Những điều bạn cần biết về cây tơm trơng

Cây tơm trơng là một trong những cây thuốc được sử dụng cho người bệnh gout. Đây là thảo dược được người dân vùng cao sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh gout. Vật, cây tơm trơng là cây gì? Tác dụng của cây tơm trơng là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng cây tơm trơng là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây tơm trương
Hình ảnh cây tơm trương

1. Mô tả cây tơm trơng

Cây tơm trơng có tên khoa học là Atao Nenso., họ Trúc Đào. Cây Tơm trơng được gọi với tên khác là Tom Trong Nenso (theo dân tộc M’Nông). Đây là một trong ba thành phần chính tạo nên bài thuốc Amakong được Y học cổ truyền Việt Nam tôn vinh.

1.1. Cây tơm trơng là cây gì?

Cây tơm trơng thuộc cây thân leo gỗ nhỏ , có thể cao tới 1,5 mét và mọc thành bụi. Thân cây thường có mủ màu trắng tiết ta khi cây còn tươi và khi phơi khô ẻ vỏ cây có màng tơ trắng xuất hiện.

Lá tơm trơng thuôn nhọn, có lông tơ mỏng, mọc đối xứng nhau và có dạng xoắn hình bầu dục hoặc hình xoan.Hai mặt của lá đều nhẵn, bóng, được bao phủ bởi lớp lông tơ màu trắng. Không chỉ thân cây mà lá cũng chứa dịch nhựa màu trắng khi bẻ đôi.

1.2. Bộ phận dùng

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây tơm trơng là phần thân cây và rễ.

1.3. Cây tơm trơng thường mọc ở đâu?

Theo các tài liệu thực vật học cho biết, cây tơm trơng chủ yếu mọc tại các vùng núi cao Tây Nguyên, ngoài ra không thấy sự xuất hiện của cây này ở các khu vực khác trên cả nước.

Cây tơm trơng thường mọc sâu trong núi rừng nên rất khó để khai thác.

1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Thu hái cây tơm trơng
Thu hái cây tơm trơng

Thời điểm thu hoạch cây tơm trơng thường vào khoảng cuối mùa xuân để hoạt chất thu được có giá trị y học cao nhất.

Cây sau khi được thu hái sẽ được cắt thành từng khúc ngắn khoảng 10 – 20cm . Sau đó, đem phơi khô để dùng làm thuốc. Dược liệu được bảo quản kín để tránh ẩm mốc, mối mọt.

1.5. Thành phần hóa học

Các hoạt chất trong cây tơm trơng được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Cây tơm trơng có chứa một ít tinh dầu, hoạt chất alkaloid và hoạt chất phytosterol. Những hoạt chất này có tác dụng bồi bổ thận tráng dương và đào thải acid uric hiệu quả.

Ngoài các hoạt chất trên, cây tơm trơng còn chứa các khoáng chất như lithi, magie, nhôm, kali, canxi, mangan, sắt, niken, đồng, kẽm,… cần thiết cho sức khỏe.

Xem thêm: Cẩm nang kiến thức về cỏ linh lăng chữa bệnh gout

2. Cây tơm trơng có tác dụng gì?

Cây tơm trơng có nhiều tác dụng mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số tác dụng được chứng minh cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại.

2.1. Công dụng của cây tơm trơng theo Đông y

Theo Đông y, cây tơm trơng có vị đắng, chát, tính bình. Nó được người dân vùng cao sử dụng rất lâu đời để hỗ trợ điều trị các bệnh như sau:

  • Tăng cường thể trạng, bổ thận tráng gương
  • Giảm đau nhức xương khớp, điều trị bệnh gout
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận, giảm mỡ máu và giảm cholesterol
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ug thư phổi, ung thư đại tràng,…
  • Ngăn ngừa lao phổi và chống lại virus gây bệnh
  • Tăng sức đề kháng, giúp giảm stress
  • Chữa viêm xoang mũi
  • Giúp thải mỡ và độc tố trong cơ thể
  • Giảm cảm giác mệt mỏi, giúp ăn ngon và ngủ ngon
  • Tăng cường sinh lực, kích thích sản sinh testosterone ở nam giới
Cây tơm trơng chữa bệnh gout
Cây tơm trơng chữa bệnh gout

2.2. Tác dụng của cây tơm trơng theo y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được các tác dụng như sau:

  • Giúp hạ acid uric: Tác dụng này là do cây có chứa phytosterol trong cây giúp tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Hạ cholesterol: Tác dụng này rất tốt đối với người bệnh có tiền sử xơ vữa động mạch hay bị suy tim mạch.
  • Bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe nam giới
  • Giúp giảm đau nhức xương khớp: Điều này là do nó có chứa hoạt chất flavonoid và alkaloid có trong cây tơm trơng khi kết hợp với các dược liệu khác như dâm dương hoắc và khúc khắc giúp giảm đau và giảm tình trạng viêm.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư: Cây có chứa hoạt chất phytosterol có trong cây khiến ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư và ngăn cản quá trình di căn của tế bào ung thư.

3. Cây tơm trơng chữa bệnh gout

Như đã trình bày, cây tơm trơng có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh gout do nó làm giảm lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa những cơn đau do gout cấp gây nên.

Cách chữa bệnh gout bằng cây tơm trơng như sau:

Nước sắc cây tơm trơng

  • Chuẩn bị: 40 - 50 gam thân cây khô
  • Thực hiện: Sắc dược liệu trên với 2 lít nước đến khi còn 1 lít nước thì tắt bếp. Sau đó gạn lấy phần nước sắc và chia nhỏ nước sắc trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng có thể thái mỏng hoặc chẻ nhỏ thân và rễ để các hoạt chất được chiết kiệt trong quá trình sắc. 

Nước sắc cây tơm trơng
Nước sắc cây tơm trơng chữa bệnh gout

Cây tơm trơng ngâm rượu

  • Chuẩn bị: 1kg tơm trơng khô thái mỏng, 4 lít rượu và bình thủy tinh 
  • Thực hiện: Sao vàng cây tơm trơng, sau đó hạ thổ và đổ vào bình ngâm cùng với rượu đã chuẩn bị. Đậy nắp kín và ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.

Khi sử dụng, người bệnh dùng 1 - 2 ly rượu khoảng 20ml và chủ ý không nên sử dụng quá nhiều.

Bài thuốc chữa bệnh 

  • Chuẩn bị: tơm trơng 20 gam, thổ phục linh 16 gam, dâm dương hoắc 10 gam, nhân tần 10 gam, cây cối xay 12 gam, bông mã đề 10 gam, bạch truật 12 gam, ý dĩ nhân 20 gam và cam thảo 8 gam.
  • Thực hiện: sắc các nguyên liệu trên với 5 bát nước và vài lát gừng đến khi còn hai bát nước. Sau đó, gạn lấy nước sắc, chia thành 2 lần và dùng trong ngày.

Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc trên trong 10 - 15 tháng để đạt tác dụng tốt nhất.

Xem thêm: 15 cách trị bệnh gout bằng thuốc nam hiệu quả

4. Lưu ý khi sử dụng cây tơm trơng chữa bệnh

Mặc dù đem lại nhiều tác dụng và an toàn nhưng khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không được sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ
  • Không được lạm dụng việc sử dụng cây tơm trơng vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Những người có cơ địa dị ứng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Cây thuốc có ít trên thị trường, vì vậy khi mua bạn cần phân biệt rõ dược liệu thật giả để tránh phải mua dược liệu giả.
  • Khi sử dụng cây thuốc chữa bệnh gout, người bệnh nên ưu tiên việc sử dụng thuốc sắc và hạn chế sử dụng rượu tơm trơng. Tốt nhất nên có chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
  • Tùy theo cơ địa của mỗi người mà bài thuốc phát huy được tác dụng khác khác nhau, do đó, khi sử dụng bạn cần kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về cây tơm trơng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được rõ về tác dụng, công dụng và lưu ý khi sử dụng cây tơm trơng, đặc biệt người bệnh gout.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có câu hỏi liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 3.7 (4 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận