Dầu cá - Thực phẩm vàng tiện lợi cho sức khỏe

Dầu cá có tác dụng gì? Uống dầu cá có tốt không? Dầu cá uống nhiều có tốt không? Uống dầu cá bao nhiêu là đủ?... Và hàng ngàn câu hỏi khác liên quan đến dầu cá. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Lợi ích của dầu cá đối với cơ thể
Lợi ích của dầu cá đối với cơ thể

1. Tác dụng của dầu cá

Dầu cá là một trong những chất bổ sung phổ biến trong chế độ ăn uống. Nó rất giàu acid béo omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu chế độ ăn không chứa nhiều cá dầu, bổ sung dầu cá có thể giúp bạn có đủ acid béo omega-3.

Dưới đây là 7 công dụng của dầu cá mà bạn có thể tham khảo:

1.1. Cải thiện sức khỏe xương khớp

Dầu cá tốt cho sức khỏe xương khớp
Dầu cá tốt cho sức khỏe xương khớp

Khi tuổi cao, xương có thể bắt đầu mất dần các khoáng chất cần thiết khiến xương dễ gãy hơn. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như loãng xương và viêm xương khớp.

Canxi và vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương nhưng trong một số nghiên cứu cho thấy omega-3 cũng tốt cho xương khớp.

Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy bổ sung thực phẩm này làm giảm các dấu hiệu phân hủy xương, có thể ngăn ngừa bệnh xương.

1.2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cá có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn.

Những lợi ích của dầu cá đối với sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Tăng mức cholesterol HDL “tốt”.
  • Giảm lượng chất béo trung tính khoảng 15 - 30%.
  • Giảm huyết áp ở những người bệnh huyết áp cao.
  • Giảm các biến cố loạn nhịp tim gây tử vong.

Mặc dù bổ sung thực phẩm này có thể cải thiện nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tim nhưng nó chứa được chứng minh có tác dụng đối với tình trạng đau tim và đột quỵ.

1.3. Giảm chứng rối loạn tâm thần

Dầu cá giúp giảm rối loạn tâm thần
Dầu cá giúp giảm rối loạn tâm thần

Bộ não của chúng ta được tạo thành từ gần 60% chất béo và chủ yếu là acid béo omega-3. Do đó, omega-3 rất cần cho hoạt động của não.

Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc một số chứng rối loạn tâm thần thường có nồng độ omega-3 trong máu thấp hơn.

Ngoài ra, bổ sung thực phẩm này có thể ngăn ngừa sự khởi phát hoặc cải thiện các triệu chứng của bệnh, thậm chí bổ sung nó với liều cao có thể làm giảm triệu chứng của tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.

1.4. Hỗ trợ giảm cân

Béo phì có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim,...

Do đó, bạn nên bổ sung dầu cá, kết hợp với chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân rất tốt.

1.5. Hỗ trợ sức khỏe của mắt

Dầu cá bổ mắt
Dầu cá bổ mắt

Giống như não, omega-3 cũng là thành phần chủ yếu của mắt. Bằng chứng có thấy những người không bổ sung omega-3 có nguy mắc các bệnh về mắt cao hơn, đặc biệt là tình trạng thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Trong một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ lượng dầu cá cao hơn trong 19 tuần đã cải thiện thị lực ở người bệnh thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên đây là một nghiên cứu nhỏ và cần được nghiên cứu trên mô hình lớn hơn.

1.6. Hỗ trợ làn da khỏe mạnh

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nó chứa rất nhiều acid béo omega-3. Tình trạng của da sẽ trở nên xấu đi khi nó bị lão hóa hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều.

Do đó, việc bổ sung omega-3 trong dầu cá là rất cần thiết, đặc biệt là bệnh vảy nến và viêm da.

1.7. Cải thiện các triệu chứng hen suyễn và nguy cơ dị ứng

Dầu cá giúp giảm nguy cơ dị ứng
Dầu cá giúp giảm nguy cơ dị ứng

Bệnh hen suyễn có thể gây sưng phổi và khó thở, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu được đáng giá trên 100.000 người cho thấy, lượng omega-3 được bổ dùng cho mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ từ 24 - 29%.

Hơn nữa, bổ sung dầu cá cho mẹ bầu có thể làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh.

2. Những điều bạn nên biết về dầu cá

Hiện nay, dầu cá được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, bạn thực sự hiểu về thực phẩm này. Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu sâu hơn về nó nhé!

2.1. Dầu cá là gì?

Dầu cá là gì?
Dầu cá là gì?

