Corticoid là loại thuốc được kê đơn rộng rãi trên thế giới. Vậy Corticoid là thuốc gì? Corticoid dùng điều trị những bệnh nào? Liệu dùng Corticoid nhiều có gây hại không? Và làm thế nào để sử dụng Corticoid hiệu quả và an toàn? Cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
1. Corticoid là gì?
Tên gốc: Corticosteroid (gọi tắt Corticoid)
Phân nhóm: Nhóm thuốc kháng viêm có steroid
Corticoid là một loại hormon steroid do vỏ thượng thận tiết ra. Corticoid đóng vai trò quan trọng trong một loạt các quá trình trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa, phản ứng miễn dịch và duy trì chức năng sống của cơ thể.
Phân loại
Corticoid bao gồm:
- GlucoCorticoid (chống viêm): bao gồm cortisol (hydrocortison) và corticosteron có tác dụng ức chế viêm, miễn dịch và phân hủy chất béo.
- MineraloCorticoid (giữ muối): cân bằng tỷ lệ muối và nước trong cơ thể.
Tuy nhiên, thuật ngữ Corticoid thường được dùng để chỉ GlucoCorticoid. Do đó, khi nhắc đến Corticoid người ta thường nghĩ ngay tới thuốc chống viêm. Vậy cơ chế hoạt động của Corticoid là gì?
2. Cơ chế hoạt động của Corticosteroid
Tác dụng của glucoCorticoid chủ yếu qua trung gian thông qua thụ thể glucoCorticoid cổ điển (GR). Khi thuốc Corticoid vào cơ thể chúng sẽ được hấp thu vào máu. Trong máu, 90% glucoCorticoid được gắn với huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan.
GlucoCorticoid tác động lên tuyến yên, tuyến thượng thận, vùng dưới đồi.
3. Phân loại Corticoid
Dựa vào mức độ chống viêm người ta chia Corticoid thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Thời gian tác dụng ngắn, tác dụng chống viêm, chống dị ứng và giảm phù nề thấp, liều dùng cao.
Gồm: Cortisol, Hydrocortison, Prednisone.
Nhóm 2: Thời gian tác dụng trung bình, hoạt lực chống viêm vừa, ít gây giữ muối, nước, nhược cơ.
Gồm: Prednisolone và Methylprednisolone.
Nhóm 3: Hiệu lực chống viêm cao, không giữ nước, liều thấp
Gồm: Betamethasone, Dexamethasone, Triamcinolone,...
Một số biệt dược trên thị trường:
- Maxgel (Betamethason, clotrimazol. Gentamicin)
- Furicort (Betamethasone valerate, acid fusidic)
- Solupred 5mg (Prednisolone)
- Begenderm (Betamethasone, Gentamicin sulfat)
4. Các dạng Corticoid thường dùng trong điều trị
Corticoid được bào chế dưới nhiều dạng để thuận tiện cho việc điều trị các loại bệnh. Dưới đây là một số đường dùng hay sử dụng.
Đường uống
Corticoid được bào chế dưới các dạng viên nén, viên nang hoặc siro để điều trị viêm và đau liên quan đến một số bệnh
- Bệnh Gout cấp tính
- Bệnh mãn tính: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ
Đường xịt và phun
Những thuốc dùng đường này giúp kiểm soát viêm liên quan đến hen suyễn và dị ứng mũi.
Kem và thuốc mỡ
Dùng điều trị các chứng viêm ngoài da.
Dạng tiêm
Điều trị các triệu chứng ở cơ và khớp như viêm gân.
5. Corticoid có tác dụng gì?
Corticoid có cả tác dụng sinh lý và tác dụng điều trị. Tuy nhiên, tác dụng trong điều trị được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Tác dụng chống viêm
Corticoid tác dụng lên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm:
- Ức chế sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm
- Ức chế giải phóng các men tiêu thể, các gốc tự do từ đó giảm sản xuất và giảm hoạt tính chất trung gian hóa học gây viêm
Tác dụng chống dị ứng
Corticoid phong tỏa các phản ứng giải phóng chất trung gian hóa học gây dị ứng như histamin, serotonin,... Do đó nó ngăn cản và làm giảm mức độ của phản ứng dị ứng.
Tác dụng ức chế miễn dịch
Corticoid tác dụng chủ yếu trên Lympho T (miễn dịch tế bào), ít ảnh hưởng đến lympho B (miễn dịch dịch thể).
- Corticoid ức chế tăng sinh tế bào lympho T, giảm sản xuất Interleukin 1 và 2.
- Giảm hoạt tính gây độc của các tế bào lympho T từ đó giảm sản xuất Interleukin 2 và Interferon Gamma.
- Ức chế sản xuất TNF, giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc và nhận diện kháng nguyên của đại thực bào.
6. Corticoid được chỉ định trong các trường hợp nào?
Tác dụng điều trị trên của Corticoid được chỉ định trong những trường hợp:
- Điều trị Gout cấp: Các Corticoid có tác dụng chống viêm rất mạnh do đó giảm các cơn Gout cấp nhanh chóng. Tuy nhiên, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, không nên sử dụng tùy tiện.
- Bệnh ngoài da: Viêm da, nấm da, khô da,...
- Bệnh miễn dịch: Lupus ban đỏ, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hen,...
- Chống dị ứng mạn
- Hỗ trợ điều hòa chức năng thần kinh, điều hòa chuyển hóa các chất glucid, protid, lipid,...
7. Những tác dụng phụ có thể gây ra bởi corticosteroid?
Corticoid đem lại nhiều tác dụng điều trị, tuy nhiên lạm dụng Corticoid có thể gây ra những tác dụng phụ sau:
Tác dụng phụ toàn thân
- Tác dụng phụ trên trẻ em: ức chế sự phát triển xương và sụn, hạn chế sự phát triển chiều cao ở trẻ
- Loãng xương
- Suy vỏ thượng thận
- Hội chứng Cushing
- Loét dạ dày-tá tràng
- Tăng đường huyết
- Rối loạn dịch và chất điện giải
- Rối loạn tâm thần
Tai biến khi dùng tại chỗ
- Dùng ngoài da: có thể gây teo da, mỏng da, rậm lông, rạn da, giảm sắc tố da,...một số loại kem trộn có Corticoid làm đỏ da và gây các nốt mụn đỏ.
- Dạng xịt họng, phun hít: Nhiễm nấm candida họng, ho kéo dài, khó phát âm
- Dạng nhỏ mắt: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
8. Hướng dẫn sử dụng Corticosteroid an toàn trong điều trị
Để sử dụng Corticoid an toàn trong điều trị, cần chú ý các nguyên tắc khi sử dụng.
Nguyên tắc chung khi sử dụng Corticosteroid
- Dùng thuốc với thức ăn để ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
- Dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Nếu dùng kéo dài cần có phác đồ giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên chọn Corticoid có thời gian bán thải ngắn hoặc vừa (prednisolon).
- Nên sử dụng Corticoid vào buổi sáng.
- Tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột sau đợt điều trị kéo dài trên 2 tuần.
- Khi quên dùng 1 liều, bổ sung càng sớm càng tốt, không dùng liều gấp đôi vào hôm sau.
Nguyên tắc dùng Corticoid tại chỗ (bôi ngoài da)
Dùng Corticoid bôi ngoài da, đặc biệt trong làm đẹp cần chú ý:
- Lựa chọn loại Corticoid phù hợp với tình trạng bệnh
- Khi bôi nên mát xa nhẹ để thuốc thấm vào da
- Thời gian dùng thuốc bôi: Loại mạnh khoảng 2 tuần, loại nhẹ 6-7 tuần. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ
- Chỉ bôi Corticoid trên vùng da bệnh, không bôi trên diện rộng vì có thể gây quá liều, hấp thu và tác dụng toàn thân.
Làm thế nào để giảm nguy cơ tác dụng phụ của corticosteroid?
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về các cách để giảm thiểu tác dụng phụ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhạt, hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn, nhiều đường muối), tham gia các hoạt động giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường xương và cơ bắp.
- Có thể bổ sung canxi vàvitamin D để giảm thiểu nguy cơ gây loãng xương.
- Không ngừng liều điều trị ngay mà nên giảm dần liều để cơ thể thích nghi. Việc giảm liều ngay lập tức có thể gây hại cho tuyến thượng thận khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt.
9. Tương tác thuốc
Giống như các thuốc khác, Corticoid cũng gây có thể tương tác với các thuốc điều trị cùng.
Tương tác làm giảm tác dụng của Corticoid
- Erythromycin, Clarithromycin, ketoconazole làm giảm khả năng chuyển hóa của Corticoid do đó giảm hoạt lực và tác dụng của Corticoid.
- Phenobarbital, ephedrin, phenytoin, rifampicin làm giảm nồng độ Corticoid trong máu do chúng phân hủy Corticoid ở gan.
Tương tác làm tăng tác dụng Corticoid
- Estrogen
- Thuốc chống đông máu Warfarin
- Thuốc hạ kali máu (thuốc lợi tiểu, amphotericin B)
- Thuốc anticholinesterase
- NSAIDs làm tăng nguy cơ tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày tá tràng
10. Chống chỉ định & Thận trọng
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm hoặc dị ứng với Corticoid
- Loãng xương
- Bệnh nhân viêm gan A, B
- Trường hợp nhiễm khuẩn và nấm chưa có điều trị đặc hiệu
Thận trọng
Cần thận trọng khi sử dụng Corticoid cho:
- Trẻ em.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Người cao tuổi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận, suy giảm miễn dịch,...
- Đái tháo đường và tăng huyết áp.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Corticoid. Corticoid đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều tác hại với cơ thể. Vì thế, hãy thận trọng khi sử dụng Corticoid và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.
Nếu bạn thấy bài viết hay thì đừng quên like và chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Tin liên quan
Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp.
- Người axit uric máu tăng cao.
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!