Nếu như các thuốc điều trị Gout như Allopurinol, Febuxostat, Probenecid thường không sử dụng khi đang bị cơn Gout cấp thì Colchicin là thuốc được ưu tiên hàng đầu khi điều trị Gout cấp. Với các ưu, nhược điểm được trình bày dưới đây.
1. Thuốc Colchicin là gì?
Bạn có hiểu tại sao thuốc Colchicin tại sao lại dùng điều trị cho Gout cấp mà không phải Gout mạn tính không? Bài viết sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Thuốc Colchicin là một loại thuốc alcaloid có nguồn gốc từ thực vật Colchicum autumnale (Tỏi độc). Nó là loại thuốc trị Gout đầu tiên được tìm thấy để ngăn ngừa các cơn đau gout tấn công.
1.1. Công dụng chính của thuốc Colchicin
- Các đợt cấp của Bệnh Gout: Colchicin là thuốc được lựa chọn hàng đầu giúp giảm đau trong các đợt Gout cấp. Ngoài ra, Colchicin còn được dùng để chẩn đoán viêm khớp do Gout vì nếu dùng thuốc thấy tình trạng giảm thì chứng tỏ có tinh thể urat vì tinh thể này rất khó bị phát hiện.
- Dùng phòng ngừa điều trị các cơn Gout cấp ở bệnh nhân mãn tính trong giai đoạn đầu điều trị với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric.
- Viêm sụn khớp cấp có Canxi hoá, viêm khớp Sarcoid, viêm khớp kèm thêm nốt u hồng ban.
- Điều trị ở bệnh nhân bị xơ hóa đường mật nguyên phát ở bệnh nhân bị xơ gan.
1.2. Cơ chế tác dụng
- Tác dụng với Bệnh Gout: Colchicin làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, ức chế thực bào các tinh thể Urat do đó làm giảm sự tạo thành acid lactic. Hơn nữa, Colchicin còn giúp giữ cho pH tại đó được bình thường vì nếu pH toan là nguyên nhân dẫn đến các tinh thể urat kết tủa các mô ở khớp.
- Tác dụng chống viêm: Colchicin làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế ứng động hóa học, chuyển hóa của bạch cầu đa nhân nên làm giảm các phản ứng viêm.
1.3. Các dạng thuốc trên thị trường hiện nay
Chủ yếu dùng dưới dạng viên nén như Colchicine 1mg, Colchicine STADA 1mg, Colchicine 0,6mg, Colchicine 0,5mg, Colchicine Actavis 0,5mg,...
2. Về liều lượng – cách dùng
Để điều trị hiệu quả thì cần phải dùng đúng liều lượng như sau:
2.1. Điều trị đợt Gout cấp
- Ngày 1: uống 3 viên x 1mg, chia ra uống sáng, trưa, tối mỗi lần 1 viên.
- Ngày 2 và 3: uống 2 viên x 1mg, uống sáng, tối mỗi lần 1 viên.
- Ngày 4 và những ngày sau đó: uống 1 viên vào buổi tối.
Tổng 1 lần liều điều trị không quá 10 viên (10mg), lần điều trị sau phải cách lần điều trị trước ít nhất là 3 ngày.
2.2. Đề phòng cơn Gout cấp
Trong giai đoạn đầu điều trị với các thuốc hạ acid uric máu như Allopurinol hay các thuốc làm tăng đào thải Acid Uric uống 1 viên 1mg vào buổi tối.
Viêm khớp cấp do vi thể, bệnh sốt chu kỳ: Uống 1 viên 1mg vào buổi tối
Đối với bệnh nhân suy thận, có nồng độ Creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 1,6mg/100ml, hoặc hệ số thanh thải Creatinin nhỏ hơn hoặc bằng 50ml/phút: uống 1/2 viên/ngày, tổng liều một đợt điều trị không quá 4 viên. Lần điều trị sau phải cách lần điều trị trước ít nhất 3 ngày.
3. Tác dụng phụ của Colchicin
Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn hoặc dừng thuốc ngay lập tức nếu các biến chứng nặng xảy ra.
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Liều cao có thể gây chảy máu dạ dày, phát ban, tổn thương thận, gan.
- Nổi mề đay và phát ban da, đỏ da, bong tróc da
- Tê ở ngón tay hoặc ngón chân
- Rối loạn huyết học: giảm bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu
- Chóng mặt, đau đầu, nhịp tim không đều
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên thì nên ngừng dùng Colchicin, thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
4. Tương tác thuốc
Để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc các bác sĩ phải nắm rõ tình trạng của bệnh nhân và các nhóm thuốc khi phối hợp với nó. Bởi vì nếu không nắm rõ tình trạng bệnh sẽ ngày càng tệ đi thậm chí nguy hiểm. Bài viết này sẽ đưa cho bạn các tương tác thuốc khi phối hợp với Colchicin.
4.1. Tương tác với các thuốc khác
Sau đây là danh sách các thuốc có thể gây tương tác với thuốc Colchicin.
- Ciclosporin: dùng đồng thời với Colchicin làm tăng độc tính của Ciclosporin
- Vitamin B12: Colchicin làm giảm hấp thu vitamin B12 do tác động lên niêm mạc ruột non.
- Cytochrom P450 3A4 hoặc P - glycoprotein như các thuốc chống nấm nhóm azol, thuốc chẹn kênh Calci, kháng sinh nhóm Macrolid: dùng cùng thuốc Colchicin sẽ tăng nguy cơ ngộ độc.
- Ngoài ra, Colchicin còn có tương tác với các thuốc như: atorvastatin, rosuvastatin, lipitor,…
- Với thức ăn: không nên uống rượu khi dùng Colchicin điều trị vì có thể gây nguy cơ ngộ độc và giảm tác dụng của thuốc.
4.2. Tương tác với bệnh
Các tương tác bệnh với Colchicin, bao gồm:
- Ức chế tủy xương
- Rối loạn chức năng tim
- DIC
- Rối loạn điện giải
- Bệnh gan
- Rối loạn chức năng thận
- Tiêu cơ vân
5. Thuốc trị gout Colchicin giá bao nhiêu?
Tùy theo hãng sản xuất, thuốc nội hay ngoại, hàm lượng, quy cách đóng gói mà giá thuốc có sự chênh lệch khác nhau. Sau đây, chúng tôi đưa ra giá thuốc Colchicin như sau:
- Colchicin 1mg (Việt Nam): giá 650 đ/viên.
- COLCHICINA SEID 1MG TABLET (Spain): giá 5.600 đ/viên, hộp 2 vỉ x 20 viên.
- Colchicine RVN 0,5 mg (Việt Nam): giá 1.000 đ/viên, hộp 2 vỉ x 30 viên.
- Colchicine Capel (Pháp): 5.000 đ/viên, hộp 1 vỉ x 20 viên.
- Colchicine Capel 1mg (Romania): giá 5.450 đ/viên, hộp 1 vỉ x 20 viên.
- Colchicine BP 1mg (Ấn Độ): giá 530 đ/viên, hộp 2 vỉ x 10 viên.
6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
Trước khi dùng Colchicin, hãy kể cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với Colchicin, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào trong Colchicin. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Phải thận trọng ở người bị suy thận hoặc suy gan khi điều trị đợt Gout cấp.
- Thận trọng với người mắc bệnh tim, bệnh gan, thận hay bệnh tiêu hoá. Bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc.
- Colchicine có thể được uống khi có thức ăn hoặc không.
- Để điều trị Gout hiệu quả nhất thì hãy dùng Colchicin ở giai đoạn đầu của cơ Gout. Càng bắt đầu dùng thuốc lâu thì càng kém hiệu quả.
- Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc Colchicin khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Cần theo dõi tác dụng phụ khi điều trị lâu dài.
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc và giấy hướng dẫn sử dụng. Sử dụng đúng thuốc theo chỉ dẫn.
Mặc dù mang những ưu điểm tuyệt vời của thuốc trị Gout nhưng Colchicin thì vẫn hàm ẩn yếu tố nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, việc điều trị nên phối hợp với các sản phẩm từ cây thuốc dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị Gout và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể của bạn.
Nếu bạn đang mắc bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến tình trạng bệnh này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.
Tin liên quan
Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp.
- Người axit uric máu tăng cao.
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!