Cẩm nang kiến thức về con mực - Bạn có biết?

Con mực là một loại hải sản phổ biến trên toàn thế giới bởi hương vị thơm ngon của nó. Nhu cầu về tiêu thụ mực rất cao. Điều này đặt ra câu hỏi, những lợi ích và rủi ro sức khỏe nào đi kèm với việc ăn mực? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Con mực có tác dụng gì đố với sức khỏe?
Con mực có tác dụng gì đố với sức khỏe?

1. Tác dụng của con mực

Những lợi ích sức khỏe của mực thường liên quan đến hàm lượng protein cao của nó. Một số lợi ích khác liên quan đến hàm lượng acid béo không bão hòa của nó, chủ yếu là omega-3 và nhiều thành phần có lợi khác.

1.1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Acid béo docosahexaenoic acid (DHA) trong mực cao hơn so với các loại hải sản khác. DHA đã được chứng minh là cải thiện nhịp tim khi nghỉ ngơi.

Nó còn có tác dụng hỗ trợ hình thành hồng cầu bằng cách cung cấp cho cơ thể các khoáng chất như đồng giúp cơ thể lưu trữ, hấp thu và trao đổi chất, hình thành nên hồng cầu.

Ngoài ra, vitamin B12 trong mực dồi dào giúp giảm nồng độ acid amin homocysteine trong cơ thể. Nếu chất này dư thừa có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và có thể gây ra bệnh Alzheimer.

1.2. Tốt cho răng và xương

Ăn mực tốt cho răng và xương

Hàm lượng photpho khá cao trong mực có thể giúp cơ thể hấp thu canxi để hình thành xương và răng cứng cáp, chắc khỏe.

1.3. Tăng cường miễn dịch

Bổ sung mực trong các bữa ăn giúp cung cấp một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Do đó, bạn có thể ngăn ngừa được các bệnh truyền nhiễm và năng cao hệ miễn dịch.

1.4. Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp

Magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn thần kinh và cơ bắp. Trong một nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ được cung cấp đủ B6 và magie sẽ giảm rõ rệt hội chứng khó chịu và có cuộc sống lạc quan hơn so với những đối tượng còn lại.

1.5. Giảm chứng đau nửa đầu

Mực rất giàu vitamin B12 có thể giúp giảm tần số và thời gian của chứng bệnh đau nửa đầu. Ăn mực thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng đau nửa đầu hiệu quả.

2. Những điều bạn nên biết về con mực

Với những tác dụng tuyệt vời mà thực phẩm này đem lại, cùng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé.

2.1. Con mực là gì?

Hình ảnh con mực
Hình ảnh con mực

Con mực là động vật thân mềm (nhuyễn thể). Chúng có kích thước từ 15 đến 25 cm, thậm chí chúng đạt tời 50cm và khối lượng 10,5 kg.

Có thể bạn chưa biết? Mực là một trong những loài động vật không xương sống thông minh nhất. Nó có tỷ lệ giữ kích thước não và cơ thể lớn nhất trong các loài động vật không xương sống.

Những loài nhuyễn thể như con mực thực sự bổ dưỡng khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải vì chúng cung cấp hàm lượng tương đối cao một số vitamin và khoáng chất thiết yếu, nhưng chúng có mức độ ô nhiễm cao hơn một số loài nhuyễn thể khác.

Xem thêm: Tất tật thông tin về sò điệp - Thực phẩm nhỏ bé của đại dương

2.2. Thành phần dinh dưỡng của con mực

Giá trị dinh dưỡng của con mực
Giá trị dinh dưỡng của con mực

Giá trị dinh dưỡng của con mực trong 100 gam bao gồm:

  • 81,5 g nước
  • 14 g protein
  • 1,5 g chất béo
  • 64 mg cholesterol
  • 0,7 g carbohydrate 
  • 0,7 g đường 
  • 273 mg kali
  • 0,8 mg sắt
  • 27 mg canxi
  • 143 mg phốt pho
  • 32 mg magie
  • 4,2 mg kẽm
  • 1,1 mg đồng
  • 25 mcg vitamin A

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn con mực

Mực thường được coi là một loại thực phẩm an toàn ở mức độ vừa phải. Những rủi ro sức khỏe chính của mực đến từ mức thủy ngân và dị ứng của chúng.

Rủi ro có thể xảy ra khi ăn mực
Rủi ro có thể xảy ra khi ăn mực

3.1. Dị ứng 

Tương tự như các loại hải sản khác, mực có nguy cơ phản ứng dị ứng. Một chất được gọi là tropomyosin chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn là người thường xuyên dị ứng với hải sản hoặc các động vật có vỏ nên thận trọng khi sử dụng thực phẩm này.

3.2. Ngộ độc thủy ngân

Hải sản từ lâu đã được biết là có chứa thủy ngân. Sự tích tụ của thủy ngân trong cơ thể có thể gây hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. 

3.3. Chứa nhiều cholesterol

Mực có hàm lượng cholesterol khác cao. Khi được tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tích tụ chất béo trong động mạch có thể hạn chế hoặc chặn lưu lượng máu đến tim và não gây ra bệnh tim và đột quỵ.

3.4. Gây đau bụng

Mực là thực phẩm có tính hàn, vì vậy nếu ăn nhiều mực có thể sẽ bị lạnh bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

4. Một số chú ý khi dùng con mực mà bạn nên biết

Để hạn chế tác dụng bất lợi của mực cũng như phát huy tốt nhất công dụng mà thực phẩm này mang lại, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Lưu ý khi ăn mực để tránh những tác động bất lợi
Lưu ý khi ăn mực để tránh những tác động bất lợi

4.1. Ai không nên ăn mực?

Ăn mực rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc không năn mực để đảm bảo sức khỏe tốt nhất:

  • Người bị dị ứng: Ăn mực có thể gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa, đau và các triệu chứng khác.
  • Người mắc bệnh gan mật hoặc tim mạch do nó có thể gây tăng nồng độ cholesterol khi tiêu thụ quá nhiều.
  • Người mắc bệnh ngoài da, đặc biệt người viêm da vì nó khiến cho da nổi các nốt phát ban và chàm rộng hơn.
  • Người mắc bệnh về dạ dày và lá lách: Do mực có tính lạnh, nếu tiếp tục ăn có thể tăng thêm tính hàn trong cơ thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

4.2. Mực không nên ăn với gì?

Ngoài những đối tượng không nên ăn mực, người khỏe mạnh khi sử dụng thực phẩm này cần tránh những điều sau:

  • Không nên ăn mực sống vì nó là động vật dưới nước chứa rất nhiều vi khuẩn
  • Không uống bia khi ăn mực
  • Không ăn mực khô khi uống trà xanh, nước cam và sữa

4.3. Ăn mực như thế nào là đúng cách?

Để tránh ngộ độc thực phẩm có liên quan đến việc ăn hải sản, bạn cần đảm bảo những điều sau:

  • Mực tươi: Giống như các loại hải sản khác, mực rất dễ hỏng và bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất nên chọn những loại mực được đánh bắt trong ngày hoặc bảo quản chúng đúng cách ở nhiệt độ 0 - 5 độ C.
  • Chế biến đúng cách: Loại bỏ đầu, nội tàn và túi mực của con mực. Sau đó rửa sạch trước khi sử dụng.
  • Ăn ở mức độ vừa phải: Người lớn nên ăn mực khoảng hai đến ba lần mỗi tuần với khẩu phần 120 gam. Đối với trẻ em từ 2 đến 11 tuổi, khẩu phần ăn khuyến nghị là 30 gam.

5. Món ngon từ con mực

Mực được nhiều người ưa chuộng với những món ăn bắt mắt và hương vị thơm ngon. Sau đây, Cao Gắm giới thiệu đến bạn hai công thức chế biến mực tuyệt hảo.

5.1. Mực tươi xào dứa

Mực tươi xào dứa
Mực tươi xào dứa

Nguyên liệu gồm có: 1 con mực 500 gam, ¼ quả dứa, hành tìm, hành lá, tiêu, ớt, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm và đường.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Mực được rửa sạch và cắt miếng vừa ăn (có thể khía nhỏ trên miệng mực để tạo hình đẹp mắt). Dứa gọt vỏ và cắt lát vừa ăn.
  • Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo và phi thơm hành, ớt băm nhỏ. Cho mực vào xào qua và nêm nước mắm, đường, hạt nêm.
  • Bước 3: Cho dứa vào đảo chung. Xào nhanh tay.
  • Bước 4: Khi thấy mực chín tới thì thêm tiêu và hành lá cắt nhỏ là được.

5.2. Canh chua mực

Canh chua mực miền tây thanh mát
Canh chua mực miền tây thanh mát

Nguyên liệu gồm có: 1 con mực khoảng 400 gam, 1 nhánh dọc mùng, ¼ quả dứa, 50 gam giá đỗ, 3 quả đậu bắp, 1 quả cà chua, 1 vắt me nhỏ, rau ngổ, mùi tàu, tỏi, ớt và gia vị.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Ngâm me với nước sôi khoảng 5 phút, sau đó cho ray lọc lấy phần nước me. 
  • Bước 2: Mực bỏ rửa sạch và thái khoanh tròn. Dọc mùng tước vỏ, thái lát, bóp sơ với muối và rửa sạch. Dứa cắt miếng nhỏ. Đậu bắp cắt chéo làm hai. Cà chua rửa sạch và bổ múi. Rau ngổ, mùi tàu và giá đỗ rửa sạch.
  • Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo và phi thơm tỏi. Sau đó cho ½ tỏi đã phi ra một bát khác.
  • Bước 4: Cho mực vào xào cùng tỏi và thêm một chút nước mắm. Mực chín cho ra một đĩa riêng.
  • Bước 5: Bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi. Khi nước sôi thì cho muối, thịt me, đường vào và nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng cho dứa, cà chua, dọc mùng, đậu bắp và giá vào nấu chín.
  • Bước 6: Khi rau đã chín, thêm mực lên trên và nêm nếm lại. Tắc bếp và cho canh ra tô, rắc chút rau ngổ và mùi tàu lên trên cùng vài lát ớt xắt và tỏi phi.

6. Mọi người thường hỏi về con mực

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn mực:

Người bệnh gout ăn được mực không?

Người bệnh gout nên hạn chế ăn mực
Người bệnh gout nên hạn chế ăn mực

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh gout là tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu.

Trong khi đó, mực là thực phẩm nằm trong nhóm hải sản có hàm lượng purin cao có thể làm tăng acid uric trong cơ thể, làm xuất hiện các cơn gout cấp.

Tuy nhiên, người bệnh gout không nên kiêng hoàn toàn mà có thể ăn thực phẩm này bằng cách tiêu thụ dưới 100 gam mỗi bữa và không quá 2 lần mỗi tuần.

Phụ nữ mang thai ăn mực có tốt không?

Mực có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Các hợp chất này có tác dụng đảm bảo nguồn hồng cầu dồi dào trong những giai đoạn đầu và bổ sung máu, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các loại mực đảm bảo an toàn vì nếu sử dụng loại kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm hơn những tác dụng mà nó mang lại.

Trên đây là những thông tin về con mực mà bạn có thể tham khảo. Thực phẩm này thực sự tốt cho cơ thể nếu được sử dụng đúng cách. Ngoài ra, khi sử dụng bạn cần đặc biệt quan tâm đến một số đối tượng không nên hoặc hạn chế sử dụng, bao gồm người bệnh gout.

Nếu bạn đang mắc tình trạng bệnh gout hoặc còn thắc liên quan đến tình trạng bệnh, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận