Tất tật thông tin về cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) là một loại cây trong dân gian được sử dụng trong các bài thuốc về bệnh gout, ho, viêm xoang, sốt,... Vậy, cây cỏ mực là cây gì? Tác dụng của cây cỏ mực là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) là cây gì?
Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) là cây gì?

1. Mô tả cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata., Asteraceae (họ Cúc). Cây cỏ mực còn được gọi với tên gọi khác như hàn liên thảo, kim lăng thảo nhưng tên thông dụng nhất là cỏ nhọ nồi.

Nguồn gốc của tên “cỏ mực” là do do khi vò nát, cây sẽ chảy ra một thứ nước màu đen như nhừ mực.

1.1. Cây cỏ mực là cây gì?

Cây cỏ mực là loại cây sống lâu năm. Chúng có thể sống đến một năm hoặc có thể dài hơn nếu như điều kiện sinh sống thuận lợi. Dáng cây mọc kiểu thẳng đứng hoặc mọc bò. 

Cây cao khoảng từ 0,2 mét đến 0,4 mét, thậm chí có cây cao tới 0,8 mét. Thân cây có màu xanh lục hoặc có màu nâu pha với đỏ tía, xung quanh thân có lông thưa mọc theo chiều dài thân.

Lá cỏ mực (lá nhọ nhồi) mọc đối, cuống lá gần như không phân biệt được. Hai mặt lá có lông hoặc các phiến lá hẹp và dài khoảng 2,5 cm, rộng khoảng 1,2 cm.

Hoa cỏ mực có màu trắng, xuất hiện ở giữa ngọn thân hoặc kẽ lá. Hoa dạng cụm gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm xung quanh bao bọc ở phía ngoài. Quả cây cỏ mực có dạng bẹt đầu với 3 cạnh màu đen dài khoảng 3 mm.

1.2. Bộ phận dùng

Cây thường được sử dụng toàn bộ phần trên mặt đất để làm thuốc.

1.3. Cây cỏ mực mọc ở đâu?

Hình ảnh cây cỏ mực
Hình ảnh cây cỏ mực

Cây cỏ mực được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước thuộc vùng Nam Á. Tại mỗi quốc gia, nó được sử dụng với mục đích khác nhau:

  • Ấn Độ: Dùng làm vị thuốc quý trị bệnh gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, chữa bọ cạp cắn, trị nấm,...
  • Trung Quốc: Nó được sử dụng để kích thích mọc tóc, điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, bệnh gan,... Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể được sử dụng để bảo vệ tay, nhiễm độc, sưng tay khi làm đồng.
  • Pakistan: Nó được sử dụng làm vị thuốc trị nhức đầu, hói tóc, các bệnh về da, hen suyễn,...
  • Việt Nam: Cây cỏ mực được dùng để chữa xuất huyết ruột, nướu răng, chảy máu, mụn nhọt hoặc băng bó ngoài để xương mau lành. 
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về cây tơm trơng

1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Thu hái: Cây được thu hái hằng năm từ tháng 2 đến tháng 8 bằng cách nhổ toàn bộ cây.

Sơ chế: Sau khi thu hái, cây được loại bỏ tạp chất, sau đó đem phơi khô hoặc sử dụng tươi.

Bảo quản: Cỏ mực được bảo quản trong bao bì kín ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc.

1.5. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, cây cỏ mực có chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng. Điển hình phải kể tới các chất như tanin,caroten, chất đắng và alcaloid. 

Ngoài ra, trong cây này cũng có chứa các thành phần khác, chẳng hạn như wedelolacton và flavonozit. Một lượng nhỏ tinh dầu cũng được tìm thấy trong thành phần của chúng.

Bên cạnh đó, nó còn chứa một thành phần giống vitamin K có tác dụng phòng ngừa bệnh chảy máu.

2. Cây cỏ mực có tác dụng gì?

Cây cỏ mực được nhiều người sử dụng bởi nó có nhiều tác dụng tuyệt vời. Tác dụng này không những được y học cổ truyền mà cả y học hiện đại chứng minh.

2.1. Công dụng của cỏ mực theo Đông y

Tác dụng của cây cỏ mực
Tác dụng của cây cỏ mực

Theo Đông y, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt và quy vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và tư âm bổ thận.

Cây cỏ mực được dùng để trị chứng xuất huyết, thổ huyết, khai huyết, chảy máu cam, băng huyết, đau dạ dày, hạ sốt  

2.2. Tác dụng của cỏ mực theo y học hiện đại

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, cây cỏ mực được chứng minh với các tác dụng như sau:

  • Cây cỏ mực tốt cho gan
  • Tác dụng kháng khuẩn
  • Tác dụng giảm đau
  • Chữa các bệnh đường hô hấp
  • Chống nhiễm trùng bàng quang
  • Tốt cho tóc
  • Chữa râu tóc bạc sớm
  • Điều trị sốt xuất huyết
  • Hạ sốt

2.3. Tác hại của cây cỏ mực

Uống nhiều cỏ mực có sao không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bệnh khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh. 

Cây cỏ mực là một loại thảo dược lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng.

Xem thêm: 15 cách trị bệnh gout bằng thuốc nam hiệu quả

3. Cách sử dụng cây cỏ mực

Cây cỏ mực trị bệnh gì? Cây cỏ mực chữa bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây cỏ mực để hỗ trợ điều trị bệnh.

3.1. Cây cỏ mực chữa bệnh gout

Cây cỏ mực có tác dụng chữa bệnh gout là do nó có chứa các hoạt chất có tác dụng giúp thuyên giảm triệu chứng hiệu quả:

  • Các chất thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống viêm và giảm sưng.
  • Saponin có tác dụng tốt cho xương.
  • Tác dụng tốt đối với thận, từ đó tăng cường đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
Cây cỏ mực chữa bệnh gout
Cây cỏ mực chữa bệnh gout

Cách sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh gout như sau:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Sử dụng cây cỏ mực dạng khô được thu hái trước khi ra hoa, sao vàng.
  • Thực hiện: Sắc cây cỏ mực khô với 6 bát nước tới khi còn 3 bát nước thì gạn lấy phần nước sắc. Chia phần nước sắc làm 3 phần và dùng uống trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi và cao thổ phục linh mỗi loại 0,75 gam, cao nhàu và cai ba kích mỗi loại 86 gam, cao trạch tả 70 gam, cao hạ khô thảo 65 gam, cao hoàng bá 55 gam.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 6 bát nước đến khi cong một nửa thì tắt bếp và dùng trong ngày.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: cỏ mực 10 gam, rễ cỏ xước 16 gam, hy thiêm 16 gam, thổ phục linh 20 gam, ngải cứu 12 gam và thương nhĩ tử 12 gam.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào sao vàng rồi sắc lấy nước. Mỗi ngày dùng 1 thang và uống trong 7 đến 10 ngày.

3.2. Cây cỏ mực chữa bệnh khác

Bên cạnh bài thuốc chữa bệnh gout, cây cỏ mực được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh khác như sau:

3.2.1. Cây cỏ mực chữa rong kinh

  • Chuẩn bị: Cỏ mực tươi
  • Thực hiện: Giã nát cỏ mực và vắt lấy nước để điều trị chứng rong kinh

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các vị thuốc khác như cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp để tăng tác dụng đông máu.

3.2.2. Cỏ mực trị viêm họng

  • Chuẩn bị: cỏ mực 25 gam, bồ công anh 25 gam, kim ngân 20 gam, hạt rẻ quạt 15 gam và cam thảo đất 15 gam. 
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước. Dùng mỗi ngày một thang trong 3 - 4 ngày, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

3.2.3. Cỏ mực trị viêm xoang

Cỏ mực trị viêm xoang
Cỏ mực trị viêm xoang
  • Chuẩn bị: Cỏ mực tươi
  • Thực hiện: Giã phần dược liệu và sử dụng phần nước cốt.

Ngoài ra, người bệnh có thể lọc thật kỹ nước cốt, cho vào chai và xịt nhẹ vào cánh mũi, sau đó hỷ nhẹ để đầy dịch nhầy và vi khuẩn ra ngoài.

3.2.4. Cây cỏ mực trị ho

  • Chuẩn bị: Cây cỏ mực 20 gam, bồ công anh 20 gam, cam thảo đất 20 gam, kim ngân hoa 20 gam.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 1 lít nước đến khi cạn còn dạng nước đặc thì sử dụng ngay khi còn ấm.

3.6. Cây cỏ mực trị mụn

Cách sử dụng cây cỏ mực trị mụn rất đơn giản, chỉ cần sử dụng cây cỏ mực tươi giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da mụn hoặc mề đay 15 phút rồi đi rửa lại với nước ấm. Hoặc người bệnh có thể sắc nước uống.

3.7. Chữa mộng tinh bằng cỏ nhọ nồi

Cách chữa mộng tinh bằng cỏ nhọ nồi được sử dụng bằng cách dùng cành và lá cây tươi đem đi rửa sạch và giã lấy nước uống.

3.8. Cây cỏ mực chữa suy thận

Bài thuốc 1: Sắc cây cỏ mực với 30 gam, đậu đen xanh lòng 30 gam với 1,5 lít nước. Người bệnh sử dụng trong vòng 1 tháng để thấy kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 2: Sắc cây cỏ mực 20 gam, đậu đen xanh lòng 20 gam, cây quýt gai 20 gam, cây nổ 20 gam, cây muối 20 gam, cây mực 20 gam với 2 lít nước trong 40 phút trên lửa nhỏ. 

4. Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh

Mặc dù, cây cỏ mực được coi là thảo dược lành tính nhưng khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng cây cỏ mực cho phụ nữ có thai vì có nguy cơ sảy thai.
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ, tốt nhất nên hỏi ý kiến thầy thuốc về liều lượng và cách sử dụng.
  • Không cùng cỏ mực cho người tỳ vị hư hàn hay đầy bụng, đi ngoài phân sống.
  • Cây thuốc được sử dụng thích hợp trong các tình trạng bệnh nhẹ, mới mắc. Đối với tình trạng bệnh nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Khi kết hợp với các dược liệu khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin về cây cỏ mực mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận