Phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính, rất khó điều trị và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và khả năng lao động. Phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện. Bài viết sẽ đưa ra các phương pháp chẩn đoán  viêm khớp dạng thấp.

Mục lục [ Ẩn ]
Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

1. Khi nào cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý tự miễn, lúc này hệ miễn dịch sẽ tấn công nhầm vào các màng bao quanh khớp hoặc bao dịch hoạt khớp. Điều này gây ra các tổn thương, viêm nhiễm, phá hủy sụn và xương trong các khớp.

Đây là bệnh lý phức tạp, khó điều trị và gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Để tránh gây ra các hậu quả nặng nề, người bệnh cần được kiểm tra, chẩn đoán, phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. 

Khi có các triệu chứng sau, bạn nên đến các bệnh viện xương khớp uy tín để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

  • Có hiện tượng cứng khớp sau khi giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc sau khi thức dậy. Hiện tượng cứng khớp này có thể kéo dài trong hàng giờ khiến bạn cảm thấy vận động khó khăn.
  • Dưới da xuất hiện hạt bất thường, có kích thước nhỏ, không gây đau. Các vị trí thường xuất hiện là khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối.
  • Đau không rõ ràng ở các khớp, thường ở bàn tay.
  • Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, sốt nhẹ.

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện rất tốt.

Dưới da xuất hiện các hạt bất thường là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp
Dưới da xuất hiện các hạt bất thường là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp được sử dụng hiện nay

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác. Dưới đây là các phương chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.

2.1. Các loại xét nghiệm cơ bản

Khi phát hiện các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cơ bản ban đầu nhằm xác định mức độ viêm nhiễm, đồng thời giúp chẩn đoán phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp với các bệnh khớp khác.

  • Xét nghiệm công thức máu: Đây là xét nghiệm thường gặp nhất, thông qua các chỉ số của công thức máu bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể và nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm. Số lượng hồng cầu suy giảm nhưng lượng bạch cầu và tiểu cầu lại tăng cao là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm trong viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm các chỉ số sinh hóa máu: Đánh giá nồng độ các chất trong máu là một cách phát hiện ra nhiều bệnh lý  khác nhau trong cơ thể, trong đó có cả bệnh viêm khớp dạng thấp. Nồng độ bất thường của một số ion trong máu như: Natri, Kali, Clo… cũng là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm công thức máu và chỉ số sinh hóa máu là phương pháp xét nghiệm cơ bản
Xét nghiệm công thức máu và chỉ số sinh hóa máu là phương pháp xét nghiệm cơ bản
  • Xét nghiệm định lượng Protein C (CRP): Xét nghiệm này có tác dụng đánh giá mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó có thể phát hiện ra tình trạng viêm mạn tính. Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số CRP tăng trong 6 giờ đầu.
  • Kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu (xét nghiệm ESR): Tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến chỉ số này tăng cao hơn bình thường. Ở viêm khớp dạng thấp chỉ số này thường không tăng quá 100mm/hr. Nếu chỉ số ESR tăng cao hơn mức này thì có thể do các bệnh viêm nhiễm khác.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng phân ANA: Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp với bệnh lupus ban đỏ. Chỉ số xét nghiệm này ở bệnh lupus ban đỏ là khoảng 95%, nhưng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ khoảng 55%.
  • Xét nghiệm anti ADN và anti Smith: Cũng là xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp. Nếu người bệnh đồng thời xuất hiện cả hai chỉ số này nghĩa là bệnh nhân đã mắc hội chứng lupus ban đỏ.
  • Đo điện tâm đồ: Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hệ tim mạch, do đó bệnh nhân cần được đo điện tâm đồ để kiểm tra.
  • Kiểm tra chức năng phổi và thận: Các xét nghiệm này có tác dụng xác định mức độ bệnh viêm khớp dạng thấp và các biến chứng mà người bệnh có thể gặp.

2.2. Các xét nghiệm đặc hiệu

  • Xét nghiệm kháng thể RF: RF được tìm thấy trong huyết thanh, là kháng thể sinh ra từ hệ miễn dịch của cơ thể. Xét nghiệm viêm khớp RF sẽ cho kết quả về những rối loạn bên trong hệ thống xương khớp. Bệnh nhân có khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khi chỉ số RF tăng cao. Tuy nhiên phương pháp này có độ chính xác không cao, thường xảy ra hiện tượng âm tính giả hoặc dương tính giả.
  • Xét nghiệm anti CCP: Phương pháp này thường được tiến hành song song với xét nghiệm xét nghiệm RF, kết hợp cùng các triệu chứng để chẩn đoán bệnh. 
  • Chụp X-quang: Dựa vào hình ảnh X-quang mà bác sĩ có thể phát hiện được các tổn thương xương khớp (mức độ tổn thương, vị trí tổn thương, mức độ xương bị bào mòn), từ đó đưa ra chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện ở tứ chi vì đây là các vị trí thường xuất hiện tình trạng viêm khớp nhất.
  • Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chẩn đoán hiện đại, độ chính xác cao. MRI có thể xác định chính xác các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp bao gồm cả việc sụn khớp có bị mòn hay không.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ chuyên khoa xác định tình trạng bệnh lý, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

3.1. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giúp xây dựng phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giúp xây dựng phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

Hiện nay, đây vẫn là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và cả Việt Nam.

  • Thời gian cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 tiếng.
  • Tình trạng viêm xuất hiện tối thiểu ở 3 trên 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp (tính cho cả hai bên cơ thể).
  • Thời gian viêm diễn biến trên 6 tuần và biểu hiện ở nhiều khớp khác nhau.
  • Sưng tối thiểu một trong số các khớp sau: các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
  • Có tính chất đối xứng.
  • Xuất hiện hạt dưới da.
  • Xét nghiệm RF dương tính.
  • Hình ảnh X-quang của viêm khớp dạng thấp: Khớp tổn thương bị bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, mất chất khoáng đầu xương.

Chẩn đoán xác định khi có từ 4 tiêu chuẩn trở lên.  Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91-94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động từ 40-90% và độ đặc hiệu từ 50-90%

Lưu ý: Hạt dưới da hiếm gặp ở Việt Nam. Ngoài ra, cần khảo sát các triệu chứng ngoài khớp như: teo cơ, viêm mống mắt, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu... thường ít gặp, nhẹ, dễ bị bỏ sót. 

3.2. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ và Hiệp hội chống Thấp khớp châu Âu 2010 

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 6 tuần và xuất hiện ở ít khớp. Tuy nhiên cần theo dõi đánh giá lại thường xuyên, vì đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một bệnh lý xương khớp khác. 

Đối tượng là các bệnh nhân:

  • Có ít nhất một khớp được xác định viêm màng hoạt dịch. 
  • Viêm màng hoạt dịch khớp không phải nguyên nhân của các bệnh lý khác.

Biểu hiện

Đặc điểm

Số điểm

Biểu hiện tại khớp lớn

Có 1 khớp lớn bị viêm

0

Từ 2−10 khớp lớn viêm

1

Có 1−3 khớp nhỏ (có thể có hoặc không biểu hiện tại khớp lớn) 

2

Từ 4−10 khớp nhỏ (có thể có hoặc không biểu hiện tại  khớp lớn) 

3

Trên 10 khớp (Trong đó có ít nhất 1 khớp nhỏ) 

5

Biểu hiện trên huyết thanh (ít nhất phải làm 01 xét nghiệm)

Xét nghiệm RF âm tính và Anti CCP âm tính 

0

Xét nghiệm RF dương tính thấp hoặc Anti CCP dương tính thấp

2

Xét nghiệm RF dương tính cao hoặc Anti CCP dương tính cao

3

Các yếu tố phản ứng viêm (cần làm ít nhất 01 xét nghiệm)

CRP bình thường và Tốc độ lắng máu bình thường 

0

CRP tăng hoặc Tốc độ lắng máu tăng 

1

Thời gian biểu hiện của các triệu chứng

dưới 6 tuần

0

từ 6 tuần trở lên

1

Chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp khi số điểm ≥6/10 

Dương tính thấp khi ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường. 

Dương tính cao khi > 3 lần giới hạn cao của bình thường

3.3. Chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh khớp khác

Do ở giai đoạn đầu, viêm khớp dạng thấp thường dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Nếu chẩn đoán và điều trị sai sẽ khiến bệnh trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

  • Bệnh Gout: Người bệnh có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nhỏ và trung bình (khớp bàn chân, cổ chân, khớp gối, bàn tay). Người bị bệnh gout mạn tính thường xuất hiện hạt tophi ở tai, khủy tay, bàn chân… Khi chụp X-quang có thể nhìn thấy các tinh thể acid uric lắng đọng tại  các khớp.
  • Thoái hóa khớp: Người mắc bệnh này thường có dấu hiệu đau nhiều ở các khớp xa. Đau do thoái hóa khớp ít kèm sưng, thời gian cứng khớp ít hơn 30 phút buổi sáng. Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu và CRP không tăng cao, xét nghiệm RF âm tính.
  • Thấp khớp cấp: Đây là bệnh thường gặp ở người trẻ (khoảng dưới 25 tuổi). Người bệnh có dấu hiệu sốt, đau họng trước khi tiến triển thành viêm khớp. Xét nghiệm máu cho thấy chỉ số bạch cầu và tiểu cầu tăng, kèm theo triệu chứng tim mạch (nhịp tim nhanh, tràn dịch màng ngoài tim).
  • Hội chứng Lupus ban đỏ: Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, trẻ tuổi. Triệu chứng của bệnh gồm: đau các khớp ở bàn tay kèm đau cơ. Hình ảnh chụp X-quang không thấy dấu hiệu bào mòn xương.
Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Xơ cứng bì toàn thể: Cũng là một bệnh thường gặp ở nữ giới, trong độ tuổi trung niên. Bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng: da dày và cứng, có tình trạng rối loạn sắc tố…

Trên đây là tất cả các thông tin bạn cần biết về các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp. Điều trị càng sớm khả năng phục hồi càng cao và tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, đặc biệt bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Bình Phương chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, phân tích thông tin về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Bình Phương đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Nguyễn Bình Phương

Bình luận