Dầu cá là chất béo hoặc dầu được chiết xuất từ mô . Các loại cá đặc biệt giàu dầu có lợi được gọi là acid omega-3 bao gồm cá thu, cá trích, cá hồi, cá cơm và cá ngừ. Tuy nhiên, nó cũng được sản xuất từ gan của các loài cá khác như dầu gan cá tuyết.

Bạn có thể chưa biết? 

Các loại omega-3 được tìm thấy trong dầu cá có lợi sức khỏe tốt hơn các loại omega -3 có trong một số nguồn thực vật.

Hai trong số các axit béo omega-3 quan trọng nhất có trong dầu cá là acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA), trong khi omega-3 trong các nguồn thực vật chủ yếu là acid alpha-linolenic (ALA).

2.2. Dầu cá loại nào tốt?

Hiện nay trên thị trường, nhiều loại dầu cá đang được sử dụng rất phổ biến như dầu cá alaska, dầu cá hồi, dầu cá voi, dầu cá basa, dầu cá của Mỹ, dầu cá nhật bản, dầu cá omega-3 của úc, dầu cá Việt Nam, dầu cá của Đức,...

Lựa chọn dầu cá chính hãng để đảm bảo cho sức khỏe người dùng
Lựa chọn dầu cá chính hãng để đảm bảo cho sức khỏe người dùng

Sự đa dạng về mẫu mã và tác dụng của các sản phẩm khiến bạn khó có có thể lựa chọn được loại dầu cá nào tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Do đó, hãy lưu những chú ý sau đây để chọn mua được dầu cá tốt:

  • Lựa chọn các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng dầu cá được chiết xuất tinh khiết và an toàn.
  • Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng EPA, DHA thích hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe, ví dụ sử dụng dầu cá cho bà bầu cần bổ sung nhiều DHA hơn so với EPA, trong khi đó những người mắc chứng trầm cảm cần sử dụng lượng EPA nhiều hơn DHA,...
  • Lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.

2.3. Thành phần dầu cá

Thành phần chính của dầu cá gồm các omega-3
Thành phần chính của dầu cá gồm các omega-3

Thành phần chính trong các loại dầu cá gồm:

  • Acid eicosapentaenoic (EPA)
  • Acid docosahexaenoic (DHA)
  • Vitamin E

Khoảng 30% dầu cá được tạo thành từ omega-3, trong khi 70% còn được tạo thành từ các chất béo khác như dầu bourrache, dầu onagre, dầu carthame,... Hơn nữa, nó thường chứa một số vitamin A và D.

3. Tác dụng không mong muốn của dầu cá

Các tác dụng không mong muốn từ dầu cá có thể bao gồm:

3.1. Tăng đường huyết

Dầu cá gây tăng đường huyết khi dùng liều cao
Dầu cá gây tăng đường huyết khi dùng liều cao

Tác dụng của dầu cá phần lớn đến từ thành phần omega-3. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung quá nhiều acid béo omega-3 có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc tiêu thụ omega-3 liều cao có thể tăng kích thích sản xuất glucose góp phần làm tăng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ với liều rất cao omega-3 mới tác động đến lượng đường trong máu. 

Trên thực tế, trong khoảng 20 nghiên cứu cho thấy liều hàng ngày ở mức 3,9 gam EPA và 3,7 gam DHA không làm ảnh hưởng đến lượng đường của người bệnh tiểu đường tuýp 2.

3.2. Gây chảy máu

Để chứng minh tác dụng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 56 người bằng cách bổ sung 640 mg dầu cá mỗi ngày trong thời gian 4 tuần đã làm ức chế quá trình đông máu ở người trưởng thành.

Hơn nữa, một nghiên cứu khác cho thấy việc bổ sung nhiều dầu cá có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu cam cao hơn. Theo báo cáo này, có 72% thanh thiếu niên bị chảy máu cam khi dùng khoảng 1 - 5 gam dầu cá hàng ngày.

Do đó, trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh thường được khuyên không nên sử dụng dầu cá nếu đang trong thời gian sử dụng sản phẩm.

3.3. Huyết áp thấp

Uống dầu cá có tốt không? Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống thực phẩm này liều cao có thể làm giảm huyết áp một cách hiệu quả, đặc biệt đối với những người huyết áp cao hoặc có nồng độ cholesterol cao.

Công dụng này của dầu cá có lợi đối với người huyết áp cao nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho người huyết áp thấp như giảm huyết áo quá mức,...

Ngoài ra, nó cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc hạ huyết áp. Do đó, trước khi sử dụng, người bệnh đang điều trị tăng huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

3.4. Tiêu chảy

Đây là một trong những tác dụng không mong muốn của dầu cá thường gặp nhất cùng với triệu chứng khác như đầy hơi, đặc biệt khi dùng liều cao.

3.5. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày do dùng dầu cá liều cao
Trào ngược dạ dày do dùng dầu cá liều cao

Mặc dù công dụng của dầu cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tim mạch nhưng lại gây ra triệu chứng ợ nóng ở người. Các triệu chứng trào ngược acid bao gồm ợ hơi, buồn nôn và cảm thấy khó chịu ở dạ dày thường gặp khi nồng độ chất béo quá cao.

Trong một vài nghiên cứu cho thấy chất béo trong dầu cá được chứng minh là nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu.

Do đó, sử dụng liều vừa phải trong bữa ăn có thể làm giảm trào ngược acid hiệu quả cũng như làm giảm các triệu chứng liên quan. Hơn thế nữa, bạn có thể chia nhỏ liều dùng thành nhiều lần trong ngày để giảm bớt tình trạng khó tiêu.

3.6. Ngộ độc vitamin A

Một số sản phẩm dầu cá chứa nhiều vitamin A và khi dùng với lượng lớn có thể dẫn đến ngộ độc. Một lượng khoảng 14 gam dầu gan cá tuyết đã đáp ứng tới 270% nhu cầu vitamin A hàng ngày trong một khẩu phần ăn.

Ngộ độc vitamin A sẽ gây ra những hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Sử dụng lâu dài, nó cũng có thể dẫn đến tổn thương gan, thậm chí là suy gan.

Do vậy, tốt hơn hết bạn nên chú ý đến hàm lượng vitamin A có trong các sản phẩm và tính toán liều dùng vừa phải.

3.7. Mất ngủ

Với liều lượng vừa đủ, dầu cá có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên. Trong một vài trường hợp uống quá nhiều lại gây cản trở giấc ngủ và góp phần gây ra bệnh mất ngủ.

Việc sử dụng liều cao dầu cá có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng mất ngủ  và lo âu ở một số người bệnh có tiền sử trầm cảm.

4. Một số chú ý khi dùng dầu cá mà bạn nên biết

Để sử dụng dầu cá hiệu quả và tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên uống dầu cá?

Người mắc bệnh gan nến chú ý khi sử dụng dầu cá
Người mắc bệnh gan nến chú ý khi sử dụng dầu cá

Không nên hoặc hạn chế sử dụng dầu cá cho những đối tượng dưới đây:

  • Rối loạn lưỡng cực: Dầu cá làm tăng triệu chứng của tình trạng này.
  • Bệnh gan: Do tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị sẹo gan do bệnh gan.
  • Bệnh tiểu đường: Do khó kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Bệnh huyết áp cao: Nó có thể làm giảm huyết áp và có thể khiến huyết áp giảm quá thấp ở những người đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Liều cao có thể làm ức chế các phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
  • Người dị ứng với cá hoặc hải sản.

4.2. Dầu cá có tương tác với thuốc gì?

Thuốc giảm cân ức chế sự hấp thu chất béo của dầu cá
Thuốc giảm cân ức chế sự hấp thu chất béo của dầu cá

Dầu cá có thể xảy ra tương tác với một số thuốc sau đây:

  • Thuốc tránh thai: Thuốc làm giảm hiệu quả của dầu cá bằng cách giảm lượng chất béo trung tính trong máu.
  • Thuốc hạ huyết áp: Dùng dầu cá với nhóm thuốc này có thể khiến huyết áp giảm xuống mức quá thấp.
  • Thuốc giảm cân Orlistat: Thuốc này có thể làm giảm sự hấp thụ dầu cá khi chúng được sử dụng cùng nhau. Để tránh tương tác này, hãy dùng orlistat và dầu cá cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Thuốc chống đông máu: Dầu cá có thể làm chậm quá trình đông máu. Khi dùng hai loại này với nhau làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

4.3. Uống dầu cá đúng cách

Nếu bạn không ăn 1 - 2 phần cá có chứa chất béo mỗi tuần, bạn có thể bổ sung dầu cá vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Khuyến nghị về liều lượng EPA và DHA khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của bạn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên tiêu thụ hàng ngày 200 - 500 gam EPA và DHA kết hợp. Tuy nhiên, liều lượng các thành phần có thể thay đổi nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Mọi người thường hỏi về dầu cá

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trong quá trình sử dụng dầu cá:

Bệnh gout ăn được dầu cá không?

Bệnh gout có thể sử dụng được dầu cá
Bệnh gout có thể sử dụng được dầu cá

Theo Arthritis Today, mặc dù thịt cá có chứa nhiều purin nhưng các chất này được loại bỏ sau khi chưng cất dầu cá tinh khiết. Vì vậy, người bệnh gout có thể yên tâm bổ sung dầu cá mà không lo lượng purin hấp thu vào cơ thể.

Ngoài ra, dầu cá có chứa acid béo omega-3, là chất quan trọng để kiểm soát hệ thống miễn dịch, chức năng thần kinh não và tham gia tích cực vào phản ứng chống viêm của cơ thể.

Do đó, bổ sung dầu cá vào chế độ ăn cho người bệnh gout là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên mua loại thực phẩm đã được chưng cất để đảm bảo an toàn cho người bệnh gout.

Uống nhiều dầu cá có tốt không?

Mặc dù dầu cá chứa nhiều acid omega-3 rất tốt cho sức khỏe nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt, việc sử dụng liều quá cao thực sự gây hại hơn so với lợi ích mà nó mang lại. Một số tác dụng bất lợi mà nó gây ra như tăng đường huyết, gây chảy máu, mất ngủ,...

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? 

Dầu cá có thể uống dầu cá mỗi ngày nhưng dầu cá uống bao nhiêu là đủ?

Như đã trình bày ở trên, mỗi người nên bổ sung khoảng 200 - 500 gam dầu cá mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng đối tượng mà hàm lượng được thay đổi sao cho phù hợp, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ mang thai nên dùng 300mg hỗn hợp EPA và DHA, trong đó lượng DHA cần có khoảng 200mg.
  • Đối với trẻ sơ sinh, lượng omega-3 cần cung cấp khoảng 500mg và tăng dần đến lượng dành cho người trưởng thành khi đến 14 tuổi.
  • Đối với người trưởng thành, nữ cần được cung cấp 1100mg và nam là 1600 mỗi ngày.

Uống dầu cá trong bao lâu?

Hàm lượng dầu cá cần thiết cho từng đối tượng là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, mục đích sử dụng và các bệnh lý đi kèm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết, bạn chỉ cần bổ sung dầu cá 1 - 3 lần trong năm và mỗi lần bổ sung liên tục trong 1 - 2 tháng.

Uống dầu cá lúc nào tốt nhất?

Dầu cá có thể uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Dầu cá có thể uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Bạn có thể uống dầu cá bất cứ lúc nào trong ngày khi bạn cảm thấy thuận lợi. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để dùng omega-3 là buổi sáng và sau khi ngủ dậy vì đây là thời gian cơ thể hấp thụ các chất béo tốt nhất.

Dầu cá uống trước hay ăn? Đây cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Khi sử dụng trong ngày, bạn nên dùng nó trong bữa ăn vì nó có thể ngăn ngừa các tác dụng bất lợi phổ biến như tiêu chảy, ợ hơi và buồn nôn ngay sau khi uống.

Có nên uống dầu cá buổi tối?

Dầu cá có thể uống vào buổi tối, tuy nhiên, đối với những người mắc chứng rối loạn giấc nghỉ không nên dùng trước khi ngủ vì nó gây ra tình trạng mất ngủ.

Do đó, bạn có thể dùng nó vào buổi chiều, lúc này nồng độ omega-3 tăng dần đều và mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon.

Dầu cá có phải vitamin e?

Dầu cá không phải là vitamin E. Vitamin E là chất chống oxy hóa, nó được thêm vào thành phần của dầu cá để giúp thực phẩm này không hôi.

Dầu cá hết hạn uống được không?

Tác dụng của dầu cá là để cải thiện sức khỏe và sắc đẹp, tuy nhiên những loại dầu cá đã hết hạn sử dụng người tiêu dùng không nên sử dụng tiếp. 

Mặc dù các sản phẩm này quá hạn so với thời gian ghi trên bao bì nhưng chúng không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng các chất đã bị giảm hiệu quả và nếu bảo quản không đúng cách sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe người dùng.

Dầu cá giá bao nhiêu?

Hiện nay, giá dầu cá trên thị trường cũng khá đa dạng. Nó phụ thuộc và quy trình sản xuất, hàm lượng acid béo omega-3 có trong từng sản phẩm,... mà giá có thể dao động từ vài trăm nghìn cho đến hơn một triệu đồng.

Chắc hẳn đọc đến đây, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của dầu cá đối với cơ thể. Mặc dù, nó mang đến nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể nhưng trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất, đặc biệt đối với bệnh gout.

Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận