Cây Hy thiêm - Cây thuốc của bệnh xương khớp, mất ngủ...

Từ xa xưa, cây Hy thiêm được sử dụng trong điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh như bệnh gout, bệnh xương khớp, mất ngủ,... Hiện nay, dược liệu này được đang ngày trở thành xu hướng sử dụng của nhiều người bệnh. Cùng Cao gắm tìm hiểu về cây hy thiêm nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây hy thiêm
Hình ảnh cây hy thiêm

1. Mô tả cây hy thiêm (cây chó đẻ hoa vàng, cây cỏ đĩ)

Hy thiêm có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis., Asteraceae (họ Cúc) hay trong dân gian nó còn được gọi với tên khác là cây chó đẻ hoa vàng, cây cỏ đĩ, hy thiêm thảo, hy tiên, chư cao, hô cao, nụ áo rìa.

Tên Hy thiêm xuất phát từ một nước cổ ở miền nam Trung Quốc (nước Sở). Tại nước này gọi lợn là Hy và gọi cỏ đắng có vị độc là Thiêm, cây có mùi như lợn và vị đắng nên được được gọi là Hy thiêm. 

1.1. Đặc điểm cây hy thiêm

Cây hy thiêm là cây thân cỏ sống hằng năm, cao khoảng 30cm đến 1 mét, có nhiều cành và lông tuyến. Thân cây rỗng ở giữa, đường kính 0,2cm và 0,5cm. Mặt ngoài có màu nâu đậm đến nâu nhạt và có nhiều rãnh song song.

Lá cây mọc đối, cuống ngắn, đầu lá nhọn và mép lá có hình răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, cánh hoa 5 cánh hình lưỡi nhỏ ở phía ngoài, có hai lá bắc không đều nhau và có lông dính.. Hoa có chất dính, khi đi qua hoa có thể dính vào quần áo. Quả bé màu đen, hình trứng.

1.2. Bộ phận dùng

Sử dụng toàn thân làm vị thuốc (herba siegesbeckiae)

1.3. Phân bố

Cây hy thiêm phân phố tại nhiều khu vực trên cả nước
Cây hy thiêm phân phố tại nhiều khu vực trên cả nước

Trên thế giới, cây Hy thiêm thường được tìm thấy tại Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ở châu Úc, Philippin,... Tại Việt Nam, cây mọc hoang trên khắp đất nước, từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh, tây Nguyên.

Cây Hy thiêm không phải là một loại cây kén đất và có thể mọc ở bất kỳ đâu như nương rẫy, bãi đồi, đồng ruộng, thung lung,... và khả năng sinh trưởng của cây cũng tương đối tốt.

1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Thu hái: Dược liệu hy thiêm thảo thường được thu hái dưới dạng tươi từ tháng 4 đến tháng 6 tùy địa phương, lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa.

Sơ chế: Cây sau khi được thu hái về sẽ được loại bỏ phần lá sâu và cắt ngắn, sau đó tiến hành phơi khô ở độ ẩm thích hợp (tốt nhất ở độ ẩm 12%).

Bảo quản: Sau khi phơi, dược liệu được bó thành những bó nhỏ và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Khi sử dụng chỉ cần rửa sạch là có thể dùng.

1.5. Thành phần hóa học

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện các thành phần hóa học của cây hy thiêm bao gồm daturosid (thủy phân do glucose và darutigenol), orientin, alcaloid, chất đắng darutin, melampolid, saponin, dimethyl quercetin. 

2. Tác dụng của cây hy thiêm

Tác dụng của cây hy thiêm đã được đông y và y học hiện đại chứng minh như sau:

Cây hy thiêm có tác dụng gì?
Cây hy thiêm có tác dụng gì?

2.1. Công dụng của cây hy thiêm theo Đông y

Theo Đông y, cây Hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn, ít độc và quy vào kinh can, thận. Công dụng của cây hy thiêm bao gồm thanh nhiệt, giải độc, thông kinh hoạt lạc và trừ phong thấp.

Hơn nữa trong các sách cổ có ghi chép về tác dụng của cây hy thiêm như sau:

  • Tác dụng khu phong, trừ thấp và thông kinh lạc, hoạt huyết (sách Bản thảo kinh sơ).
  • Chữa can thận phong khí, chứng chân tay tê nhức, đau xương, đau mỏi lưng gối, cơ nhục tê lâu ngày (sách Đô kinh bản thảo).

2.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, cây hy thiêm chứa hàm lượng lớn dược chất darutin là một dẫn chất của acid salicylic và các chất đắng daturosid, orientin,.. có tác dụng kháng viêm, hạ huyết áp và giãn cơ rất tốt, cụ thể:

  • Trong chiết xuất công tho cho thấy tác dụng chống acid uric tăng cao và chống viêm.
  • Một nghiên cứu khác cho thấy tác dụng ngăn ngừa viêm, kể cả viêm cấp và viêm mạn.
  • Hàm lượng kirenol trong rễ cây hy thiêm có hiệu quả chống lại vi khuẩn gram dương (Staphylococcus cholermidis, Staphylococcus aureus và Acinetobacter baumannii).

Xem thêm: 

2.3. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng: Cây hy thiêm hay cây cỏ đĩ có thể được sử dụng bằng cách sắc uống hoặc đắp ngoài, tán thành bột hoặc làm thành viên hoàn. Cây hy thiêm dược liệu có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các cây thuốc khác tạo thành một thang thuốc.

Liều dùng: Dùng 6 - 12 gam cây khô/ngày dưới dạng thuốc sắc và có thể tăng liều lên đến 16 gam/ngày. Sử dụng hàng ngày để thấy tác dụng của bài thuốc.

2.4. Tác hại của cây Hy thiêm 

Cây hy thiêm cũng giống với những cây thuốc khác, nó có đặc điểm lành tính, an toàn và rẻ tiền và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho người bệnh nếu không được sử dụng đúng cách và liều lượng.

3. Cây hy thiêm chữa bệnh gout

Như đã trình bày ở trên, cây hy thiêm có tác dụng rất tốt đối với người bệnh xương khớp, đặc biệt người bệnh gout.

Cây hy thiêm chữa bệnh gout
Cây hy thiêm chữa bệnh gout

3.1. Tác dụng của cây hy thiêm đối với bệnh gout

Cây hy thiêm có tác dụng chữa bệnh gout là do tác dụng ngăn ngừa acid uric tăng và chống viêm. Tác dụng này là do thành phần của cây có chứa các hợp chất phenolic, cùng các thành phần như daturin, orientin, 3,7 – dimethyl quercetin giúp đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Xem thêm: Những bài thuốc trị bệnh gout bằng thuốc nam

3.2. Cách sử dụng

Để sử dụng cây hy thiêm chữa bệnh gout, người bệnh có thể áp dụng theo cách như sau:

Chuẩn bị: 100 gam cây hy thiêm khô, 50 gam thiên niên kiện, 50 gam đường và 1 lít rượu trắng.

Tiến hành: Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun đến khi tạo thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ trước khi ăn trưa và tối.

Người bệnh nên kiên trì thực hiện bài thuốc để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, bệnh gout liên quan nhiều đến chế độ ăn uống nên người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn cho người bệnh gout để sớm đẩy lùi bệnh.

4. Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ cây hy thiêm

Cây hy thiêm chữa bệnh xương khớp
Cây hy thiêm chữa bệnh xương khớp

Ngoài bài thuốc chữa bệnh gout, tùy theo từng tình trạng bệnh mà cây hy thiêm sẽ được kết hợp với các dược liệu khác để điều trị bệnh.

  • Bài thuốc trị viêm khớp do phong thấp: Sử dụng 10 gam hy thiêm, 10 gam bạch mao đằng và 20 gam xú ngô đồng hoặc ngưu tất đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc chữa tê mới, đau xương khớp: Sử dụng 40 gam bột hy thiêm, 12 gam bột thiên niên kiện, 8 gam bột xuyên khung và trộn thành viên. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 4 - 5 viên và cách xa bữa ăn.
  • Bài thuốc chữa mụn nhọt: Dùng hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5 gam, giã nát rồi hoàn trong một chén rượu ấm và vắt lấy nước uống còn bã đắp vào mụn nhọt.
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Sử dụng 8 gam hy thiêm; ngưu tất, thảo quyết minh, hoàng cầm, trạch tả, long đởm thảo mỗi vị 6 gam và 4 gam chi tử sắc cùng với 700ml nước đến khi còn 300ml thì chia thành 2 lần. Uống trong ngày. Lưu ý sử dụng 10 ngày thì nghỉ và tiếp tục dùng sau đó.
  • Hỗ trợ chữa mất ngủ: Sử dụng hy thiêm và hoa hòe mỗi vị 20 gam sắc cùng với 700ml nước đến khi còn 500ml và chia 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa cảm mạo, đau đầu: 12 gam hy thiêm, 12 gam tía tô và 8 gam sắc cùng 500ml nước đến khi còn 220ml nước và dùng 2 lần trong ngày.

5. Lưu ý khi sử dụng cây hy thiêm chữa bệnh

Mặc dù cây hy thiêm an toàn nhưng người sử dụng cần thận trọng để tránh những tác dụng bất lợi, do đó người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

Phân biệt cây hy thiêm và cứt lợn bằng màu sắc của hoa
Phân biệt cây hy thiêm và cứt lợn bằng màu sắc của hoa
  • Không dùng cho người thiếu máu với liều độc vị hy thiêm.
  • Người thuộc âm hư không có phong thấp không nên sử dụng hy thiêm.
  • Vì cây hy thiêm có tính hàn nên người bệnh nên sử dụng dược liệu ở dạng phơi khô để tránh nôn mửa.
  • Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo cách sử dụng và liều dùng phù hợp với người bệnh.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cây hy thiêm có đặc điểm rất giống với những cây thuốc khác chẳng hạn như cây cứt lợn. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt bằng màu sắc của hoa, hoa cây hy thiêm màu vàng còn hoa cứt lợn màu trắng hoặc tím nhạt.

Trên đây là những thông tin về cây hy thiêm (cây chó đẻ hoa vàng) tốt cho người bệnh gout và một số bệnh lý khác. Nếu bạn đang mắc bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 3 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận