Tác dụng vàng của quả chuối đối với sức khỏe

Chuối là loại trái cây hấp dẫn nhất thế giới từ màu sắc cho đến mùi vị thơm ngon của nó. Nhiều người còn cho rằng, trái cây màu vàng và cong này có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy tác dụng của quả chuối là gì? và những lưu ý khi bổ sung chuối trong chế độ ăn là gì? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Hình ảnh quả chuối
Hình ảnh quả chuối

I. 22 Tác dụng của chuối với sức khỏe

Chuối không chỉ được biết đến với vị thơm ngon mà nó còn được là loại quả có nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Cùng điểm qua 22 công dụng của chuối đối với cơ thể nhé!

1. Cải thiện các triệu chứng viêm khớp và bệnh gout

Đối với người bệnh gout, việc lựa chọn thực phẩm chứa ít purin là điều vô cùng quan trọng. Quả chuối với dồi dào chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, vậy bệnh gout có ăn chuối được không?

Chuối giúp cải thiện triệu chứng bệnh Gout và viêm khớp
Chuối giúp cải thiện triệu chứng bệnh Gout và viêm khớp

1.1. Chuối chứa rất nhiều kali rất tốt cho người bệnh gout

Theo các chuyên gia, trong mỗi quả có chứa đến 422 mg kali, là nguồn thực phẩm cung cấp kali cho cơ thể.

Kali tan tốt trong nước, là một trong những chất điện giải quan trọng góp phần chính cho sự trao đổi điện học ở tế bào.

Nhờ đó, kali có thể hòa tan và đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Ngăn ngừa sự dư thừa acid uric trong máu và lắng đọng hình thành tinh thể muối urat, hạn chế viêm sưng khớp cho người bệnh gout.

Xem thêm thực phẩm tốt cho người bệnh gout: quả thanh long

1.2. Chuối chứa nhiều vitamin C giúp người bệnh gout giảm acid uric máu

Chuối là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Trung bình trong một quả chuối có chứa đến 10,3 mg vitamin C.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ từ 500 – 999 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout đến 17%. Ở những người tiêu thụ 1500mg vitamin C mỗi ngày thì tỉ lệ mắc bệnh gout thấp hơn 45% so với người khác.

Vitamin C có tác dụng quan trọng đối với người bệnh gout do có hiệu quả cao trong việc kiểm soát nồng độ acid uric máu, tăng cường chức năng thận để đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Không những thế, vitamin C còn giúp giảm những cơn đau gout một cách hiệu quả.

1.3. Thành phần acid folic

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong chiếu rất giàu hàm lượng acid folic mà một quả có chứa 24 mg acid foli.

Acid folic và một số dẫn xuất của chất này giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, một chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa purin thành acid uric. Nhờ đó ngăn ngừa sự tăng hàm lượng acid uric trong máu.

Bên cạnh đó, acid folic còn giúp hồi phục các tổn thương ở mô sụn khớp, hỗ trợ phá vỡ các khối tinh thể urat, ngăn chặn biến chứng biến chứng khớp do nổi hạt tophi của bệnh gout.

1.4. Hàm lượng purin trong chuối

Chuối là loại quả chứa hàm lượng purin thấp
Chuối là loại quả chứa hàm lượng purin thấp

Người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được chuối do hàm lượng purin của chuối thấp, dao động từ 50 – 100 mg.

Với những lý do trên, bạn có thể hoàn thoàn thêm chuối vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

2. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương

Chuối có thể là loại quả chứa không nhiều canxi nhưng nó hữu ích trong việc giữ cho xương chắc khỏe.

Nó có tác dụng như vậy là do nó có chứa rất nhiều fructo-Oligosaccharides. Đây là loại carbohydrate không bị tiêu hóa ở ruột già, kích thích các men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.

3. Hỗ trợ giảm cân

Chuối hỗ trợ giảm cân
Chuối hỗ trợ giảm cân

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh trực tiếp tác dụng của loại quả này trong việc giảm cân. Tuy nhiên, nó vẫn có một số tính chất khiến chúng trở thành một loại thực phẩm thân thiện với việc giảm cân.

Ngoài ra nó chứa nhiều tinh bột giúp no lâu và làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn.

Bên cạnh đó, việc duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout và biến chứng của bệnh tiến triển chậm.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Chất xơ có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện bệnh tiêu hóa.

Một quả cỡ trung bình có khoảng 3g chất xơ, do đó, nó được coi là một nguồn chất xơ khá tốt.

Thành phần chính của chất xơ có trong loại quả này là pectin và tinh bột không tiêu hóa (trong chuối chưa chín) giúp kích thích các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa và chống ung thư ruột kết.

5. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chuối hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chuối hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chuối thực sự tốt cho hoạt động của tim nhờ chứa chất xơ, kali, folate và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C. 

Theo FDA, chúng chứa hàm lượng kali cao và natri thấp giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, đặc biệt là chống lại bệnh huyết áp cao.

Ngoài ra, chất xơ trong loại quả này giúp làm giảm mức lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay còn gọi là cholesterol xấu, không có lợi cho cơ thể. Hơn nữa, nó chứa một lượng magie khá quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

6. Tác dụng khác của quả chuối

  • Kiểm soát lượng đường huyết
  • Chống oxy hóa
  • Chống thiếu máu
  • Cải thiện sức khỏe thận
  • Hỗ trợ tập thể dục
  • Làm đẹp da
  • Giảm huyết áp
  • Tăng cường thị lực

Chuối giúp ăn và ngủ ngon
Chuối giúp ăn và ngủ ngon

  • Giúp ăn ngủ ngon
  • Giảm căng thẳng, bất an
  • Chống lại chứng trầm cảm 
  • Tăng lượng cơ cho cơ thể
  • Nâng cao sức khỏe 
  • Chống ung thư
  • Tăng lượng máu cho cơ thể
  • Giải độc cơ thể
  • Giảm chứng ợ nóng.

II. 3 Sự thật có thể bạn chưa biết về chuối

Chuối thực sự là loại quả dễ ăn và mà có nhiều tác dụng ấn tượng như vậy nhưng có những sự thật về loại quả này mà không hẳn ai cũng biết.

1. Quả chuối là gì?

  • Chuối là một loài cây ăn quả được trồng phổ biến trên toàn thế giới thuộc chi Musa.
  • Nó có nguồn gốc từ Đông Nam Á và các khu vực có thời tiết ấm áp.
  • Cây thường phát triển ở khu vực có đất có đủ chất dinh dưỡng và có đủ độ rộng cho cây phát triển vì nó có kích thước khá to.
  • Mỗi cây có thể ra một buồng trước khi chết. Quả chuối xếp thành từng tầng, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả và mỗi buồng có từ 3 - 29 nải.

2. Giới thiệu các loại chuối hiện nay

Việt Nam là một nước nhiệt đới phù hợp với việc trồng chuối đồng thời cũng có rất nhiều loại chuối khác nhau. Dưới đây liệt kê một số loại hay gặp rất tốt cho sức khỏe.

Hình ảnh chuối hột rất tốt cho sức khỏe
Hình ảnh chuối hột rất tốt cho sức khỏe

3.1. Chuối hột

Chuối hột có tên khoa học là Musa acuminata Colla, là một loại cây thuộc họ chuối (Musaceae), thường mọc dại ở vùng đồi núi.

Nó có vị chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, có khả năng sát trùng, thúc đầy quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

Chính vì thế ngay từ xa xưa, ông cha ta đã dùng chuối hột ngâm rượu để phòng ngừa và chữa bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa,…

Đặc biệt hiện nay loại trái cây này được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc bệnh gout hiệu quả.

3.2. Chuối tiêu

Chuối tiêu là loại chuối phổ biến nhất, có hình dạng cong lưỡi liềm dài tầm 10cm.

Loại non màu xanh và khi chín chuyển sang màu vàng, vị ngọt nhẹ và thơm.

3.3. Chuối sứ

Chuối sứ hay còn gọi là chuối hương, có quả to, tròn, dài khoảng 5 – 6 cm, ở giữa có vài đốm đen bằng đầu tăm.

3.4. Chuối ngự

Là loại chuối nhỏ, hơi tròn, phần đầu quả có màu đen.

3.5. Chuối cau

Có hình dáng tương tự chuối ngự nhưng kích thước nhỏ hơn, đôi khi chỉ bằng ngón tay cái, hàm lượng dinh dưỡng thấp.

3.6. Chuối laba

Đây là một loại chuối khác biệt, khi chín có màu xanh đậm. Nó có hình dáng dài cong lưỡi liềm với phần thịt thơm, dẻo.

3. Thành phần hóa học

Chuối chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể
Chuối chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể

Quả chuối là một loại thực phẩm nhiều chất xơ, giàu kali, cung cấp các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin B6, canxi, biotin,… Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g quả chuối:

Giá trị dinh dưỡng

Hàm lượng

Giá trị dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng 

88 kcal

Vitamin A

64 IU

Chất béo bão hòa

0,1 g

Vitamin C

8,7 mg

Chất béo không bão hòa đa

0,1 g

Vitamin B6

0,4 mg

Chất béo không bão hòa đơn

0,1 g

Canxi

5 mg

Natri 

1 mg

Sắt

0,3 mg

Kali

358 mg

Magie

27 mg

Chất xơ

2,6 g

Protein

1, 1g

Đường

12 g

  

III. 1001 món ngon và dễ làm không nên bỏ qua từ chuối

Chuối không những có nhiều tác dụng mà còn rất phổ biến, dễ dàng sử dụng và biến tấu với nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây liệt kê một số món ăn từ chuối ngon, bổ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Kem chuối tráng miệng

Món kem chuối đơn giản mà ngon miệng
Món kem chuối đơn giản mà ngon miệng

Nguyên liệu: 2 quả chuối chín, 1 hộp sữa chua, 50ml nước cốt dừa và lạc rang.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuối chín thái khoanh chừng 1cm.
  • Sữa chua trộn với nước cốt dừa thật đều. Lạc rang bóc vỏ, đập dập.
  • Dùng một chiếc hộp nhỏ, múc 1 thìa hỗn hợp sữa chua và nước cốt dừa xuống trước, sau đó cứ 1 lớp chuối bạn lại thêm một thìa hỗn hợp phù kín, làm lần lượt cho đến hết.
  • Khi lớp chuối đã đầy hộp thì bạn rắc lạ lên trên, rồi dùng thìa ấn nhẹ xuống cho lạc dính vào phần kem.
  • Đem hộp kem cất vào tủ lạnh 2 - 3 giờ cho kem đông cứng lại.
  • Khi ăn chỉ cần xắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

2. Sinh tố chuối việt quất

Việt quất và chuối đều là những loại trái cây giàu vitamin C và nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Hai loại trái cây này khi kết hợp với nhau tạo ra thức uống không chỉ ngon mà có lợi cho sức khỏe. 

Sinh tố chuối và việt quất
Sinh tố chuối và việt quất

Nguyên liệu: việt quất 300g, chuối chín 2 - 3 quả và một ít đá viên.

Cách làm sinh tố việt quất ngon:

  • Việt quất được rửa sạch, sau đó để ráo nước. Chuối bóc vỏ và thái miếng.
  • Cho hỗn hợp gồm việt quất, chuối và đá viên vào máy xay sinh tố.
  • Đổ hỗn hợp ra cốc, trang trí bằng một vài quả việt quất cho đẹp mắt và thưởng thức.

Chúc các bạn ngon miệng và thành công với các món ăn từ chuối nhé!

3. Một số món ăn khác chế biến từ chuối

  • Bánh chuối nướng
  • Chè chuối
  • Chuối chiên
  • Chuối nếp nướng
  • Chuối sấy, bim bim chuối,...

IV. Lưu ý dùng khi bổ sung chuối vào chế độ ăn

Tuy tác dụng của chuối không thể phủ nhận nhưng việc sử dụng chuối đúng cách mỗi ngày là rất cần thiết để hấp thu loại quả này tốt hơn.

  • Không nên ăn quá 10 quả chuối/ tuần do việc hấp thu và xử lý kali có thể gây ảnh hưởng chức năng thận.
  • Nên sử dụng chuối chín thay vì chuối xanh vì khi chín hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất thường cao hơn.

Chuối chín chứa nhiều khoáng chất hơn chuối xanh
Chuối chín chứa nhiều khoáng chất hơn chuối xanh

  • Không ăn chuối khi đói vì có thể kích thích dạ dày, do nồng độ magie tăng đột ngột trong máu. Thời gian tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Không nên ăn chuối vào buổi sáng vì nó có chứa serotonin - một chất gây buồn ngủ tức thời khiến cơ thể rơi vào tình trạng buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, mất tập trung
  • Không ăn chuối khi bị đau đầu vì acid amin trong chuối gây giãn tĩnh mạch làm chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chuối có chứa lượng đường tự nhiên tương đối cao, do đó người bệnh gout chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả mỗi ngày.

Nhìn chung, chuối là một loại quả rất tốt cho sức khỏe, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hy vọng qua những thông tin trên có thể làm rõ câu trả lời cho câu hỏi về chuối mà bạn đang thắc mắc . Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa bệnh tiến triển cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, hãy gọi điện ngay tới hotline dưới đây để được các chuyên gia tư vấn chính xác hơn nhé!

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay thì đừng ngại like và chia sẻ để nhiều người hiểu rõ về bệnh gout nha. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn có biết? Gout là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và có thể để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh gout khó có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và tiếp tục sống lạc quan, khoẻ mạnh khi thực hiện tốt những điều sau:

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gout để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ, tra cứu trên các cổng thông tin trực tuyến đáng tin cậy, và tuyệt đối không tin vào lời đồn thổi bên ngoài.

Điều thứ 2 bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu đạm, giàu gốc purin; nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn, uống đủ nước hàng ngày.

Điều thứ 3 bạn nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên tập luyện nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập sẽ giúp tăng cường thể lực cho bạn, từ đó sẽ giảm thiểu được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Ngoài ra có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, trạch tả, lá vối,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Trong đó Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là phổ biến nhất vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và Dây gắm đã được chứng minh tác dụng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.8 (20 bình chọn)