Tất tật những điều bạn nên biết khi ăn tôm

Con tôm có tác dụng gì? Ăn nhiều tôm có tốt không? Bệnh gout có ăn được con tôm không? Ho có ăn được tôm không? và hàng ngàn thắc mắc liên quan đến tác dụng của tôm đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của tôm đối với sức khỏe
Tác dụng của tôm đối với sức khỏe

1. Tác dụng của con tôm

Tôm là một loại hải sản nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng, thuộc nhóm động vật giáp xác. Về mặt tích cực, tôm mang lại nhiều lợi ích độc đáo cho sức khỏe.

1.1. Thúc đẩy giảm cân

Tôm là một nguồn cung cấp protein và vitamin D mà không cần bổ sung carbohydrate vào chế độ ăn hàng ngày, vì vậy đối với những người quyết tâm giảm cân, loại hải sản này có thể là một lựa chọn phổ biến.

Hàm lượng kẽm cao có thể làm tăng mức độ leptin trong cơ thể. Leptin là một loại hormone và là một phần không thể thiếu trong cơ chế điều hòa việc lưu trữ chất béo, cảm giác thèm ăn và sử dụng năng lượng trong cơ thể.

Nó cũng có hàm lượng i-ốt cao giúp kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ khi cơ thể bạn nghỉ ngơi. Nó có thể tương tác với tuyến giáp để tăng tốc độ hoạt động của tuyến giáp giúp mọi người nỗ lực giảm cân, hoặc ít nhất là để ngăn ngừa tăng cân thêm.

Ăn tôm giúp thúc đẩy giảm cân
Ăn tôm giúp thúc đẩy giảm cân

1.2. Tác dụng chống lão hóa

Nó chứa hàm lượng cao của một loại carotenoid nhất định được gọi là astaxanthin, là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu lão hóa trên da liên quan đến tia UVA và ánh nắng mặt trời. 

Do đó, cách thêm tôm vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc hàng tuần giúp làn da luôn tươi trẻ và khỏe khoắn.

1.3. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Mặc dù hàm lượng cholesterol cao đã gây ra lo lắng về việc ăn tôm, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng thực sự không có hại ăn loại thực phẩm này.

Trên thực tế, tôm thực sự có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, nhờ vào hàm lượng acid béo omega-3, bằng chứng cho thấy ăn tôm có thể làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính, đồng thời tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt). 

1.4. Cải thiện sức khỏe não bộ

Ăn tôm giúp cải thiện sức khỏe não bộ
Ăn tôm giúp cải thiện sức khỏe não bộ

Tôm có hàm lượng sắt cao, là thành phần khoáng chất quan trọng trong quá trình liên kết với oxy trong hemoglobin. 

Với lượng sắt bổ sung trong hệ thống, lưu lượng oxy tăng lên có thể xảy ra đối với cơ bắp, cung cấp sức mạnh và độ bền, đồng thời tăng lưu lượng oxy đến não, giúp cải thiện khả năng hiểu, trí nhớ và sự tập trung. 

Các nghiên cứu cho thấy astaxanthin được tìm thấy trong tôm có thể giúp cải thiện hiệu suất ghi nhớ, sự tồn tại của các tế bào não và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm não.

1.5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Astaxanthin là một chất chống oxy hóa tự nhiên và mạnh có trong tôm. Nó hoạt động như một chất kích thích hệ thống miễn dịch và làm giảm mức độ oxy hóa. Nó hoạt động thông qua các con đường khác nhau để hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh.

Astaxanthin làm tăng sản xuất các tế bào kháng thể trong cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Nó làm giảm những tác hại cho DNA và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

1.6. Các tác dụng khác của con tôm

Ăn tôm giúp tăng cường năng lượng
Ăn tôm giúp tăng cường năng lượng

Ngoài những công dụng của con tôm, nó còn mang đến cho cơ thể những tác dụng sau:

  • Duy trì sức khỏe của da, tóc và móng
  • Ngăn ngừa thiếu máu
  • Tăng cường năng lượng
  • Giảm nguy cơ trầm cảm 
  • Ngăn ngừa lão hóa sớm

2. Những điều bạn nên biết về con tôm

Để hiểu rõ được lợi ích tuyệt vời của con tôm đối với sức khỏe, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Con tôm là gì?

Hình ảnh con tôm
Hình ảnh con tôm

Con tôm tiếng anh là shrimp. Nó là một loại động vật giáp xác bơi, có mắt, đuôi dài, hẹp cơ bụng, râu dài. 

Tôm thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau. Chúng thường kiếm ăn ở dưới đáy biển trên hầu hết các biển và cửa sông. Hiện nay, tôm được nuôi rất phổ biến và phong phú nên người tiêu dùng nên thận trọng khi mua những con tôm nuôi.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang kiến thức về bạch tuộc mà bạn nên nằm lòng

2.2. Thành phần dinh dưỡng của con tôm

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam tôm bao gồm:

  • Nước: 74,33 gam
  • Năng lượng: 415 kJ
  • Chất đạm: 23,98 gam
  • Chất béo: 0,28 gam
  • Carbohydrate: 0,2 gam
  • Khoáng chất: Canxi 70mg; Sắt 0,51mg; Magie 39mg; Phospho 237mg; Kali 259mg; Kẽm 1,64mg; Đồng 0,38mg; Mangan 0,03mg.
  • Vitamin: D, B12, B3, B6, E, A, B5, B1, B2 và C

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn con tôm

Ăn nhiều tôm có tốt không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi ăn tôm. Các động vật có vỏ bao gồm tôm có thể gây một số tác dụng bất lợi cho cơ thể khi ăn quá nhiều.

Ăn nhiều tôm khiến tăng triệu chứng bệnh gout
Ăn nhiều tôm khiến tăng triệu chứng bệnh gout

  • Thủy ngân: Tôm chứa một lượng rất nhỏ thủy ngân. Nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây nguy hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến ngộ độc thủy ngân, các vấn đề về thị lực và giảm sức khỏe thai nhi.
  • Purin: Mặc dù purin là chất cần thiết cho cơ thể những mức độ quá cao có thể gây nguy hiểm, đặc biệt người bệnh gout và suy thận. Điều này là do purin chuyển hóa thành acid uric, nguyên nhân gây nên bệnh gout.
  • Dị ứng: Ăn tôm gây dị ứng. Các triệu chứng có thể xuất hiện như da nổi mẩn ngứa, buồn nôn, nôn mửa và đau đầu.
  • Cholesterol: Ăn quá nhiều tôm có thể làm tăng mức cholesterol gây nguy hiểm cho người bệnh tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim.
Tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút

4. Một số chú ý khi dùng con tôm mà bạn nên biết

Để hạn chế tác dụng bất lợi cũng như phát huy lợi ích của tôm đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

4.1. Ai không nên ăn tôm

Người bệnh đang bị ho không nên ăn tôm
Người bệnh đang bị ho không nên ăn tôm

Dưới đây là những đối tượng không nên hoặc hạn chế ăn tôm:

  • Người bệnh đau mắt đỏ: Ăn tôm sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.
  • Người có hàm lượng cholesterol cao: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Người đang bị ho: Vỏ tôm và càng tôm dễ mắc tại đường tiêu hóa gây ngứa và ho. Ngoài ra, vị tanh của tôm khiến tình trạng ho kéo dài.
  • Người bệnh hen suyễn: Ăn tôm gây kích ứng vùng họng và co thắt cơ khí quản.
  • Người bệnh có vấn đề về tuyến giáp: Tôm chứa nhiều i ốt làm bệnh tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn.
  • Người dị ứng hải sản
  • Người bệnh gout, tăng acid uric máu và người viêm khớp: Do tăng purin dẫn đến chuyển hóa thành acid uric trong máu và gây lắng đọng tại khớp.
  • Người yếu bụng: Do tôm là hải sản có tính lạnh nên những người hay bị tiêu chảy hoặc yếu bụng thì không nên ăn tôm.

4.2. Không nên ăn tôm với thực phẩm gì?

Khi thêm tôm vào chế độ ăn hàng ngày, bạn cần lưu ý không nên ăn tôm cùng với những thực phẩm sau:

  • Ớt: Nhiều người thường có thói quen chấm tôm với ớt những khi kết hợp chung hai thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của tôm, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
  • Táo tàu: Gây ngộ độc
  • Khổ qua, súp lơ: Đây là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C nên khi ăn chung với tôm rất dễ dẫn đến ngộ độc.
  • Dầu oliu: Dầu oliu tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cùng tôm có thể dẫn đến trúng độc.
  • Không nên ăn tôm và uống vitamin C vì hai thực phẩm này được cho là kỵ với nhau, không tốt cho sức khỏe.
  • Không ăn kèm tôm với các thực phẩm có tính hàn vì tôm là hải sản có tình hàn sẽ gây cảm giác đau bụng và khó chịu.

4.3. Ăn tôm đúng cách

Không nên ăn nhiều tôm cùng một lúc
Không nên ăn nhiều tôm cùng một lúc

  • Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì tôm có chứa các chất độc hại như asen, thủy ngân có thể tăng hàm lượng những chất này nếu ăn quá nhiều dẫn đến ngộ độc.
  • Không nên ăn tái hoặc sống bởi tôm sống trong nước có chứa nhiều giun sán gây hại cho sức khỏe.
  • Không ăn hải sản và uống bia cùng một lúc vì nó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout và viêm khớp.
  • Không ăn hải sản chế biến từ lâu vì khi được bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập và dễ gây bệnh.

5. Món ngon từ con tôm

Tôm là thực đơn chính không thể bỏ qua của những người yêu thích hải sản vì chúng rất ngon và bổ dưỡng. Hơn nữa, hương vị sẽ trở nên siêu ngon nếu chúng được kết hợp với các loại thảo mộc và gia vị đặc trưng. Dưới đây là hai công thức món ăn từ con tôm mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Tôm rang muối hạt

Chọn tôm tươi để chế biến món ăn ngon nhất
Chọn tôm tươi để chế biến món ăn ngon nhất

Nguyên liệu gồm có: 300 gam tôm đã làm sạch, 100 gam muối hạt, 1 quả chanh, 1 củ gừng, 2 cây sả và gia vị.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên. Chanh vắt lấy nước, Gừng thái sợi và sả thái lát mỏng.
  • Bước 2: Cho muối vào chảo và rang khô.
  • Bước 3: Rải muối ra nồi, xếp tôm lên trên rồi phủ thêm một lớp muối, sả, gừng rồi đậy nắp và lắc đều.
  • Bước 4: Đun tôm trên lửa nhỏ khoảng 15 phút để tôm chín, ngửi thấy có mùi thơm là được.
  • Bước 5: Cho tôm ra đĩa và thưởng thức cùng muối tiêu xanh.

5.2. Tôm kiểu nobashi chiên xù

Tôm kiểu Tobashi chiên xù
Tôm kiểu Tobashi chiên xù

Nguyên liệu gồm có: 300 gam tôm, 1 quả trứng, 1 bát chiên xù và 1 bát chiên giòn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tôm và để ráo. Bóc vỏ tôm, giữ lại phần đuôi, bỏ đầu.
  • Bước 2: Lăn tôm qua bột chiên giòn, trứng và bột chiên xù.
  • Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo và cho tôm vào chiên đến khi chín vàng là được.

6. Câu hỏi thường gặp về con tôm

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn tôm:

Mẹ bầu có ăn được tôm không?

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được tôm
Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được tôm

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được tôm do tôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể như omega-3, vitamin B12,... Các thành phần này giúp bé phát triển trí não và sức khỏe cho mẹ. Ngoài ra, tôm cũng chứa hàm lượng chất sắt cao, đặc biệt cần thiết cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa đủ để tránh ngộ độc thủy ngân hoặc asen. 

Ăn tôm có bị sẹo lồi không?

Tôm là một thực phẩm có thể hình thành sẹo lồi khi cơ thể có vết thương hở. Nếu bạn vừa trải qua một vài chấn thương nhỏ hoặc phẫu thuật thì nên tránh ăn tôm để ngăn ngừa gây sẹo lồi.

Trên đây là những thông tin về con tôm mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích đối với độc giả và những người đang mắc những bệnh như bệnh gout, viêm khớp. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận