Cùi dừa: Thực phẩm tốt cho sức khỏe - Bạn có biết?

Ăn cùi dừa có tốt không? Ăn cùi dừa có tác dụng gì? Ăn nhiều cùi dừa có tốt không? Ăn cùi dừa có nóng không? Ăn cùi dừa như thế nào là tốt nhất?... Để giải đáp các thắc mắc trên, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe
Lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe

1. 7 Tác dụng của cùi dừa với sức khỏe

Cơm dừa có tác dụng gì? Trong lịch sử, người ta đã sử dụng cùi dừa như một phần của y học cổ truyền. Nó có tác dụng như chống lại một số chất độc, bảo vệ chống lại bệnh tật, giảm viêm, diệt vi khuẩn,...

Cùng Cao gắm tìm hiểu 7 công dụng của cùi dừa nhé!

1.1. Cải thiện các triệu chứng viêm khớp và bệnh gút 

Cùi dừa tốt cho người bệnh gout và viêm khớp
Cùi dừa tốt cho người bệnh gout và viêm khớp

Bệnh gout có ăn được cùi dừa không? Ăn cùi dừa có tốt cho người bệnh viêm khớp không? Câu trả lời là có.

Cùi dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và sưng tấy. Tác dụng này là do trong dừa có chứa một lượng kali giúp đào thải muối urat lắng đọng tại khớp qua đường tiết niệu. 

Để chế biến cùi dừa cho người bệnh gout, bạn có thể sử dụng đậu đen kết hợp cùng cùi dừa non để ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau gout cấp. Do đó, bổ sung cùi dừa vào chế độ ăn cho người bệnh gout là rất cần thiết. 

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng các thuốc điều trị gout được bác sĩ chỉ định để cải thiện tình trạng bệnh nhanh nhất.

1.2. Lợi ích của cùi dừa giúp xương chắc khỏe 

Ăn dừa thường xuyên hỗ trợ sự phát triển của xương và răng khỏe mạnh. Nó cải thiện khả năng hấp thụ canxi và mangan của cơ thể, giúp phát triển xương. 

Nó cũng ngăn ngừa loãng xương, một tình trạng làm cho xương mỏng, dễ gãy và mất mật độ xương.

Xem thêm: Có nên mua dây gắm chữa bệnh gout không?

1.3. Đảm bảo sức khỏe răng miệng khỏe mạnh

Cùi dừa cũng tốt cho sức khỏe răng miệng, chúng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng liên quan đến ống tủy và các vấn đề về răng khác. 

Mặc dù ăn thịt dừa không thể thay thế cho việc vệ sinh răng miệng đúng cách, nhưng nó có thể giúp tiêu diệt một số vi khuẩn không mong muốn có trong miệng và bảo vệ nướu và răng của bạn khỏi bị nhiễm trùng hoặc sâu răng.

1.4.  Ngăn ngừa ung thư

Trong việc ngăn ngừa và chữa trị căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới, dinh dưỡng từ Dừa chắc chắn có thể giúp bạn. Nó đã được chứng minh thành công, rằng trái cây này có đặc tính chống ung thư. Đặc biệt trong điều trị ung thư ruột kết và ung thư vú, loại quả này rất có lợi.

1.5. Cải thiện khả năng miễn dịch

Cùi dừa giúp cải thiện khả năng miễn dịch
Cùi dừa giúp cải thiện khả năng miễn dịch

Mangan và chất chống oxy hóa trong dừa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng của trái cây này cũng có thể có đặc tính kháng vi-rút, kháng nấm và ức chế khối u.

1.6. Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Dừa có nhiều chất xơ, hỗ trợ sự điều hòa của ruột, giữ cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Vì những loại trái cây này cũng chứa nhiều chất béo nên chúng có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D, E và K.

Ngoài ra, các chất béo trong dừa ở dạng triglyceride chuỗi trung bình đã được chứng minh là tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột, có thể bảo vệ chống lại chứng viêm và các tình trạng như hội chứng chuyển hóa.

Hơn nữa, dừa có thể làm giảm sự phát triển của các loại nấm men có hại, chẳng hạn như Candida albicans, có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng 

1.7. Chứa chất chống oxy hóa mạnh

Thịt dừa có chứa các hợp chất phenolic, là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Các hợp chất phenol chính được xác định bao gồm:

  • Acid gallic
  • Acid caffeic
  • Acid salicylic
  • Acid p-coumaric

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên thịt dừa đã chỉ ra rằng nó có hoạt tính chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do.

Các polyphenol có trong nó có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL (xấu), làm cho nó ít có khả năng hình thành các mảng trong động mạch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

2. Những sự thật có thể bạn chưa biết về cùi dừa

Cùi dừa được chế biến trong nhiều món ăn tuyệt vời của nhiều gia đình. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về loại thực phẩm này chưa, cùng theo dõi nhé.

2.1. Cùi dừa là gì?

Hình ảnh cùi dừa
Hình ảnh cùi dừa

Cùi dừa tiếng anh là Copra or coconut, nó được gọi là cơm dừa và phương ngữ miền Nam gọi là cái dừa

Đây là phần thịt trắng bên trong quả dừa, có màu trắng và là phần ăn được của quả dừa. Quả dừa (Cocos nucifera) thường mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Nó có lớp vỏ màu nâu, xơ bên ngoài và phần cùi dừa bên trong.

Với cùi dừa già khi còn nguyên trái, bạn có thể nạo lấy phần thịt sống bên ngoài vỏ và ăn. Ở dạng đã qua chế biến, nó cắt lát, cạo hoặc bào. 

Trong khi đó, cùi dừa khô thường được nạo hoặc bào và dùng trong nấu ăn hoặc làm bánh. Nó có thể được chế biến thêm và xay thành bột

>> Xem thêm: Quả bơ -  Lợi ích sức khỏe và Thông tin dinh dưỡng 

2.2. Thành phần dinh dưỡng của cùi dừa

Cùi dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Cùi dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Cùi dừa chứa nhiều chất béo và calo trong khi lượng carbohydrate và protein vừa phải. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của cùi dừa trong 100 gam ban gồm:

  • Lượng calo: 283
  • Chất đạm: 3 gam
  • Carb: 10 gram
  • Chất béo: 27 gram
  • Đường: 5 gam
  • Chất xơ: 7 gam
  • Mangan: 60% giá trị hàng ngày (DV)
  • Selen: 15% DV
  • Đồng: 44% DV
  • Phốt pho: 13% DV
  • Kali: 6% DV
  • Sắt: 11% DV
  • Kẽm: 10% DV

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

2.3. Ăn cùi dừa đúng cách

Cùi dừa có thể được mua ở nhiều dạng, bao gồm đông lạnh, cắt nhỏ hoặc sấy khô. Do đó, việc lựa chọn và bảo quản cùi dừa sau khi mua là rất cần thiết.

Ăn cùi dừa đúng cách
Ăn cùi dừa đúng cách

Cách lựa chọn các sản phẩm lành mạnh nhất

Nhiều sản phẩm dừa khô và đóng gói sẵn được làm ngọt nhiều, làm tăng đáng kể hàm lượng đường trong máu.

Một cốc (80 gam) dừa tươi không đường chỉ chứa 5 gam đường, trong khi 1 cốc (93 gam) dừa nạo, có đường chứa một con số khổng lồ 34 gam. Do đó, các sản phẩm không đường hoặc thô là tốt nhất cho sức khỏe.

Cách lấy cùi dừa

  • Cách 1: Dùng lò nướng bằng cách đục lỗ nhỏ trên trái dừa, lấy hết nước và cho vào lò nướng ở 190 độ C trong 10 phút hoặc đến khi vỏ quả dừa có đường nứt. Cuối cùng, dùng búa gõ cho vỏ dừa nứt ra là được.
  • Cách 2: Dùng tủ lạnh bằng cách cho nguyên trái dừa vào ngăn đá từ 10 - 12 tiếng và dùng búa đập vỏ dừa.

Cách bảo quản cùi dừa

Để cùi dừa được bảo quản lâu, bạn nên để dừa vào túi nilon khô và đặt trong ngăn mát sát ngăn đá. Nếu bạn bảo quản lâu hơn nữa thì nên cho dừa lên trên ngăn đá và rã đông trước khi chế biến là được.

3. Các món ăn từ cùi dừa mà bạn không nên bỏ qua

Từ lâu, cùi dừa được sử dụng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó được chế biến thành nhiều món ăn ngon như thịt kho cùi dừa trứng cút, tôm rang cùi dừa, cùi dừa kho cà chua,... 

Dưới đây là 2 công thức món ăn ngon từ cùi dừa mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Thịt kho cùi dừa

Để tăng hương vị thơm ngon và đậm đà cho món thịt kho thông thường, bạn có thể thêm chút dừa vào. Với hương vị mới lạ sẽ khiến cả nhà thích mê.

Món thịt kho cùi dừa
Món thịt kho cùi dừa

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt ba chỉ hoặc chân giò: 400 gam
  • Cùi dừa: 200 gam
  • Nước dừa: 100mL
  • Hành khô, hành lá
  • Gia vị: hạt nêm, dầu hào, kẹo đắng (nước màu).

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt, thái thành miếng dày khoảng 2cm. Sau đó, ướp thịt cùng hành khô, nước mắm, hạt tiêu, dầu hào, kẹo đắng trong khoảng 20 phút.
  • Bước 2: Dừa cắt nhỏ thành từng miếng dài 5 cm, dày 0,3 cm.
  • Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo, phi thơm hành khô, cho thịt vào đảo đều đến khi thịt săn lại thì thêm nước dừa và nước cho ngập mặt thịt. 
  • Bước 4: Khi sôi thì vặn nhỏ lửa liu riu đến khi nước có độ sánh, thịt và dừa mềm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá rắc lên trên rồi tắt bếp.

3.2. Mứt dừa non từ hoa đậu biếc

Mứt dừa là món ăn quen thuộc của mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhiều gia đình thường làm những loại mứt dừa thơm ngon để đãi khách. Hãy cùng tìm hiểu công thức cùi dừa từ hoa đậu biếc mới lạ này nhé.

Mứt dừa từ hoa đậu biếc
Mứt dừa từ hoa đậu biếc

Nguyên liệu gồm có:

  • Cùi dừa non: 1 kg
  • Đường: 500 gam
  • Sữa đặc: 50 gam
  • Nước cốt chanh và muối

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy phần cùi non và dùng dao cắt thành những miếng tam giác hoặc hình chữ nhật. Sau đó, rửa dừa nhiều lần với nước muối loãng đến khi nước rửa dừa không còn bị đục nữa.
  • Bước 2: Ngâm hoa đậu biếc vào nước sôi và chắt lấy phần nước. Lấy 500 gam dừa non ngâm qua đêm  với nước hoa đậu biếc.
  • Bước 3: Làm nóng lòng chảo, cho phần dừa đã ướp với hoa đậu biếc vào chảo và thêm 2 thìa nước cốt chanh. Đun đến khi nước sền sệt thì dùng đũa đảo đều đến khi cùi dừa khô lại là được.
  • Bước 4: Với phần dừa cong lại, ướp với 250 gam đường và sữa đặc, ngâm qua đêm và tiến hành sên như phần dừa ướp với nước hoa đậu biếc.
  • Bước 5: Cho tất cả mứt dừa ra khay cho nguội, để nơi thoáng mát, gần ánh nắng để có màu mứt dừa đẹp nhất.

Chúc bạn thành công với hai công thức món ăn từ cùi dừa nhé!

4. Một số lưu ý dùng cùi dừa 

Ăn cùi dừa có mập không?
Ăn cùi dừa có mập không?

Bà bầu ăn cùi dừa có tốt không? Ăn cùi dừa có béo không? Ăn nhiều cùi dừa có tốt không? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi ăn cùi dừa. Do đó, để sử dụng thực phẩm này đúng cách và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều cùi dừa để tránh nguy cơ béo phì và tăng lượng đường trong máu.
  • Cùi dừa có thể gây tích tụ mỡ thừa và tăng cân vì nó khá giàu calo và chất béo thực vật. Do đó, chỉ nên ăn cùi dừa với lượng vừa phải từ 1 - 2 lần/tuần.
  • Người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, người có cơ địa dị ứng nên hạn chế ăn cùi dừa.

Chắc hẳn qua bài chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc khi sử dụng cùi dừa. Mặc dù cùi dừa có thể rất tốt cho nhiều người, chẳng hạn như người bệnh gout tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều cùi dừa.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn băn khoăn gì về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn về tình trạng bệnh của mình.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận