Con lươn - Món ăn dân dã mà bổ dưỡng

Con lươn không chỉ dùng để chế chiến những món ăn ngon mà trong y học nó cũng là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm này có thực sự tốt cho tất cả mọi người không? Cùng theo dõi nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

Công dụng của thịt lươn đối với sức khỏe
Công dụng của thịt lươn đối với sức khỏe

1. Tác dụng của con lươn

Mặc dù con lươn chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực Châu Á nhưng hiện nay nó đã trở thành một thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Nhiều người thường không thích ăn nó do nó giống một con rắn nhỏ nhưng nhiều người lại thích ăn lươn. 

Bạn thuộc nhóm người nào? Nếu bạn thuộc nhóm thứ hai thì bạn là người may mắn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau và lươn chứa chất dinh dưỡng cao hơn bất kỳ loại thịt nào.

1.1. Cho làn da đẹp

Ăn lươn cung cấp cho cơ thể bạn vitamin A giúp loại bỏ các gốc tự do và độc tố có thể gây hại cho làn da của bạn. 

Lươn cũng có các chất dinh dưỡng giúp duy trì một làn da mềm mại và dẻo dai bằng cách ngăn ngừa khô, giữ độ ẩm, cũng như ngăn ngừa các bệnh về da như bệnh vẩy nến.

1.2. Tái tạo tế bào và mô

Ăn lươn giúp tái tạo tế bào và mô và điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da, móng tay và tóc đẹp. 

Các tế bào cơ thể người trong da, máu và hệ tiêu hóa bắt đầu chết đi trong một tuần, đặc biệt là khi cơ thể bạn tiếp xúc với điều kiện cường độ cao. Lươn có các thành phần quan trọng giúp bổ sung tế bào mới, giúp cơ thể bạn duy trì trạng thái tốt nhất.

1.3. Tốt cho mắt và não

Ăn lươn tốt cho não
Ăn lươn tốt cho não

Trong giai đoạn đầu của một số nhà nghiên cứu, lươn đã cho thấy những đóng góp to lớn vào sự phát triển não bộ và chức năng hệ thống dây thần kinh. 

Nó cũng thúc đẩy thị lực tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Đối với những người đang phải vật lộn với một số loại vấn đề về thị lực, ăn thịt lươn là một giải pháp tốt hơn là trải qua những ca phẫu thuật mắt và đeo kính.

1.4. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Lươn có ít lượng carbohydrate và nhiều protein nên protein có thể giúp sản xuất insulin và duy trì mức đường huyết trong cơ thể của bạn. Do đó, giảm nguy cơ phát triển bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2.

1.5. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch 

Có nhiều loại và lý do gây ra các bệnh tim mạch và là kẻ giết người số một trên thế giới, nó cũng đáng sợ nhất. 

Lươn đã được tìm thấy là một trong những loại cá có hàm lượng omega 3 cao nhất. Điều này có thể làm trì hoãn sự phát triển của bất kỳ bệnh nào liên quan đến tim. 

Ngoài ra, chúng ta đã biết rằng lươn có thể giúp chống lại cholesterol xấu được hình thành trong hệ thống máu và nó cũng có thể giúp tiêu diệt bất kỳ cholesterol xấu nào đã được hình thành trong máu.

1.6. Bổ sung sức khỏe

Ăn lươn tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Ăn lươn tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Ở nhiều khu vực châu Á, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như một số khu vực của châu Âu, người ta đang phát triển các chất bổ sung lươn được cho là để tái tạo sức mạnh, đặc biệt là ở người cao tuổi. 

Người Hàn Quốc cũng tin rằng lươn là nguồn cung cấp sức chịu đựng, sinh lực và năng lượng tốt nhất. 

1.7. Xương khỏe hơn 

Lươn có lượng phốt pho cao trong thịt của nó. Nếu bạn mong muốn có một bộ xương chắc khỏe và khỏe mạnh, hãy bắt đầu ăn lươn thường xuyên. 

Lươn cũng sẽ giúp bạn tránh hoặc giảm thiểu sự mất xương, hay còn gọi là loãng xương. Có thể nói rằng đây là lợi ích tương tự khi uống sữa, ăn sữa chua hoặc ăn tôm.

1.8. Ngăn ngừa thiếu máu 

Lươn cũng chứa nhiều sắt. Sắt là chất cần thiết nhất để hình thành máu trong cơ thể bạn, đặc biệt là hemoglobin trong tế bào máu. Hemoglobin là cần thiết vì oxy được máu vận chuyển đến toàn bộ cơ thể. 

Với hàm lượng sắt cao, ăn lươn có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Nó cũng có thể giúp phục hồi hệ thống miễn dịch khi hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại bởi sự tấn công của vi rút hoặc vi khuẩn.

1.9. Chứa nhiều calo và vitamin

Thịt lươn chứa nhiều calo và vitamin
Thịt lươn chứa nhiều calo và vitamin 

Calo và vitamin là bộ đôi mà cơ thể bạn cần để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Calo sẽ được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể để thực hiện các hoạt động hàng ngày trong khi vitamin sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng, từ hệ miễn dịch đến thị giác. 

Bạn có thể nhận được calo từ việc ăn cơm, tuy nhiên vì cơm có nhiều carbohydrate nên nó cũng sẽ tạo ra một vấn đề mới cho cơ thể bạn, đó là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể tăng lên. 

Tuy nhiên, với lươn thì không như vậy. Lươn cũng giàu nhiều loại vitamin như Vitamin B, Vitamin C và Vitamin A. Những loại vitamin đó cũng có thể tránh tình trạng máu đông và hữu ích cho hệ thống sinh sản.

1.10. Giúp chống lại bệnh ung thư

Ung thư là căn bệnh gây chết người và đáng sợ nhất trên thế giới. Có rất nhiều loại ung thư, ung thư máu, ung thư phổi, ung thư vú và nhiều loại ung thư khác. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng hầu hết phụ nữ đều dễ bị nhiễm bệnh ung thư vú. 

Vì vậy, nếu bạn là phụ nữ và đang đọc bài viết này, chúng tôi có một tin vui cho bạn, Lươn có một chất gọi là Arginine, một chất quan trọng có thể làm giảm và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú. 

Không chỉ ung thư vú, đối với những người đang bị tim đập chậm cũng nên ăn lươn và bằng cách ăn lươn, họ có thể giảm nguy cơ đau tim và các bệnh liên quan đến tim.

Ngoài những lợi ích về sức khỏe khi ăn lươn, lươn còn đóng một vai trò quan trọng như là chỉ thị của bất kỳ vấn đề môi trường nào vì lươn có thể phát hiện ra ô nhiễm và chất lượng nước. 

2. Những điều bạn nên biết về con lươn

Với những lợi ích tuyệt vời kể trên của con lươn, hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu rõ hơn về thực phẩm này nhé!

2.1. Con lươn là gì?

Hình ảnh con lươn
Hình ảnh con lươn

Lươn có chiều dài khoảng 20 đến 50 cm và nặng khoảng 100 gam, thậm chí có những con có chiều dài trên 80 cm và nặng gần 1kg. Thân của chúng hình trụ, da trơn không có vảy, thiếu vây chân, vây lưng nối liền vây đuôi, vây hậu môn.

Lưng của con lươn có màu nâu và bụng màu nâu nhạt. Lươn có đầu nhỏ và nhọn, răng và mắt nhỏ.

Có hai giống lươn chính:

  • Lươn nước ngọt: có xu hướng sống ven biển, sông và hồ.
  • Lươn nước mặn: giống cá này sống ở biển.

>> Có thể bạn quan tâm đến: 

  • 9 lợi ích sức khỏe và món ăn ngon từ cá thu
  • Tất tật thông tin về sò điệp - Thực phẩm nhỏ bé của đại dương

2.2. Thành phần dinh dưỡng của con lươn

Con lươn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Con lươn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Lươn là một nguồn cung cấp protein, omega-3 dồi dào và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam lươn như sau:

  • Lượng calo: 236 kcal.
  • Chất béo (15 gam): Chất béo bão hòa 3 gam; chất béo không bão hòa đơn 9,2 gam; omega-3 838 mg và omega-6 251 mg.
  • Chất đạm: 23,7 gam (47% DV).
  • Vitamin: vitamin A 126% DV; vitamin B12 120% DV; vitamin D 53% DV; vitamin E 34% DV; vitamin B3 28 DV; Vitamin B1 15% DV; Choline 12% DV; Vitamin B5 6% DV; Vitamin B6 5% DV; Folate 4% DV; Vitamin B2 4% DV; Vitamin K 1% DV.
  • Các khoáng chất: Phốt pho 22% DV; Kẽm 19% DV; Selen 15% DV; Kali 7% DV; Magie 6% DV; Sắt 4% DV; Đồng 3% DV; Natri 3% DV; Canxi 2% DV; Mangan 2% DV.

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn con lươn

Ăn lươn sống có chứa độc tố
Ăn lươn sống có chứa độc tố

Chúng ta đã biết được nhiều lợi ích sức khỏe của lươn được liệt kê ở trên, bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tác dụng phụ của việc ăn lươn.

  • Ăn lươn sống có chứa độc tố: Máu lươn sống chứa một loại protein độc hại đối với động vật có vú, kể cả con người. May mắn thay, chỉ cần đun nóng lươn đến nhiệt độ 58-70°C thì độc tố sẽ bị phá hủy.
  • Ăn lươn chết hoặc ươn dẫn đến nhiễm độc: Con lươn có chứa acid histidine dồi dào rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, khi lươn chế, chất này sẽ chuyển hóa thành histamin gây dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Dễ nhiễm ký sinh trùng: Do môi trường sống của lươn thường trong các đầm lầy, vùng nước đục,... và lươn là động vật ăn tạp nên thịt và hệ tiêu hóa của chúng có thể nhiễm ký sinh trùng như ấu trùng Gnathostoma spinigerum.

4. Một số chú ý khi dùng con lươn mà bạn nên biết

Để tránh những tác dụng có hại cũng như phát huy tốt nhất tác dụng có lợi từ con lươn, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ không nên ăn lươn.
  • Sau khi ăn lươn không nên ăn các thực phẩm có tính lạnh như chuối tiêu, tôm, cua biển, dưa hấu,... vì chúng có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
  • Khi chọn mua lươn, nên chọn lươn đồng to, dài vừa phải, lưng đen và bụng vàng.
  • Trước khi chế biến, bạn nên ngâm lươn trong nước vo gạo vài tiếng đồng hồ để sạch ruột hơn.

5. Món ngon từ con lươn

Lươn được chế biến thành nhiều món ăn ngon và mang đậm hương vị thơm ngon và đậm đà của riêng nó. Dưới đây là 2 món ăn từ con lươn mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Cháo lươn Nghệ An

Món cháo lươn Nghệ An
Món cháo lươn Nghệ An

Nguyên liệu gồm có:

  • Lươn: 500 gam
  • Gạo nếp 100 gam, gạo tẻ 100 gam
  • Gừng, sả, hành khô, ớt sừng và chanh
  • Hành lá, rau mùi, rau ngổ

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Lươn mua về được ngâm trong nước gạo khoảng 2 giờ để làm sạch lươn. Sử dụng gừng, chanh và muối vuốt dọc thân lươn để khử mùi tanh và nhớt. Sau đó, bỏ ruột dùng muối chà khắp thịt lươn để loại vi khuẩn.
  • Bước 2: Cho lươn vào nồi đun cùng bước, đậy kín, để lửa nhỏ để chín thịt lươn. Sau đó để nguội, dùng tay tuốt từ đầu đến đuôi để thu được phần thịt lươn. Phần xương hầm trong nồi nước khác, sau đó lọc lấy nước.
  • Bước 3: Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch. Sả, gừng, hành tím băm nhỏ. Ớt sừng rửa sạch và thái lát, một nửa trộn với nước mắm để ăn kèm cháo lươn.
  • Bước 4: Cho gạo nếp, gạo tẻ cùng nước hầm xương lươn vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi gạo chín bùn thì nêm nếm gia vị với muối, hạt nêm.
  • Bước 5: Trong thời gian chờ gạo chín, phi thơm gừng, sả, hành tím băm nhỏ, 1 thìa ớt bột, 1 thìa bột nghệ và cho lươn vào xào, nêm 1 thìa hạt nêm và nửa thìa tiêu bột và tiếp tục nấu trong khoảng 3 -5 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Cho lươn đã nấu vào nồi cháo đang nấu, khuấy đều và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và cho phần ớt, hành lá, rau ngổ, rau mùi lên trên.

5.2. Lươn om nước dừa

Lươn om nước dừa
Lươn om nước dừa

Nguyên liệu gồm có:

  • Lươn: 500 gam
  • Nước cốt dừa: ¼ lon
  • Hành tây 1 củ, bột nghệ 1 thìa, rau mùi, ngò gai, đậu phộng rang, ớt sừng và nước dừa tươi.
  • Muối, đường và hạt nêm.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Sơ chế sạch lươn, cắt khúc và để ráo. Rau ngò, ngò gai nhặt sạch, cắt khúc. Hành tím lột vỏ, một phần cắt lát và một phần cắt làm ba. Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn. Hành tây lột vỏ và thái mỏng.
  • Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo và phi thơm hành tỏi. Cho hành tây vào xào sơ rồi cho lươn vào xào. Nêm thêm bột nghệ, nước dừa, nước cốt dừa, muối, hạt nêm và đường.
  • Bước 3: Nấu lươn đến khi thịt vừa chín tới, nước sệt lại thì tắt bếp. Cho lươn ra đĩa, thêm rau ngò, ngò gai, ớt cắt lát và đậu phộng lên trên.

Chúc bạn thành công với hai công thức nấu ăn từ lươn nhé!

6. Mọi người thường hỏi khi ăn thịt con lươn

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường hỏi khi ăn thịt lươn:

Bệnh gout có ăn được con lươn không?

Người bệnh gout không nên ăn con lươn
Người bệnh gout không nên ăn con lươn

Theo khuyến cáo, người bệnh gout không nên ăn lươn bởi bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu. 

Trong khi đó, lươn là thực phẩm có hàm lượng đạm cao, khi người bệnh gout ăn nhiều lươn có thế khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ăn lươn có béo không?

Trung bình một ngày, người trưởng thành cần nạp vào cơ thể khoảng 2000 calo để duy trì hoạt động hàng ngày và mỗi bữa ăn cần nạp khoảng 667 calo (nếu 1 ngày chỉ 3 bữa ăn).

Do đó, bạn chỉ cần điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày một cách khoa học, việc ăn lươn sẽ không dẫn đến tình trạng tăng cân hay béo phì.

Ăn lươn có bị ho không?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp đẩy các dị vật ra khỏi đường hô hấp giúp hệ hô hấp hoạt động bình thường. 

Trong khi đó, theo quan niệm dân gian, lươn có vị tanh, da nhớt, khi ăn sẽ kích thích hệ hô hấp sinh thêm nhiều đờm khiến tình trạng ho xảy ra trầm trọng và thời gian khỏi bệnh lâu hơn.

Trên đây là những thông tin về con lươn mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù đây là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, một số trường hợp bệnh cùng cần tránh ăn quá nhiều để không làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, bao gồm bệnh gout.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận