Những điều bạn cần biết trước khi sử dụng ba kích

Ba kích là một trong những vị thuốc được nhiều người tin dùng với tác dụng tuyệt vời của nó như tăng sinh lực ở nam giới, hỗ trợ điều trị bệnh gout,... Để hiểu rõ về ba kích cũng như tác dụng của nó đối với cơ thể, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây ba kích
Hình ảnh cây ba kích 

1. Mô tả ba kích

Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis., Rubiaceae (họ Cà phê). Cây ba kích được gọi với tên khác như cây ruột gà, ba kích thiên, sáy cáy, chầu phóng sì (người Tày), bất điêu thảo, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền, âm vũ, Thao cày tán (người Mán),...

1.1. Ba kích là cây gì?

Cây ba kích thuộc cây thân leo sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non có màu tím, có lông, phía sau nhẵn, cành non và có cạnh. 

Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, thuôn nhọn cứng, dài khoảng 6 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm. lá lúc non có màu xanh lục, lúc già có màu trắng và khi phơi khô có màu nâu tím.

Hoa nhỏ, mọc dạng tán ở đầu cành, lúc mới nở có màu trắng sau chuyển dần sang màu vàng. Đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phía dưới thành ống ngắn.

Quả kép phủ lông, hình cầu, có màu tím và còn mang đài ở đỉnh. Rễ ba kích phình to, hình trụ hay hơi dẹt, cong queo. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. 

Xem thêm: Cẩm nang thông tin về quả nhàu chữa bệnh

1.2. Phân loại ba kích

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, hiện nay có hai loại ba kích. Để nhận biết được cây ba kích, bạn nên chú ý những đặc điểm như sau:

  • Ba kích trắng: Đây là loại phổ biến chiếm 80% trong tự nhiên, có vỏ ngoài màu vàng nhạt, phần thịt ở trong có màu trắng.
  • Ba kích tím: Dược liệu này “khó kiếm” hơn so với ba kích trắng (chỉ chiếm khoảng 20%) trong tự nhiên. Vỏ cây có màu vàng đất, thịt quả bên trong có màu nâu tím.

Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch dẫn tới nguồn dược liệu bị cạn kiệt, do đó, hiện nay được thu hoạch chủ yếu là cây ba kích tím.

Hình ảnh củ ba kích tím
Hình ảnh củ ba kích tím

1.3. Ba kích thường mọc ở đâu?

Cây ba kích được bắt nguồn từ Trung Quốc và trải qua nhiều thập kỷ nó đã được du nhập sang các vùng lân cận, bao gồm Việt Nam.

Tại Việt Nam, loại cây này được phân bố chủ yếu tại các khu rừng núi phía Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh,...

Hiện nay, đã có nhiều khu vực trồng cây ba kích thành công để sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.

1.4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây ba kích được dùng làm thuốc, bao gồm hoa, lá và phần củ (rễ). Tuy nhiên, phần củ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.

Thu hái

Để thu được dược liệu có hoạt chất cao nhất, cây ba kích được thu hoạch sau khi trồng khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch tập trung vào tháng 10 - tháng 11. 

Khi thu hoạch cần chú ý đài rộng xung quanh thân cây để lấy toàn bộ rễ. Rễ ba kích được chia thành hai loại là loại rễ to, khỏe, cùi dày, màu tía (loại tốt) và loại rễ nhỏ, cùi mỏng, cùi trong (loại vừa).

Cách chế biến củ ba kích
Cách chế biến củ ba kích

Sơ chế ba kích

Sau khi thu hoạch thì đem đi rửa và phơi ráo nước. Cách rút lõi ba kích được thực hiện bằng cách dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt và rút bỏ lõi.

Bào chế ba kích

Chế biến ba kích được thực hiện theo ba cách như sau:

  • Ba kích nhục: Sử dụng ba kích sạch, đồ kỹ hoặc luộc qua. Khi còn nóng thì rút lõi rồi cắt đoạn và phơi khô
  • Diêm ba kích nhục: Lấy ba kích trộn với muối cho đều, đồ kỹ, rút lõi rồi cắt đoạn phơi khô. Sử dụng với tỷ lệ 2kg muối cho 100kg ba kích.
  • Chích ba kích: Lấy cam thảo giã dập, sắc lấy nước và bỏ bã. Sau đó cho ba kích vào nấu đến khi mềm xốp có thể rút lõi gỗ. Sử dụng với tỷ lệ cứ 100 kg ba kích dùng với 6 kg cam thảo.

Bảo quản

Dược liệu ba kích sau khi được chế biến biến hoặc phơi khô nên được bảo quản trong lọ thủy tinh đậy nắp kín hoặc bao bì kín và nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

1.5. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học đã phân tích được các thành phần hóa học có chứa trong rễ bao gồm:

  • Anthraglycosid như tectoquinon, rubiadin,...
  • Iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid,...
  • β-sitosterol, oxositosterol,...
  • Lacton
  • Các muối cô vơ như magie, kali, natri, đồng, sắt,...
  • Anthranoid: tectoquinon, 1-hydroxyl-2,3-dimethyl-anthraquinone,...
  • Vitamin C (trong rễ khô không có vitamin C)
  • Đường nhựa
  • Lượng nhỏ tinh dầu

2. Ba kích có tác dụng gì?

Cây ba kích được sử dụng từ xưa đến nay bởi tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại.

2.1. Công dụng của ba kích theo Đông y

Theo Trung Dược Học, ba kích có vị cay, ngọt, tính hơi ấm. Vị thuốc quy vào kinh Tỳ và Thận (theo Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải), Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên), túc quyết âm Can và túc dương minh vị (theo Bản thảo Kinh giải), Thận (Trung Quốc Dược học Đại Từ Điển), Can và Thận (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Cây ba kích giúp tăng sức khỏe dẻo dai ở nam giới
Cây ba kích giúp tăng sức khỏe dẻo dai ở nam giới

Tác dụng của cây thuốc này bao gồm chủ đại phong tà khí, cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, tán phong thấp.

Chủ trị chứng liệt dương âm, đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ, chứng phong, thủy thũng, ngũ lao, cước khí, không thụ thai do tử cung lạnh, gân xương mềm yếu.

2.2. Tác dụng của ba kích theo y học hiện đại

Không chỉ được sử dụng trong đông y, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các công dụng như sau:

  • Tăng sức dẻo dai: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột hơi với liều 5 - 10 gam/kg ba kích dùng liên tiếp 7 ngày cho thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai ở chuột.
  • Tăng sức đề kháng: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách gây nhiễm độc cấp bằng Amoni Clorua tên chuột nhắt trắng với liều 15 gam/kg cho thấy tác dụng tăng sức đề kháng chung trên cơ thể đối với các yếu tố gây độc.
  • Chống viêm: Động vật thí nghiệm được gây viêm bằng Kaolin với liều lượng 5 - 10 gam/kg đã nhận thấy tác dụng chống viêm rõ rệt.
  • Tăng co bóp ở chuột và hạ huyết áp theo Trung Dược Học.
  • Tác dụng với hệ nội tiết: Tiến hành trên chuột và chuột nhắt trắng uống ba kích không thấy tác dụng giống như chất Androgen.

2.3. Tác dụng phụ của ba kích

Khi làm dụng hoặc tự ý kết hợp thuốc ba kích với các thuốc khác cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Tim đập nhanh, đập dồn dập
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Liệt dương (khi sử dụng lõi ba kích)
  • Tử vong

3. Ba kích chữa bệnh gì?

Cây ba kích là dược liệu được sử dụng chữa nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Ba kích chữa bệnh gout

Bài thuốc chữa bệnh gout của ba kích được sử dụng như sau:

Rượu ba kích hỗ trợ điều trị bệnh gout
Rượu ba kích hỗ trợ điều trị bệnh gout

Ngâm rượu ba kích tươi

  • Chuẩn bị: 1kg ba kích tươi và rượu
  • Thực hiện: Cứ 1kg ba kích đem rửa sạch rồi ngâm tương đương với 2 - 3 lít rượu trắng. Ngâm trong khoảng 3 - 4 tháng là có thể sử dụng được.

Ngâm rượu ba kích khô

  • Chuẩn bị: 1kg ba kích khô; 0,5 kg bạch tật lê; 0,5 kg nhục thung dung; 0,5 kg nấm ngọc cẩu; 0,5 kg dâm dương hoắc; 0,5 kg kỷ tử; 0,5kg đương quy; 0,5 kg đỗ trọng; 0,5 kg sâm cau; 0,5 kg cam thảo bắc; 0,5 kg táo tàu và rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào bình ngâm, đổ 6l rượu từ 30 - 35 độ. Sau đó đợi khoảng 20 ngày đến 2 tháng là có thể sử dụng được.
Xem thêm: 15 cách trị bệnh gout bằng thuốc nam mà bạn nên biết

3.2. Ba kích chữa các bệnh khác

Bên cạnh bài thuốc chữa bệnh gout, nó còn được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh sau:

  • Trị liệt dương, thất thương, ngũ lao: Ngâm 3kg ba kích thiên sống, 3 kg ngưu tất sống và 5 lít rượu và để trong khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được.
  • Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn: Chuẩn bị 60 gam ba kích, 120 gam ngưu tất, 60 gam khương hoạt, 60 gam quế tâm, 60 gam ngũ gia bì, 80 gam đỗ trọng, 60 gam can khương. Sau đó tác các nguyên liệu trên thành bột rồi trộn với 100ml mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống.
  • Tị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều: Chuẩn bị 120 gam ba kích, 20 gam lương khương, 640 gam tử kim đằng, 80 gam thanh diêm, 160 gam nhục quế và 160 gam ngô thù du. Sau đó tán nhỏ và dùng rượu hồ để vo thành viên, Mỗi ngày uống khoảng 20 viên với rượu pha muối nhạt.
  • Trị thận hư, đái dầm: Sắc ba kích, thỏ ty tử, sơn thù du và tang phiêu tiêu mỗi vị 12 gam, sau đó gạn lấy phần nước sắc, uống trong ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng ba kích chữa bệnh

Không nên sử dụng ba kích cho người bệnh sốt về chiều
Không nên sử dụng ba kích cho người bệnh sốt về chiều

Mặc dù ba kích hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh lý, tuy nhiên khi sử dụng sẽ gặp những tác dụng không mong muốn nếu sử dụng sai cách. Do đó, khi sử dụng ba kích, bạn nên chú ý những điều sau đây:

  • Không sử dụng cho những người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều, người bị huyết áp thấp, người tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu đỏ, người miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước và bệnh tim.
  • Không nên lạm dụng rượu ba kích chữa bệnh.
  • Không sử ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm giảm dược tính của vị thuốc
  • Dùng ba kích theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc.

Trên đây là những thông tin về cây ba kích mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông trên hữu ích đối với bạn và những người xung quanh. Nếu bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận