. Điều này là do nó có chứa thành phần acid condroietin sulfuric. 

Hoạt chất này có tác dụng tăng khả năng hoạt động của khớp thông qua việc giảm sự bào mòn, tổn thương khớp, từ đó nhằm cải thiện các tình trạng bệnh lý xương khớp.

Cao ngựa giúp tăng cường sức khỏe xương khớp
Cao ngựa giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

1.2. Bồi bổ cơ thể suy nhược

Nhờ thành phần có chứa 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể mà cao ngựa được nhiều người ưa chuộng và sử dụng như một phương thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.

Do đó, nó thường được sử dụng cho người bệnh vừa ốm dậy, phụ nữ sau sinh có thể trạng yếu, trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, người tiêu hóa kém và những người hoạt động thể chất nhiều.

1.3. Tăng cường phát triển ở trẻ 

Trẻ nhỏ là đối tượng rất cần được bổ sung dinh dưỡng để phát triển cả thể chất và trí tuệ. Do đó, sử dụng cao ngựa có thể làm tăng sự phát triển của trẻ. 

Điều này là do nó có chứa 17 acid amin và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Hơn nữa, nó còn cải thiện tình trạng còi xương ở những trẻ kém phát triển.

Cao ngựa giúp trẻ phát triển toàn diện
Cao ngựa giúp trẻ phát triển toàn diện

1.4. Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng luôn cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để có thể nuôi dưỡng thai nhi và tăng dinh dưỡng cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cao ngựa là một trong những thực phẩm tuyệt vời bởi nó có chứa hàm lượng lớn canxi, đạm và acid amin để tăng cường sự thiếu hụt về dinh dưỡng trước và sau thai kỳ.

1.5. Cải thiện tình trạng mất ngủ

Trong cao ngựa có chứa hàm lượng tryptophan có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ tốt hơn và giảm tình trạng mệt mỏi do mất ngủ thường xuyên. Ngoài ta, hoạt chất này còn có tác dụng giúp thư giãn, giảm thiểu stress do công việc hoặc áp lực cuộc sống.

1.6. Giảm mỡ máu hiệu quả

Cao ngựa có tác dụng làm giảm đáng kể cholesterol dư thừa trong máu, nguyên nhân gây ra các vấn đề  về bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ,...

Tác dụng này là do nó có chứa các thành phần như lysine, arginine, flavonoid,... có tác dụng là giảm các cholesterol có hại trong cơ thể. 

1.7. Tốt cho hệ tiêu hóa

Nó còn có tác dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày - tá tràng mạn tính và giúp người sử dụng cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

Nhờ tác dụng của các acid amin giúp ức chế quá trình oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do và các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa.

2. Những điều bạn nên biết về cao ngựa

Với những tác dụng tuyệt vời của cao ngựa như vậy, mời độc giả theo dõi để hiểu về nó nhé!

2.1. Cao ngựa là gì?

Hình ảnh cao ngựa
Hình ảnh cao ngựa

Cũng giống như các loại cao khác, cao ngựa được chế biến từ xương ngựa. Quá trình tạo thành nó được tiến hành bằng cách chưng cất cách thủy nước cốt xương ngựa ở nhiệt độ cao trong nhiều ngày.

Sau khi quá trình nấu cao, nó được loại bỏ hoàn toàn nước và thu được khối cao ngựa thể nước. Cuối cùng, nó được cắt thành những miếng nhỏ với khối lượng thích hợp và bọc trong nilon kín để tránh tiếp xúc với không khí.

Tìm hiểu thêm: Thịt thỏ có tốt cho sức khỏe không?

2.2. Cao ngựa gồm những loại nào?

Cao ngựa được phân chia theo nhiều loại khác nhau tùy thuộc và nguyên liệu nấu cao. Hiện nay, nó có một số loại như sau:

  • Cao ngựa kim (xương ngựa vàng)
  • Cao ngựa đen (xương ngựa ô)
  • Cao ngựa màu (xương của nhiều giống ngựa)
  • Cao ngựa bạch (xương ngựa bạch)

Ngoài ra, còn một số loại khác của những giống ngựa quý hiếm nhưng ít phổ biến. 

Cao ngựa tốt nhất được nấu từ xương của ngựa bạch
Cao ngựa tốt nhất được nấu từ xương của ngựa bạch

Trong những loại kể trên, cao ngựa bạch là loại được cho là chứa hàm lượng dưỡng chất cao nhất, đặc biệt nếu nó được nấu từ những con ngựa có màu trắng từ đầu đến cuối, mắt đỏ đục và lông mi trắng sẽ được thành phẩm có chất lượng tốt nhất.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của cao ngựa

Cao ngựa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý và cần thiết đối với sức khỏe cơ thể.

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh được thành phần của nó có chứa 17 acid amin thiết yếu như lysine, methionine, arginine, histidine, leucine, isoleucine, threonine,... Ngoài ra nó còn chứa các loại muối khoáng, nguyên tố vi lượng , keratin, protein và vitamin. 

3. Một số chú ý khi dùng cao ngựa mà bạn nên biết

Mặc dù cao ngựa là sản phẩm thực sự tốt cho cơ thể nhưng khi sử dụng bạn cần chú ý những điều sau đây:

3.1. Ai không nên ăn cao ngựa?

Không dùng cao ngựa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Không dùng cao ngựa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Cao ngựa không phải là thực phẩm mà ai cũng có thể sử dụng được, chẳng hạn:

  • Người bệnh giai đoạn cấp tính
  • Người bị giời leo
  • Người bệnh suy thận
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi

3.2. Cao ngựa kỵ gì?

Khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày không nên chứa các thực phẩm tanh như tôm, cá,... và các thực phẩm có tính nóng, nước trà đặc, rau muống, măng và đậu xanh.

4. Cách sử dụng cao ngựa

Ngoại trừ những đối tượng kể trên, cao ngựa có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trẻ lên theo những cách như sau:

  • Ăn trực tiếp bằng cách ngậm trong miệng với lượng vừa đủ
  • Thái thành từng miếng nhỏ và ăn cùng cháo
  • Hòa cùng nước nóng để uống
  • Hấp cách thủy cùng mật ong
  • Cao ngựa ngâm rượu

Với những cách sử dụng cao ngựa như trên, mời độc giả theo dõi các cách chế biến thực phẩm này như sau:

4.1. Cao ngựa ngâm rượu

Cách sử dụng thông dụng là ngâm rượu cao ngựa
Cách sử dụng thông dụng là ngâm rượu cao ngựa

Nguyên liệu gồm có: 100 gam cao ngựa, 1 lít rượu nếp trắng 40 độ và một bình dày có nắp đậy.

Cách ngâm rượu cao ngựa như sau:

  • Bước 1: Thái cao ngựa thành những lát mỏng 
  • Bước 2: Xếp các lát vào bình, đổ rượu vào bình sao cho ngập cao ngựa và đóng kín.

Ngâm đến khi cao ngựa tan hết là có thể sử dụng được, thông thường loại rượu này được dùng sau 7 ngày hoặc sớm hơn nếu bạn thường xuyên lắc bình cho nó tan hết.

Đối với loại rượu này, bạn chỉ nên sử dụng trong khoảng 6 - 12 tháng và không nên để quá lâu. Khi dùng, bạn uống 20 - 30mL mỗi ngày trong bữa ăn là được.

4.2. Cao ngựa hấp mật ong

Đây là cách sử dụng cho những người không uống được rượu hoặc không ăn được bằng cách ngậm trong miệng.

Hấp cao ngựa cùng mật ong đối với những người không ăn được trực tiếp
Hấp cao ngựa cùng mật ong đối với những người không ăn được trực tiếp

Nguyên liệu gồm: 1 gam cao ngựa và 10mL mật ong.

Cách chế biến như sau: Cao ngựa cắt thành những miếng nhỏ, sau đó đem hấp cách thủy cho tan ra. Cuối cùng đem trộn với mật ong và ăn. Lưu ý không nên cho mật ong vào hấp chung vì nhiệt có thể làm mất tác dụng của mật ong và không mang lại tác dụng ban đầu.

5. Một số câu hỏi thường gặp về cao ngựa

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi sử dụng cao ngựa:

Tại sao người bệnh gout không nên sử dụng cao ngựa?

Người bệnh gout nên hạn chế dùng cao ngựa
Người bệnh gout nên hạn chế dùng cao ngựa

Người bệnh gout không nên sử dụng cao là do nó có chứa hàm lượng protein cao, chiếm 70%. Chất này làm tăng tình trạng đau nhức ở người bệnh gout cấp tính.

Tuy nhiên, khi người bệnh gout hết cơn đau cấp tính có thể sử cao ngựa với hàm lượng 5 gam mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút

Ăn cao ngựa bao nhiêu là đủ?

Liều lượng sử dụng thực phẩm này phụ thuộc theo từng lứa tuổi, cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không nên sử dụng
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Dùng <3 gam mỗi ngày và 20 ngày/1 liệu trình.
  • Trẻ từ 12 - 36 tháng tuổi: Dùng <5 gam mỗi ngày và 30 ngày/1 liệu trình.
  • Trẻ từ 4 - 12 tuổi: Dùng <5 gam mỗi ngày và 40 ngày/1 liệu trình.
  • Người từ 13 - 15 tuổi: Dùng <7 gam mỗi ngày và  40 ngày/1 liệu trình.
  • Người từ 15 - 18 tuổi: Dùng <10 gam mỗi ngày và 40 ngày/1 liệu trình.
  • Người từ 10 - 60 tuổi: Dùng < 10 gam mỗi ngày và 30 ngày/1 liệu trình.
  • Người từ 60 tuổi trở lên: Dùng 10 gam mỗi ngày và sử dụng 60 ngày/1 liệu trình.

Ngoài ra, những đối tượng đặc biệt cũng cần lưu ý  về liều lượng sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai trong 6 tháng đầu: Dùng < 5 gam mỗi ngày và 60 ngày/1 liệu trình.
  • Phụ nữ cho con bú: Dùng <10 gam mỗi ngày và 60 ngày/1 liệu trình.

Cách ăn cao ngựa đúng cách là như thế nào?

Cao ngựa nên được bảo quản trong túi kín và nhiệt độ không quá 30 độ
Cao ngựa nên được bảo quản trong túi kín và nhiệt độ không quá 30 độ

Để thực phẩm này phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng nó trước bữa ăn 30 phút, khi dạ dày còn rỗng. Tại thời điểm này, cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất những dưỡng chất cho trong nó.

Bên cạnh đó, cách bảo quản cao ngựa cũng cần được chú ý để đảm bảo thực phẩ bạn sử dụng mang lại lợi ích cho cơ thể, cụ thể nó cần được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh để tránh cao ngựa bị nóng chảy.

Chắc hẳn đọc đến đây, độc giả có thể hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng cao ngựa. Mặc dù nó được coi là thực phẩm quý nhưng trong một số trường hợp người bệnh nên thận trọng khi sử dụng, bao gồm người bệnh gout. 

Đối với bệnh gout, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm có lợi cho tình trạng bệnh như quả anh đào, dưa hấu, chuối, sữa chua,... hoặc các thực phẩm chức năng tốt cho người bệnh gout được điều chế từ thảo dược tạo sự thuận tiện cho người sử dụng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

Xếp hạng: 4.5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận