Chỉ số khối cơ thể (BMI) hữu ích như thế nào?

Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể mà nhiều người đặc biệt quan tâm. Nó giúp đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe. Hiểu về chỉ số này giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh gout, tăng huyết áp,... Vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI là gì?

1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là gì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một phép đo trọng lượng của một người tương ứng với chiều cao của người đó. Chỉ số BMI có thể cho thấy bạn đang có mức cân nặng bình thường so với chiều cao hay béo phì, thừa cân, thiếu cân hay suy dinh dưỡng.

Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, BMI được tính bằng cách sử dụng các phân loại trạng thái tiêu chuẩn. Các chuẩn này giống với nam giới và phụ nữ ở mọi thể trạng và lứa tuổi.

Chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi, bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên, BMI phân biệt theo tuổi và giới tính nên thường được gọi là BMI theo tuổi.

2. Cách tính chỉ số khối cơ thể

Chỉ số khối cơ thể được tính bằng khối lượng cơ thể (cân nặng) chia cho bình phương chiều cao cơ thể, được thể hiện trong đơn vị kg/m2.

Cụ thể, gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của cơ thể người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau:

BMI(kg/m2) = W/H2

Hoặc công thức tính BMI khi W được tính bằng pound và H được tính bằng inch là:

BMI(lb/in2) = W/H2 * 703

Ngoài ra còn có một chỉ số khác là BMI nguyên tố, được tính bằng cách sau:

BMI nguyên tố  = BMI(kg/m2)/25

Công thức tính chỉ số BMI
Công thức tính chỉ số BMI

Ví dụ về cách tính chỉ số BMI

Một người có cân nặng là 47 kg và chiều cao của người đó là 1,58m. Chỉ số khối cơ thể là :

BMI(kg/m2) = 47/(1,58)2 = 18,83 (kg/m2)

3. Phân độ BMI

Tùy thuộc vào khu vực hoặc lứa tuổi mà chỉ số khối cơ thể BMI được phân loại. Phân loại chỉ số BMI theo WHO như sau:

Phân loại chỉ số BMI theo WHO 

Chỉ số BMI bình thường của người lớn từ 18,50 đến 25,00; chỉ số đánh giá người béo là 25,00 đến 30,00 và trên 30,00 là béo phì.

Phân loại chỉ số BMI cho theo IDI & WPRO 

Chỉ số BMI của người Châu Á được sánh giá khác so với người châu Âu. chỉ số này dựa theo IDI & WPRO, chỉ số dành riêng cho người châu Á. Sau đây là bảng phân loại BMI của người Châu Á.

Như vậy, có thể thấy chỉ số chỉ số BMI bình thường của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.

Phân độ BMI theo WHO và IDI & WPRO
Phân độ BMI theo WHO và IDI & WPRO

Phân loại theo độ tuổi

Đối với người lớn hơn 20 tuổi

Phân loại kiểu 1

  • BMI < 18: Người gầy
  • BMI = 18,5 – 25: Người bình thường
  • BMI = 25 – 30: Người béo phì độ I
  • BMI = 30 – 40: Người béo phì độ II
  • BMI > 40: Người béo phì độ III

Phân loại kiểu 2

Nam giới

  • BMI < 20: Người dưới cân
  • 20 ≤ BMI < 25: Người bình thường
  • 25 ≤ BMI < 30: Người quá cân
  • BMI > 30: Người béo phì

Nữ giới

  • BMI < 18: Người dưới cân
  • 18 ≤ BMI < 23: Người bình thường
  • 23 ≤ BMI < 30: Người quá cân
  • BMI > 30: Người béo phì

Trẻ em từ 2 – 20 tuổi

Chỉ số khối cơ thể của trẻ em được tính tương tự với người lớn nhưng sau đó cần phải so sánh với các giá trị tiêu biểu cho trẻ cùng giới và cùng độ tuổi.

Thay vì so sánh với ngưỡng cố định cho trẻ, chỉ số BMI được so sánh với tỷ lệ phần trăm đối với trẻ em cùng giới tính và tuổi tác.

  • Thiếu cân: Nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5.
  • Sức khỏe tốt: Nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85.
  • Thừa cân: Nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95.
  • Béo phì: Nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95.

Dựa vào thống kê toán học, người ta có thể tình vị trí bách phân vị của giá trị BMI tương ứng tuổi và giá trị. Thông thường người ta sẽ sử dụng bẳng biểu đồ BMI theo khối lượng và chiều cao, sử dụng đường viền hoặc màu nền cho các bách phân vị BMI khác nhau để dễ dàng so sánh.

4. Nguy cơ khi chỉ số BMI thấp và cao

Các chỉ số BMI dựa trên mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể với sức khỏe của cơ thể. Dù thừa cân, béo phì hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Đối với những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

  • Bệnh động mạch vành
  • Rối loạn lipid máu
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh túi mật
  • Tăng huyết áp
  • Viêm xương khớp như bệnh gout,…
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Đột quỵ
  • Một số bệnh ung thư như ung thư nội mạc, ung thư vú và ung thư ruột kết
  • Bệnh mỡ ngoài màng cứng

Đối với người thiếu cân có thể dẫn đến những tình trạng sức khỏe như:

  • Nguy cơ suy dinh dưỡng
  • Loãng xương
  • Thiếu máu

5. Một số câu hỏi liên quan đến chỉ số BMI

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) mà nhiều người thắc mắc:

BMI có phải là một chỉ số tốt để đánh giá mức độ béo của cơ thể?

Mối tương quan giữa chỉ số BMI và độ béo của cơ thể khá chặt chẽ nhưng ngay cả khi hai người có cũng chỉ số BMI thì mức độ béo phì của họ có thể khác nhau, chẳng hạn:

  • Phụ nữ có nhiều chất béo trong cơ thể hơn nam giới
  • Người da đen có ít mỡ có thể hơn người da trắng và người châu Á có nhiều mỡ cơ thể hơn người châu Âu
  • Trung bình những người lớn tuổi có nhiều chất béo trong cơ thể hơn những người trẻ tuổi
  • Các vận động viên thường có ít mỡ cơ thể hơn những người không vận động

Độ chính xác của BMI như là một chỉ số về mức độ béo của cơ thể cũng như cao hơn ở những người có mức BMI cao hơn và mức độ béo của cơ thể.

Trong khi, một người có chỉ số BMI rất cao (ví dụ 35kg/m2) rất có khả năng có lượng mỡ cao trong cơ thể cao thì chỉ số BMI tương đối cao có thể là kết quả của việc mỡ trong cơ thể cao hoặc khối lượng cơ thể nạc cao (cơ và xương).

Có phương pháp nào khác để đánh giá mỡ thừa ngoài BMI?

Các phương pháp khác để xác định chỉ số béo của cơ thể bao gồm đo độ dày nếp gấp của da (với thước cặp), trở kháng điện sinh học, đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) và pha loãng đồng vị.

Tuy nhiên, những phương pháp này không phải lúc nào cũng có sẵn và chúng có chi phí cao hoặc cần được tiến hành bởi những người có chuyên môn.

Hơn nữa, nhiều phương pháp trong số này có thể khó chuẩn hóa giữa các quan sát viên và thiết bị, làm phức tạp việc so sánh giữa các nghiên cứu và khoảng thời gian.

Làm sao để biết cân nặng lý tưởng cho cơ thể?

Cân nặng lý tưởng giúp bạn có sức khỏe tốt
Cân nặng lý tưởng giúp bạn có sức khỏe tốt

Để tính được cân nặng lý tưởng của cơ thể, bạn có thể dựa vào chiều cao của cơ thể như sau

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (cm) x 9 rồi chia 10
  • Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (cm)
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (cm) x 8 rồi chia 10

Ví dụ, bạn cao 1,58m tức là 158cm thì

  • Cân nặng lý tưởng là: (58 x 9)/10 = 52,2 kg
  • Cân nặng tối đa là 58 kg
  • Cân nặng tối thiểu là (58 x 8)/10 = 46,4 kg

Do đó, dựa vào cách tính trên bạn có thể tính được cân nặng lý tưởng cho cơ thể. Nếu vượt quá cân nặng tối đa tức là bạn đang trong giai đoạn thừa cân.

Trên đây là những thông tin về chỉ số BMI mà bạn có thể theo dõi. Chỉ số khối cơ thể là một trong những chỉ số mà ai cũng cần đặc biệt quan tâm bởi nó đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khỏe. Khi chỉ số quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm cho cơ thể, chẳng hạn như béo phì là nguy cơ bệnh gout.

Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì và xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận