Tất tật thông tin về con ốc đối với sức khoẻ

Ốc là một món ăn vô cùng đa dạng và phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, ăn ốc có tốt không, món ăn này mang lại dinh dưỡng gì không, người bệnh gout có nên ăn con ốc không? Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Ăn ốc có tác dụng như thế nào đối với sức khoẻ?
Ăn ốc có tác dụng như thế nào đối với sức khoẻ?

1. Tác dụng của con ốc

Ốc có hương vị giống ngọt góp phần tạo nên hương vị món ăn thơm ngon mà còn đem tới cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu. Do đó, cách ăn ốc đúng cách có thể mang lại những tác dụng như sau:

Củng cố xương chắc khỏe

Theo các tài liệu dinh dưỡng cho thấy, phần lớn các loại ốc đều có hàm lượng khoáng chất vô cùng dồi dào, nhất là canxi (trong 100 gam thịt ốc có chứa 1000mg canxi).

Lượng khoáng chất khi vào cơ thể có thể tăng cường quá trình hình thành tế bào xương mới và tăng mật độ khoáng xương giúp xương chắc khoẻ và dẻo dai.

Giải nhiệt cơ thể

Các loại ốc thường có tính hàn, ngọt mát nên rất thích hợp để dùng làm nguyên liệu cho các món ăn giải nhiệt cho cơ thể.

Ngăn ngừa thiếu máu

Hầu hết các loại ốc chứa nhiều khoáng chất, bao gồm sắt. Đây là khoáng chất tốt cho cơ thể. Sắt là thành tố quan trọng tham giả sản sinh các tế bào hồng cầu của máu, duy trì hoạt động vận chuyển oxy tới tế bào, từ đó hạn chế tình trạng bệnh thiếu máu.

Tốt cho tim mạch

Nhờ có lượng lớn acid omega-3 nên ốc được xếp vào nhóm thực phẩm khá lành mạnh với sức khỏe tim mạch. Hấp thu đủ lượng acid omega-3 sẽ giúp giảm hình thành các mảng bám cholesterol xấu ở thành mạch, thúc đẩy tuần hoàn khỏe mạnh.

Ăn ốc tốt cho sức khoẻ tim mạch
Ăn ốc tốt cho sức khoẻ tim mạch

Tốt cho thị lực

 Ốc cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin A tự nhiên quý giá cho sức khỏe. Nhóm vitamin này góp phần không nhỏ để tạo ra sắc tố ở võng mạc của mắt đồng thời hỗ trợ bảo vệ giác mạc và kết mạc, từ đó giúp duy trì sức khoẻ của mắt thật tốt.

Cung cấp nhiều protein

Theo các tài liệu cho thấy hàm lượng protein mà các loại ốc mang lại tương đương với các loại thịt (thịt lợn, thịt bò), cụ thể trong 100 gam thịt ốc có chứa 18 gam protein.

2. Thành phần dinh dưỡng của con ốc

Ốc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, ít chất béo, giàu protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong 85 gam ốc có chứa:

  • 212mg magie (cung cấp 68% DV đối với phụ nữ và 53% DV đối với đàn ông) 
  • 23,3 mg selen (cung cấp 42% DV)
  • 4,24 mcg vitamin E (cung cấp 28% DV)
  • 231 mg phốt pho (cung cấp 33% DV)

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày) 

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn con ốc

Ốc chứa nhiều giun sản ảnh hưởng đến sức khoẻ
Ốc chứa nhiều giun sản ảnh hưởng đến sức khoẻ

Mặc dù, ăn ốc có nhiều tác dụng có lợi và chứa các thành phần tốt cho sức khoẻ nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng nguy hại:

  • Nhiễm giun sán: Do đặc tính sống sát mặt đất hoặc trong các ao tù nước đọng nên ốc có khá nhiều ký sinh trùng, đặc biệt là các loại giun, sán, đỉa nhỏ. Những ký sinh trùng này rất khó bị tiêu diệt và chỉ chết hoàn toàn trong nhiệt độ > 100 độ C trong thời gian dài. Trong khi đó, ốc thường được chế biến nhanh để tránh làm ốc dễ bị dai và mất vị ngọt tự nhiên.
  • Đầy bụng và ngộ độc: Ốc trong quá trình vận chuyển và bảo quản rất dễ bị hỏng dẫn đến mùi hôi thối khó chịu. Nhiều người bệnh khi ăn ốc có thể bị tiêu chảy, đầy hơi, thậm chí là ngộ độc.
  • Nhiễm độc: Nếu ăn ốc cùng với các thực phẩm giàu vitamin C có thể sinh ra một chất gây độc cho cơ thể, gọi là amip asen (thạch tín). Chất độc này gây phá huỷ nội tạng và gây hại sức khoẻ.

4. Một số chú ý khi dùng con ốc mà bạn nên biết

Nên ăn ốc đã chế biến kỹ
Nên ăn ốc đã chế biến kỹ

Để ngăn ngừa các tác hại khi ăn ốc, bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Không ăn quá nhiều ốc: Ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, bạn nên kết hợp đa dạng các thực phẩm trong chế độ ăn và chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 300 - 500 gam thịt ốc.
  • Hạn chế sử dụng ốc cho người tỳ vị hư hàn: Đây là đối tượng có thể trạng lạnh, khi ăn ốc có tính mát sẽ gây lạnh bụng hoặc mắc chứng tiêu chảy. Do đó, khi chế biến ốc, bạn nên kết hợp với các nguyên liệu có tính ấm như gừng hoặc sả để cân bằng hương vị.
  • Thực phẩm không ăn cùng ốc như thịt bò, thực phẩm sống, thực phẩm giàu vitamin C vì sự kết hợp của chúng có thể gây các tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
  • Làm sạch ốc trước khi chế biến: Ốc có chứa nhiều ký sinh trùng ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó, bạn nên làm sạch ốc bằng cách ngâm ốc với nước vo gạo, nước dấm hoặc nước muối pha chanh để ốc loại bỏ hết các bụi bẩn.
  • Không nên ngâm ốc quá lâu: Khi ốc được ngâm quá lâu sẽ xuất hiện những con ốc bị biến chất, làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy, đau bụng và ngộ độc.
  • Chế biến ốc kỹ: Khi nấu ốc cần chế biến kỹ, không nên nấu tái chín vì ốc chứa các ký sinh trùng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

5. Bệnh gout có ăn được ốc không?

Người bệnh gout ăn được ốc không?
Người bệnh gout ăn được ốc không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người bệnh gout thắc mắc khi thêm ốc vào chế độ ăn cho người bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh gout không nên ăn ốc.

Điều này là do khi ăn ốc có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm tái phát các cơn đau gout cấp tính.

Hơn nữa, người bệnh gout có thể trạng yếu hơn so với người bình thường mà ốc có chứa nhiều loại vi khuẩn ký sinh, giun san nên việc nạp vào cơ thể loại thực phẩm này có thể làm người bệnh dễ nhiễm khuẩn, ngộ độc và gây bất lợi cho sức khỏe.

6. Món ngon từ con ốc

Dưới đây là một số món ăn và cách chế biến món ăn từ ốc mà bạn có thể tham khảo:

Ốc bươu lá vang

Đây là món ăn giúp phục hồi sức khoẻ và khí huyết lưu thông.

Chuẩn bị: 500 ốc bươu và 100 gam lá vang.

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó cho các nguyên liệu vào nồi cùng ớt và khế chua. Nấu đến khi các nguyên liệu chín đều rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Ốc bươu củ chuối

Món ăn này có tác dụng giải độc, hỗ trợ điều trị tiểu đường và trừ thấp nhiệt.

Món ốc bươu củ chuối tốt cho sức khoẻ
Món ốc bươu củ chuối tốt cho sức khoẻ

Chuẩn bị: 1kg ốc bươu, 300 gam thịt lợn ba chỉ, 100 gam mẻ chua, 300 gam đậu rán, 300 gam củ chuối non, nghệ (giã lấy nước), khế, bạc hà, hành, tỏi và gia vị.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Ngâm ốc với nước gạo cho ốc hết nhớt rồi rửa sạch. 
  • Bước 2: Luộc ốc rồi lấy phần ruột ốc.
  • Bước 3: Thịt lợn thái mỏng. Ướp thịt và ốc cùng mẻ chua, nước nghệ. Củ chuối thái mỏng, ngâm với chanh cho hết nhựa. Bạc hà tước vỏ, thái lát và bóp muối.
  • Bước 4: Phi thơm hành tỏi cùng dầu ăn, cho ốc vào xào săn. Sau đó cho bạc hà, thịt ba chỉ và ít nước dùng và nấu cho đến khi mềm.
  • Bước 5: Cho đậu rán vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Trên đây là những thông tin về con ốc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, đăng biệt người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận