Nếu bạn đang bị bệnh gout tấn công và các cơn đau gout dữ dội làm bạn thức giấc. Cơn đau có nguy cơ xảy ra vào ban đên cao gấp 2 đến lần so với bạn ngày. Cùng tìm hiểu lý do vì sao nhé.
1. Nguyên nhân cơn đau gout xảy ra vào ban đêm
Bệnh gout được nghiên cứu từ nhiều năm về trước trên thế giới nhưng các nhà khoa học vấn chưa giải thích được lý do vì sao các cơn đau gout thường xảy ra vào ban đêm. Đây là triệu chứng bệnh gout thường gặp ở những người thường xuyên xuất hiện cơn đau gout cấp tính.
Nhưng cho đến nghiên cứu này, kết quả của nghiên cứu đã cho thấy một số giả thuyết khác nhau về cơn đau gout xảy ra vào ban đêm.
Nghiên cứu được thực hiện trên 724 bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh gout đã trải qua tổng cộng 1433 cuộc tấn công trong suốt 9 năm nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, chủng tộc, chỉ số khối cơ thể, giáo dục và thu nhập hộ gia đình), cũng như thông tin về các loại thực phẩm giàu purin được tiêu thụ trước khi bị tấn công, thuốc điều trị bệnh gút, uống rượu và tiền sử ngưng thở khi ngủ.
Các đối tượng này bao gồm:
- Chủ yếu là nam: 494 đối tượng (chiếm 68,2%)
- Tuổi trung bình: 54 tuổi (21 - 88 tuổi)
- Chủ yếu là da trắng: 642 đối tượng (chiếm 88,7%)
- Trình độ đại học: 421 đối tượng (chiếm 58,2%)
- Thời gian mắc bệnh trung bình: 5 năm (1 - 55 năm)
Giờ trong ngày được chia thành ba khối 8 giờ: nửa đêm đến 5:59 sáng (khối 1), 8 giờ sáng đến 3:59 chiều (khối 2) và 4 giờ chiều đến 11:59 tối (khối 3).
Trong suốt 1 năm theo dõi, 733 cuộc tấn công đã được báo cáo ở khối 1, 310 ở khối 2 và 390 ở khối 3. Điều này dẫn đến số lượng các cuộc tấn công vào ban đêm và sáng sớm cao hơn 2,4 lần so với giờ ban ngày.
Dường như không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa việc uống rượu hoặc thực phẩm giàu purin trong vòng 24 giờ trước cuộc tấn công, cũng như việc sử dụng thuốc, giới tính, tuổi tác hoặc tình trạng béo phì của các đối tượng.
Nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân gây cơn đau gout xảy ra vào ban đêm là do nhiệt độ cơ thể, mất nước, sự thay đổi nồng độ cortisol trong máu và thay đổi nhịp thở, cụ thể:
1.1. Giảm nhiệt độ khi ngủ
Đối với hầu hết mọi người, nhiệt độ cơ thể và ban ngày là khoảng 37,5 độ C và giảm từ 6 giờ chiều xuống khoảng 36,4 độ C và sự giảm nhiệt độ này sẽ xúc tác hình thành các tinh thể acid uric trong khớp.
Yếu tố này cũng giúp giải thích tại sao bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn chân và ngón tay - nhưng bộ phận này có xu hướng duy trì nhiệt độ thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể.
1.2. Mất nước
Mất nước trong cả máu và khớp có thể là một trong những nguy cơ gây ra cơn đau gout cấp, có thể giải thích như sau:
- Trong khi ngủ, cơ thể mất độ ấm qua quá trình thở và đổ mồ hôi. Khi tình trạng này xảy ra, máu sẽ mất một phần nước. Khi hàm lượng nước giảm, nồng độ acid uric trong máu tăng lên. Sự gia tăng này dẫn đến tăng acid uric trong máu, tiền thân của bệnh gout.
- Mất nước ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong khớp. Khi cơ thể đang ngủ, các khớp ở trạng thái nghỉ ngơi và một số chất lỏng tại khớp sẽ được tái hấp thu vào cơ thể, tuy nhiên, acid uric vẫn còn trong khớp dẫn đến hình thành các tinh thể acid uric.
1.3. Giảm mức cortisone
Cơ thể sản xuất một lượng nhỏ cortisone trong khi ngủ. Đây là chất giúp ngăn chặn tình trạng viêm vì vậy việc giảm sản xuất cortisone vào ban đêm có thể là một yếu tố góp phần gây ra viêm do gout.
1.4. Thay đổi nhịp thở
GIấc ngủ có thể gây ra những thay đổi trong cách thở ảnh hưởng đến việc sản xuất acid uric theo hai cách sau:
- Hơi thở thường chậm lại trong khi ngủ và phổi thải ra nhiều khí cacbonic hơn. Lượng carbon dioxide dư thừa có thể khiến máu trở nên có tính acid. Tình trạng này được gọi là toan hô hấp và nó có thể kích thích sự hình thành các tinh thể acid uric.
- Rối loạn giấc ngủ dễ gây ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể hấp thụ ít oxy hơn. Việc giảm oxy có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều purin hơn, có khả năng dẫn đến tăng acid uric máu và gây bệnh gout (khoảng 50% trường hợp).
2. Ngăn ngừa cơn gout ban đêm
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị bệnh gout là thực hiện một vài thay đổi lối sống và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như allopurinol và febuxostat. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số lời khuyên sau đây để giảm nguy cơ bị tấn công cơn đau gout vào ban đêm:
2.1. Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
Thường xuyên kiểm tra chứng ngưng thở và điều trị kịp thời. Điều trị thường bao gồm sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc một thiết bị khác để tăng lượng oxy trong khi ngủ.
Mục đích chính của điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tim mạch, bằng chứng cho thấy rằng việc ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến tần suất các cơn đau gout.
2.2. Giữ đủ nước
Uống đủ nước trong ngày có thể làm tăng lượng máu và giảm lượng acid uric, giảm nguy cơ bệnh gout. Nước là thức uống tốt nhất giúp người bệnh duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.
Chắc hẳn người bệnh đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc về cơn đau gout xảy ra vào ban đêm. Hy vọng những thông tin này hữu ích với người bệnh. Nếu Quý đọc giả đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
Tin liên quan
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!