Những kiến thức bạn cần biết về cây tỏi độc chữa bệnh gout

Cây tỏi độc là loại cây có chứa hoạt chất colchicin, một chất có tác dụng chữa bệnh gout. Vậy, cây tỏi độc là cây gì? Cây tỏi độc có nên sử dụng cho người bệnh gout hay không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây tỏi độc
Hình ảnh cây tỏi độc

1. Mô tả cây tỏi độc

Cây tỏi độc có tên khoa học là Colchium autumnale L., Liliaceae (họ Hành tỏi). 

1.1. Cây tỏi độc là cây gì?

Tỏi độc là loại cây cỏ sống lâu năm, do một dò mẫn dài 3 - 4 cm, đường kính 2 - 3cm, mọc sâu dưới đất, quanh năm có phủ các vẩy nâu là những lá cũ đã khô đi.

Từ dò mọc lên một cán hoa với 3 - 4 hoa. Hoa thường xuất hiện vào mùa thu (tháng 9 - tháng 10). Hoa có hình ống dài, cao hơn mặt đất khoảng 10 - 15cm, phần ống phía trên loe thành hình chuông với 6 cánh bầu dục. Hoa có 6 nhị, 3 nhị phía trong ngắn hơn với bao phần màu vàng cam. Nhuỵ gồm 3 lá noãn hợp thành một bầu 3 ngăn, 3 vòi rất dài nhưng giấu kín trong hành.

Lá cây tỏi độc to, đầu lá hẹp nhọn. Khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa móc từ dưới đất lên.

Quả của cây phát triển vào tháng 6. Quả là một nang to. 3 ngăn, phía trên của lá noãn ra xa, trong chứa nhiều hạt, mỗi ngăn có tới 60 - 80 hạt khá to, màu nâu nhạt xù xì, dày rõ, khi cắt ngang trông rõ phôi nhỏ giữa phôi nhũ.

1.2. Bộ phận dùng

Phần hạt chín đã phơi khô, gọi là Semen Colchicin. Hạt chín có màu nâu sẫm, hình cầu, đường kính khoảng 3mm, có phần cuống hạt còn lại rất rõ.

1.3. Cây tỏi độc thường mọc ở đâu?

Cây tỏi độc là một loài cây mọc hoang ở những bãi cỏ vùng ôn đới lạnh của châu Âu như Rmani, Hungari. Cây thường được trồngg bằng hạt hoặc bằng dò.

1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Cây tỏi độc được thu hoạch vào tháng 8 hàng năm
Cây tỏi độc được thu hoạch vào tháng 8 hàng năm

Muốn thu hoạch dò cần đào sau khi lá đã hoàn toàn héo và trước khi ra hoa, thường ở châu Âu thàng thu hoạch rơi vào tháng 8. Để năng suất thu hoạch cao cần chú ý nơi cây mọc trước khi héo lá vì khi khi đó hầu như không có dấu vết của cây nên rất khó tìm.

Hoặc để dễ tìm, người ta thường thu hoạch cây vào khoảng tháng 7. Nếu chờ đến cuối thu hoặc đầu xuân thì tỷ lệ hoạt chất sẽ giảm đi rất nhiều.

Sau khi thu hái, dò được cắt bỏ thân, mang hoa cắt bỏ rễ và 2 lớp vỏ ngoài nâu nhạt, mỏng và khô rồi đem phơi hoặc cắt thành những khoanh ngang rồi phơi.

Đối với hạt, hạt được thu hoạch vào lúc quả chín, loại bỏ tạp chất rồi phơi khô. Hạt có thành phần ổn định hơn, bảo quản dễ hơn, do đó nhiều nước chỉ sử dụng phần hạt làm thuốc, tuy nhiên người ta vẫn dùng dò để chiết xuất colchicin.

1.5. Thành phần hóa học

Trong dò cây tỏi độc có chứa tinh bột, đường, gôm, tanin, nhựa và các chất alcaloid (colchicin). Tỷ lệ colchicin trong dò thay đổi theo mùa, từ 0,1 - 0,35%.

Trong hạt có chứ vết acid galic, tanin, dầu, đường và colchicin tỷ lệ từ 0,5 - 3%. Ngoài ra, trong hạt còn chứa các alcaloid khác như demecolcin có phản ứng kiềm, dầu béo, acid beoic, phytosterol, đường và tanin.

2. Cây tỏi độc có tác dụng gì?

Cây tỏi độc đã được phát hiện từ lâu nhờ tác dụng chữa bệnh của loài cây này:

  • Cây tỏi độc được nhân dân Đức sử dụng để chữa bệnh gout và làm thuốc thông tiểu. Tuy nhiên, giai đoạn này kỹ thuật chưa phát triển nên cơ chế tác dụng vẫn chưa được hiểu rõ.
  • Hiện nay, cây có tác dụng hạ nhiệt, chống dị ứng, chống bệnh gout được sử dụng trong điều trị.
  • Có giả thuyết cho rằng, colchicin trong tỏi độc có tác dụng kích thích vỏ thượng thuận.

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, cây tỏi độc được sử dụng làm thuốc kích thích để tạo ra giống cây nhiều quả hoặc giống mới.

Sử dụng hạt của cây tỏi độc chữa bệnh
Sử dụng hạt của cây tỏi độc chữa bệnh

Cây tỏi độc có chứa colchicin có thể gây ra hiện tượng ngộ độc như nôn mửa, đi lỏng, đau bụng với liều trung bình là 0,03mg/kg thể trọng. Trường hợp ngộ độc hơn có thể làm ngưng tim và tử vong.

3. Cây tỏi độc chữa bệnh gout

Cây tỏi độc có chứa colchicin, là một chất có tác dụng trong điều trị bệnh gout. Để điều trị bệnh gout, tỏi độc được sử dụnh dưới dạng cồn hạt 1/10 với liều 1,5 gam/lần và 3 gam trong 24 giờ hoặc cao cồn nước với liều 0,05 gam/lần và 0,2 gam trong 24 giờ.

4. Lưu ý khi sử dụng cây tỏi độc chữa bệnh

Mặc dù cây tỏi độc chứa hoạt chất chữa bệnh gout nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không nên dùng trong thời gian dài: Khi thấy có hiện tượng ỉa lỏng thì cần ngừng thuốc ngay. Thường chỉ nên dùng 4 - 5 ngày, sau đó nghỉ.
  • Cây tỏi độc chứa colchicin dễ gây ngộ độc và rất nguy hiểm, do đó, bạn không nên tự ý sử dụng để điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin về cây tỏi độc mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc đang mong muốn tìm hiểu cách điều trị bệnh từ thiên nhiên, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 339

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận