Những điều bạn nên biết về cây cỏ xước chữa bệnh

Cây cỏ xước là một trong những cây thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, đặc biệt bệnh xương khớp. Vậy loài cây này đem đến những tác dụng như thế nào và cách dùng ra sao, hãy cùng tìm hiểu cây cỏ xước qua bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh cây cỏ xước

1. Mô tả cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L., Amaranthaceae (họ Rau dền). Nó còn được gọi với tên gọi khác như cây ngưu tất nam, hoài ngưu tất, cỏ ngưu tịch và nhả khanh nhù (dân tộc Tày).

1.1. Cây cỏ xước là cây gì?

Cây cỏ xước là một trong những thực vật thường xuyên được tìm thấy ở nông thôn. Đây là cây thân thảo, sống lâu năm trong tự nhiên, thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao khoảng 1m, có cây cao tới 2m.

Lá cây cỏ xước mọc đối, hình trứng, phiến lá dày, đầu nhọn và cuống nhỏ. Cụm hoa hình bông mọc ở đầu hoặc kẽ lá. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, không có cánh hóa, có 1 lá bắc và 2 lá bắc con. Lá đài 5, hơi không đều. Nhị 5, lép với nhiều tua viền ở đầu. Bầu hình trụ.

Đặc điểm hình thái của cây cỏ xước
Đặc điểm hình thái của cây cỏ xước

Quả nang, dài khoảng 2 - 3mm, màu nâu. Vỏ quả mỏng, dính vào hạt. Hạt hình trứng, dày khoảng 1mm. Bên ngoài quả có lá bắc nhọn giống gai, dễ bám vào các vật khác như quần áo.

Rễ cây cỏ xước màu vàng, hình trụ dài, khá nhỏ, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, đường kính của rễ thường từ 2 - 5mm và dài 20cm. Rễ cây có vỏ ngoài màu nâu nhạt, nhẵn đôi khi hơi nhăn, có vết sần của rễ con.

>> Xem thêm: Tất tật những thông tin cần biết về củ bình vôi

1.2. Cây cỏ xước có mấy loại?

Theo cuốn “Từ điển thảo mộc dược học”, cây có xước được chia thành 4 loại:

  • Cỏ xước lông trắng (Achyranthes aspera var. argentea)
  • Cỏ xước Ấn Độ (Achyranthes aspera var. indica)
  • Cỏ xước xám đỏ (Achyranthes aspera var. rubrofusca)
  • Cỏ xước nguyên chủng (Achyranthes aspera var. aspera)

Trong số các loại trên, cây cỏ xước lông trắng chứa nhiều dược chất nhất và thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh.

1.3. Bộ phận dùng

Để sử dụng làm thuốc, người ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây, trong đó rễ cây cỏ xước được sử dụng nhiều nhất.

Thân, lá và rễ cây cỏ xước được sử dụng làm thuốc
Thân, lá và rễ cây cỏ xước được sử dụng làm thuốc

1.4. Cây cỏ xước mọc ở đâu?

Cay cỏ xước thuộc cây của vùng nhiệt đới. Chúng ưa sống tại những nơi đất ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng.

Cây thuốc cỏ xước được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Lào, Campuchia, Thái Lan,... Ở Việt Nam, chúng phân bố rải rác tại các tỉnh đồng bằng, trung du và thường thấy ở ven đường, bờ sông, bãi cỏ, bờ bụi, quanh vườn nhà,...

Tuy nhiên, với nhiều tác dụng tuyệt vời của loại thảo được này đã được con người khám phá, vì vậy nhiều địa phương cũng quy hoạch để trồng thành nhiều khu vực nhất định và sản xuất thành dược liệu.

1.5. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Thu hái: Cây thuốc được thu hái quanh năm, trong đó rễ cỏ xước thường được thu hái vào mùa đông bởi khi trời lạnh, lá và thân của cây héo dần, các dưỡng chất tập trung ở phần rễ. Đây là thời điểm thích hợp đào lên làm thuốc.

Chế biến: Sau khi đào rễ, cắt bỏ các rễ con và đem rễ chính cắt bỏ phần đầu và phần cuối của rễ. Phần thân, lá và rễ thái thành từng phần nhỏ rồi phơi khô.

Bảo quản: Dược liệu được để trong túi kín, tránh mối mọt và bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.

1.6. Thành phần hóa học

Cây cỏ xước chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo các báo cáo nghiên cứu của viện khoa học quốc gia cho biết:

  • Rễ có chứa hoạt chất saponin có tác dụng như một chất chống oxy hóa, làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư và tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch.
  • Thân cỏ xước có chứa 81,9% nước; 3,7% protid; 9,2% glucid; 2,9% chất xơ; 2,3% tro; 2,6% carotene và 2,0% vitamin C.
  • Hạt cỏ xước có chứa Hentriacontane và saponin 2%; Acid oleanolic; Saponin oligosaccharide và Acid oleanolic 1,1%.

2. Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Từ lâu, cây cỏ xước đã được sử dụng để chữa bệnh. Hiện nay, loại thảo được này cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của nó.

2.1. Công dụng của cây cỏ xước theo Đông y

Tác dụng của cây cỏ xước
Tác dụng của cây cỏ xước

Theo Đông y, cây cỏ xước là vị thuốc lành tính, vị đắng nhẹ, chua, tính mát và quy vào 2 kinh can, thận. 

Tác dụng cây cỏ xước bao gồm hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, tiêu ứ, điều kinh, thông tiểu và giải nhiệt. 

Chủ trị trong các chứng bệnh phong thấp, tê mỏi, cước khí, bầm máu, viêm gan, bệnh gout, đau nhức xương khớp, tăng cholesterol, tăng cholesterol trong máu và kinh nguyệt không đều.

2.2. Tác dụng của cây cỏ xước nghiên cứu dược lý hiện đại

Trong y học hiện đại, cây cỏ xước được chứng minh với các tác dụng như sau:

  • Tăng khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
  • Dịch chiết cồn gây ức chế tim của ếch khiến mạch máu giãn nở nên có tác dụng hạ áp.
  • Đặc tình giảm mỡ và giảm đường nhờ hoạt chất ecdysterone trong cỏ xước.
  • Chống viêm, giảm đau và tăng cường sức đề kháng.
  • Tác dụng chống oxy hóa, hạ đường huyết, giảm lo âu và chống động kinh được thực hiện trên động vật.
  • Kích thích co bóp tử cung nhờ hoạt chất saponin.

2.3. Tác hại của cây cỏ xước

Cây cỏ xước khá lành tính, không gây nên nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các tác dụng phụ của cây cỏ xước như mẩn ngứa, khó thở, tức ngực, buồn nôn,... khi sử dụng.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày khi sử dụng cây cỏ xước có thể gặp triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và đi ngoài kéo dài.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.

Xem thêm: Tất tật những thông tin cần biết về củ bình vôi chữa bệnh gout

3. Cách sử dụng cây cỏ xước

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây cỏ xước theo kinh nghiệm dân gian

3.1. Cây cỏ xước chữa bệnh gút

Cây cỏ xước chữa bệnh gout
Cây cỏ xước chữa bệnh gout

Cỏ xước chữa bệnh gout được dân gian lưu truyền bao đời nay với cách dùng đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, lá sake, rễ cây vòi voi và lá lốt mỗi vị 20 gam
  • Thực hiện: Cho các dược liệu trên sao khô và sắc cùng với 1 lít nước để dùng trong ngày.

Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong 7 - 10 ngày để giúp thuyên giảm triệu chứng đau nhức của bệnh gout.

>> Xem thêm: 15 cách trị bệnh gout bằng thuốc nam hiệu quả

3.2. Cây cỏ xước trị mụn

Cây cỏ xước không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà nó còn có tác dụng đặc biệt đối với làn da bị mụn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: lá cỏ xước
  • Thực hiện: lá cỏ xước rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên mặt trong 20 phút. Sau đó, rửa sạch lại với nước ấm.

Chú ý nên thực hiện 1 - 2 lần/ngày trước khi đi ngủ, đắp thường xuyên giúp sạch mụn, cải thiện làn da khỏe khoắn.

3.3. Chữa bệnh xương khớp

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp
Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả, nó thường được dùng đối với bệnh phong thấp, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp và đau thần kinh tọa.

Bài thuốc chữa phong thấp

  • Chuẩn bị: 6 gam rễ cỏ xước, 6 gam hy thiêm, 6 gam nhọ nồi, 20 gam phục linh, 12 gam ngải cứu và 12 gam thương nhĩ.
  • Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên rồi sắc vừa đủ đến khi cô đặc. Mỗi ngày dùng thang, chia 3 lần. Dùng liên tục trong 7 - 10 ngày.

Bài thuốc chữa thấp khớp

  • Chuẩn bị: 40 gam rễ cỏ xước, 28 gam hy thiêm, 20 gam thổ phục linh, 16 gam cỏ nhọ nồi, 12 gam ngải cứu, 12 gam thương nhĩ tử.
  • Thực hiện: Sao vàng các dược liệu trên rồi sắc cùng với nước đến khi cô đặc lại. Uống mỗi ngày 1 thang trong 7 đến 10 ngày.

Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: 20 gam rễ cỏ xước tẩm rượu sao vàng, 12 gam độc hoạt, 16 gam tang ký sinh, 16 gam dây đau xương, 12 gam độc hoạt, 12 gam tục đoạn, 12 gam đương quy, 12 gam thục địa, 12 gam bạch thược, 12 gam đẳng sâm, 12 gam tần giao, 8 gam quế chi, 8 gam xuyên khung, 6 gam cam thảo và 6 gam tế tân.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ. Gạn lấy phần nước sắc và chia thành 3 lần mỗi ngày.

Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 thang trong 7 - 10 ngày.

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

  • Chuẩn bị: 20 gam rễ cây cỏ xước, 16 gam lá lốt, 12 gam thiên niên kiện, 12 gam củ ráy sao, 12 gam tô mộc, 12 gam cẩu tích, 16 gam đỗ trọng, 12 gam ngải cứu, 20 gam ý dĩ, 12 gam lá thông và 1 lít nước.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước đến khi còn 300ml. Gạn lấy phần nước sắc và chia 2 lần dùng trong ngày.

3.4. Một số bài thuốc khác

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng

  • Chuẩn bị: 30 gam rễ cỏ xước, lá diễn, 20 gam đơn buốt.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 400ml nước đến khi còn 100ml nước thì gạn lấy phần nước sắc. Nên uống nước thuốc trong ngày và khi còn ấm. Người bệnh nên dùng mỗi ngày một thang trong 5 ngày.

Bài thuốc chữa máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: cây cỏ xước, đương quy, hạt lạc giời, nấm mèo, xuyên khung và hạn liên thảo.
  • Thực hiện: Đem tất cả những vị thuốc rửa sạch, rồi sắc với 3 chén nước đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp. Uống liên tục trong một tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư

  • Chuẩn bị: 20 gam rễ cây cỏ xước, 16 gam cỏ cú, 16 gam ích mẫu, 16 gan nghệ xanh, 30 gam rễ gai.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước. Dùng mỗi ngày một thang, chia 3 lần và sử dụng trong 10 ngày.

Chữa viêm cầu thận

  • Chuẩn bị: 30 gam rễ cỏ xước, 15 gam rễ cỏ tranh và 15 gam mã đề.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với thuốc và gạn lấy nước sắc. Chia nước sắc thành 3 lần và dùng trong ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước chữa bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước chữa bệnh
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước chữa bệnh

Mặc dù cây cỏ xước tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:

  • Không nên sử dụng cỏ xước cho phụ nữ mang thai, người đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nam giới mộng tinh di tinh và người gặp vấn đề về tiêu chảy, đau bụng.
  • Không nên sử dụng quá 100 gam mỗi ngày.
  • Không nên tự ý sử dụng dược liệu. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu về đặc điểm của cây cỏ xước, tác dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Bình chọn

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận