Tác dụng vàng của đậu đỏ đối với cơ thể

Đậu đỏ có tác dụng gì? Ăn đậu đỏ nhiều có tốt không? Ăn đậu đỏ mỗi ngày có được không? Đậu đỏ chứa bao nhiêu calo?... Và hàng ngàn câu hỏi khác liên quan đến đậu đỏ. Để giải đáp các thắc mắc đó, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của đậu đỏ
Lợi ích của đậu đỏ đối với cơ thể

1. Tác dụng của đậu đỏ

Đậu đỏ không được tiêu thụ phổ biến như các loại đậu khác, chẳng hạn như đậu đen, đậu xanh, đậu nành và đậu lăng nhưng chúng rất tốt cho sức khỏe. Dinh dưỡng trong đậu đỏ có thể tăng cường chất lượng chế độ ăn của bạn và cải thiện sức khỏe cho cơ thể.

Dưới đây là một số công dụng của đậu đỏ mà nó đem lại cho cơ thể:

1.1. Giúp xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp

Đậu đỏ giúp xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp
Đậu đỏ giúp xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp

Theo tuổi tác, xương và cơ có xu hướng mất dần sức mạnh và khả năng tự hồi phục. Quá trình lão hóa có thể dẫn đến loãng xương và giảm khối lượng cơ, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh.

Đậu đỏ chứa nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng cùng với lượng phospho, magie, kẽm, mangan cao rất cần thiết cho sự phát triển của cơ. Ngoài ra, chúng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của răng và xương.

Tất cả những khoáng chất này cần thiết cho hoạt động bình thường của xương cũng như  khuyến khích sự tái tạo của xương và giữ cho chúng chắc khỏe. 

Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm giàu protein như đậu đỏ thúc đẩy tăng tổng hợp cơ cũng như ngăn sự phân hủy protein trong nhiều giờ để tạo ra nhiều mô nạc hơn. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều protein có nhiều khối lượng cơ nạc hơn, vì vậy thêm đậu đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày là rất cần thiết vì nó chứa tới 17,3 gam protein, bằng 24,60% giá trị khuyến khích hàng ngày cho cơ thể.

1.2. Giảm cân và tiêu hóa

Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo và không cân bằng là một trong những lý do chính và phổ biến nhất dẫn đến béo phì. Nếu tình trạng béo phì không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng gây tử vong.

Thêm đậu đỏ vào chế độ ăn uống của bạn sẽ cải thiện quá trình chuyển hóa lipid, sử dụng chất béo và sản xuất năng lượng cho cơ thể .

Các vi chất dinh dưỡng và chất xơ trong loại đậu này có thể làm giảm quá trình chuyển hóa tinh bột, giảm lượng glucose trong máu và làm rỗng dạ dày. Do đó, bạn thường cảm thấy no lâu hơn và tránh nạp thêm nhiều thức ăn vào cơ thể.

Giống như hầu hết các loại đậu khác, đậu đỏ có chứa nhiều chất xơ, một trong những yếu tố quan trọng của sức khỏe tiêu hóa.

Chất xơ kích thích chuyển động của các nhu động ruột, di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách suôn sẻ. Chất xơ cũng giúp loại bỏ táo bón, tiêu chảy và đầy hơi, thậm chí cả tình trạng nghiêm trọng như ung thư ruột kết.

1.3. Giảm cholesterol và giải độc gan

Đậu đỏ giúp giải độc gan
Đậu đỏ giúp giải độc gan

Ăn đậu đỏ làm giảm nồng độ chất béo trong huyết thanh, ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol xấu (LDL) và bảo vệ gan khỏi bị viêm hoặc tổn thương khác.

Các proanthocyanidins và polyphenol trong đậu đỏ ức chế việc sản xuất các enzyme tuyến tụy. Các enzyme này (đặc biệt là lipase) chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ lipid trong ruột.

Do sự hấp thụ giảm, hàm lượng chất béo trung bình và cholesterol trong máu sẽ thấp hơn, từ đó, nó giúp ngăn chặn các chất cặn bã độc hại tấn công gan của bạn và ngăn ngừa các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan,...

1.4. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa polyphenol, proanthocyanidins, vitamin B, folate và kali làm cho đậu đỏ trở thành một thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Các thành phần hoạt tính sinh học này làm giảm các gốc tự do gây ra quá trình peroxy hóa lipid và acid béo. Chúng cũng thể hiện tác dụng chống tăng cholesterol trong máu, tức là, chúng làm giãn mạch và hạ huyết áp.

Điều này có thể giúp giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch, cơn đau tim và đột quỵ.

1.5. Tốt cho phụ nữ và thai kỳ

Đậu đỏ có chứa folate tốt cho phụ nữ và thai kỳ
Đậu đỏ có chứa folate tốt cho phụ nữ và thai kỳ

Đậu đỏ là nguồn dự trữ folate, một vitamin cần thiết cho phụ nữ. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, acid folic có thể ngăn ngừa biến chứng khuyết tật ống thần kinh.

Loại đậu này rất giàu sắt, mangan, photpho và các vi chất dinh dưỡng khác giúp điều hòa kinh nguyệt và các triệu chứng kinh nguyệt khác.

Trên thực tế, phụ nữ Nhật Bản thường ăn bột hoặc súp đậu đỏ sau kỳ kinh nguyệt để bổ sung các tế bào máu và ngăn ngừa thiếu máu.

1.6. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Chất xơ trong đậu đỏ có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các thụ thể insulin trong cơ thể đảm bảo lượng đường trong máu duy trì ở mức bình thường.

Hơn nữa, theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Trị liệu và Quản lý rủi ro lâm sàng, thực phẩm làm từ đậu đỏ làm giảm viêm và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu khác trên động vật chỉ ra rằng protein có trong đậu đỏ có thể ức chế các alpha-glucosidase trong ruột, là enzyme liên quan đến việc phá vỡ các carbohydrate phức tạp như tinh bột và glycogen. 

Nói cách khác, đậu đỏ hoạt động giống như một chất ức chế alpha- glucosidase được dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

1.7. Hỗ trợ chức năng não

Đậu đỏ tốt cho chức năng của não
Đậu đỏ tốt cho chức năng của não

Não là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, vì vậy sự phát triển thích hợp của não là rất cần thiết. 

Sắt có trong đậu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thích hợp của bộ não. Sắt giúp cung cấp oxy trong máu và não, do đó nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe não bộ và các chức năng khác của cơ thể.

2. Những điều bạn nên biết về đậu đỏ

Để hiểu rõ hơn về loại đậu này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Sự thật thú vị về đậu đỏ

Hình ảnh đậu đỏ
Hình ảnh đậu đỏ

Đậu đỏ có tên tiếng anh là Azuki bean. Nó còn được gọi là đậu thận vì sự tương đồng trực quan về hình dạng và màu sắc giống với của thận người. 

Loại đậu này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở Nhận Bản ít nhất 1000 năm. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy chúng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines,...

Đậu đỏ là loại đậu nhỏ, màu đỏ tươi và khô. Ngoài ra, nó còn có cả màu đỏ đậm hơn, màu hạt dẻ, màu đen và đôi khi có cả màu trắng.

Bạn có thể chưa biết?

Trong ẩm thực Đông Á, đậu đỏ thường được làm ngọt trước khi ăn. Đặc biệt, nó thường được đun sôi với đường tạo thành bột đậu đỏ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bột đậu đỏ thường có vị khó ăn và khiến họ cảm thấy khó chịu vì mùi này. 

Vì vậy để giảm bớt mùi vị khó chịu này, người ta thường thêm hương liệu vào bột đậu, chẳng hạn như hạt dẻ.

Bột đậu đỏ được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á. Một số nền văn hóa châu Á thường dùng bột đậu làm nhân hoặc làm lớp phủ cho các loại bánh quế, bánh ngọt, bánh nướng hoặc bánh quy.

2.2. Đậu đỏ có mấy loại?

Đậu đỏ bao gồm nhiều loại khác nhau, chúng được phân biệt với nhau bằng màu sắc, chẳng hạn như:

2.2.1. Đậu Borlotti

Đậu Borlotti
Đậu Borlotti

Đậu Borlotti còn được gọi là đậu la mã hoặc đậu romano. Đây là một loại đậu nam việt quất được lai tạo ở Ý để có vỏ dày hơn. Nó được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ý, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

2.2.2. Đậu Cannellini

Đây là một loại đậu trắng phổ biến ở miền Trung và miền Nam nước Ý. Các tên khác của đậu bao gồm đậu tây trắng và đậu fazolia. 

Loại đậu này nên được rửa sạch trước khi nấu và ngâm qua đêm. Khi chế biến, chúng nên được nấu trong nồi áp suất khoảng 15 - 20 phút hoặc đun sôi trên bếp 2 - 3 giờ.

2.2.3. Đậu Caparron

Hình dạng của đậu caparron ngắn và tròn hơn các loại đậu đỏ thông thường và thường được sử dụng trong các món hầm. 

2.2.4. Đậu đỏ Mexico

Đậu đỏ Mexico có vị nhẹ và kết cấu mịn. Nó có kích thước nhỏ hơn đậu đỏ thông thường và theo ý kiến của một số người, hương vị của chúng hơi khác một chút.

Khi chế biến, đậu cần được ngâm ít nhất bốn giờ trước khi nấu. Nó thường được dùng trong súp, salad,...

2.3. Thành phần dinh dưỡng của đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể
Đậu đỏ có chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể

Đậu đỏ là một nguồn cung chất dinh dưỡng phong phú như chất xơ, protein, các vitamin và chất khoáng. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100 gam đậu đỏ bao gồm:

  • Năng lượng: 532 kJ (127 kcal)
  • Carbohydrate: 22,8 gam
  • Đường: 0,3 gam
  • Chất xơ: 7,4 gam
  • Chất béo: 0,5 gam
  • Protein: 8,7 gam
  • Các vitamin: vitamin B1 0,16 gam; vitamin B2 0,06 gam; vitamin B3 0,58 gam; vitamin B6 0,12 gam; vitamin B9 130 mcg; vitamin C 1,2 mg; vitamin E 0,03 mg và vitamin K 8,4 mcg.
  • Các khoáng chất: Canxi 28,0 mg; đồng 0,24 mg, sắt 2,9 mg; magie 45 mg, photpho 142 mg; kali 403 mg; natri 2 mg và kẽm 1,07 mg.

3. Tác dụng không mong muốn của đậu đỏ

Đậu đỏ có thể gây chóng mặt vì nó có chứa phytohaemagglutinin
Đậu đỏ có thể gây chóng mặt vì nó có chứa phytohaemagglutinin

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà đậu đỏ mang lại, nó cũng có thể gây ra những tác dụng bất lợi nếu không được sử dụng đúng cách, chẳng hạn như:

  • Đậu đỏ có chứa phytohaemagglutinin, một loại độc tố có trong đậu sống và có thể gây tổn thương gan. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi ăn đậu đỏ sống, các triệu chứng như tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn mửa và đau bụng dữ dội xuất hiện.
  • Nó còn chứa hàm lượng phytate hoặc acid phytic, được coi là chất kháng sinh dưỡng ngăn chặn sự hấp thụ vitamin và khoáng chất.
  • Đậu đỏ cũng chứa lectin, một loại protein được cho là tác nhân gây rò rỉ ruột, có thể “góp phần” gây ra các bệnh như kém hấp thụ các chất dinh dưỡng về lâu dài.

4. Một số chú ý khi dùng đậu đỏ mà bạn nên biết

Để phát huy tốt nhất công dụng của đậu đỏ cũng như phòng tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng đậu đỏ, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn đậu đỏ?

Những đối tượng sau đây không nên hoặc hạn chế ăn đậu đỏ:

  • Người bị tê tay, chân.
  • Người dễ bị ho, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa.
  • Người bị đầy hơi hoặc tiêu chảy.

4.2. Thực phẩm nên kết hợp với đậu đỏ

Cháo ý dĩ đậu đỏ
Cháo ý dĩ đậu đỏ

Ăn đậu đỏ kết hợp với các thực phẩm sau đây có thể làm tăng tác dụng của các món ăn , chẳng hạn như:

Ý dĩ

Đậu đỏ và ý dĩ là một trong những món tráng miệng phổ biến trong nền ẩm thực Đài Loan. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà nó còn đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao do cả đậu đỏ và ý dĩ đều giàu chất xơ, do đó, chúng có tác dụng lợi tiểu, giải độc, phòng ngừa ung thư.

Gạo tím

Lượng chất xơ trong đậu đỏ kết hợp cùng hàm lượng vitamin E cao trong gạo tím có tác dụng chống oxy hóa rất tốt.

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao như vitamin, protein, chất khoáng, albumin, chất béo,... mà cơ thể dễ dàng hấp thu được.

Kết hợp đậu cùng với thịt gà là sự kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật giúp tăng cường khả năng hấp thu đạm cho cơ thể, tăng cao giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn, bổ khí huyết, giảm stress và cải thiện nhịp tim.

Bí đỏ

Bí đỏ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch nhờ các vitamin giúp cải thiện làn da. Khi kết hợp đậu đỏ và bí đỏ giúp làn da mịn màng, hỗ trợ bệnh cảm.

Chim cút và củ gừng

Thịt chim cút nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Gừng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa bệnh cảm cúm. 

Khi kết hợp các thực phẩm này cùng với đậu đỏ giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng và một số bệnh khác của trẻ.

4.3. Cách dùng đậu đỏ đúng cách

Ngâm đậu đỏ trước khi chế biến sẽ giúp món ăn ngon hơn
Ngâm đậu đỏ trước khi chế biến sẽ giúp món ăn ngon hơn

Bạn hãy lưu lại những chú ý dưới đây để đậu đỏ luôn giữ được hương vị thơm ngon và bổ dưỡng nhé.

  • Khi chế biến đậu đỏ, bạn cần ngâm đậu ít nhất 1 - 2 giờ trước khi nấu và gạn sạch nước ngâm đậu.
  • Để đậu được mềm và ngọt, bạn nên đun đậu trong nồi áp suất khoảng 30 phút hoặc đun sôi đậu từ 1 - 2 giờ.
  • Bảo quản đậu sống trong hộp kín tránh mối mọt và đặt ở khu vực khô ráo và thoáng mát. Đối với đậu đã nấu chín, bạn nên bảo quản nó trong ngăn mát của tủ lạnh.

5. Món ngon từ đậu đỏ

Với hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu đỏ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chè đậu đỏ, kem đậu đỏ,... Sau đây, Cao gắm sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 công thức món ăn từ đậu đỏ như sau:

5.1. Kem đậu đỏ

Món ăn kem đậu thơm ngon
Món ăn kem đậu thơm ngon

Nguyên liệu gồm có:

  •  Đậu đỏ nấu chín: 1 chén
  • Tỏi: 1
  • Nước chanh (1 quả chanh): 2 thìa canh
  • Tahini: 2 muỗng canh
  • Mùi tây: 1 muỗng canh
  • Thì là (xay): ½ thìa cà phê
  • Gừng (xay): ½ thìa cà phê
  • Ớt bột hoặc ớt bột: ¼ thìa cà phê
  • Dầu ô liu: 1 muỗng canh
  •  Nước
  • Muối và hạt tiêu cho vừa ăn
  • Hạt mè: để trang trí

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xay tất cả các thành phần trên trong máy xay cho đến khi tạo được một hỗn hợp mịn.
  • Bước 2: Thêm một ít nước và trộn lại một lần nữa.
  • Bước 3: Thêm một chút mè và mùi tây thái nhỏ là bạn có thể thưởng thức.

5.2. Sữa đậu đỏ - hạnh nhân

Sữa đậu đỏ bổ dưỡng
Sữa đậu đỏ bổ dưỡng

Nguyên liệu gồm có:

  • Đậu đỏ: 40 gam
  • Hạnh nhân: 30 gam
  • Lá nếp: 2 lá
  • Nước đun sôi để nguội: 1 lít.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đậu đỏ và hạnh nhân ngâm 8 tiếng rồi rửa sạch. Sau đó, đem hạnh nhân đi bóc vỏ.
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay. xay nhuyễn.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp qua rây.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp ra cốc và thêm một chút muối vào sữa để thưởng thức.

Chúc bạn thành công với hai công thức món ăn ngon từ đậu đỏ.

6. Mọi người thường hỏi về đậu đỏ

Dưới đây là một số câu hỏi mà mọi người thường hỏi về đậu đỏ như sau:

Bệnh gout ăn được đậu đỏ không?

Bệnh gout có thể ăn đậu đỏ với lượng vừa đủ
Bệnh gout có thể ăn đậu đỏ với lượng vừa đủ

Theo các chuyên gia cho biết, chế độ ăn cho người bệnh gout chỉ nên bổ sung những thực phẩm có hàm lượng purin khoảng 150mg/100g  khẩu phần ăn. Trong khi đó, đậu đỏ chỉ chứa 55 mg mỗi khẩu phần.

Vì vậy nó được đánh giá là loại đậu có hàm lượng purin thấp và người bệnh gout có thể sử dụng loại đậu này trong chế độ ăn của mình.

Ăn đậu đỏ nhiều có tốt không?

Tuy chưa có những ghi nhận trên thế giới về tác dụng phụ của Đậu đỏ nhưng bạn cũng cần phải lưu ý khi sử dụng loại đậu này. 

Bạn cần phải sử dụng đúng cách và theo liều lượng nhất định để tránh gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn.

Ăn đậu đỏ mỗi ngày có tốt không?

Ăn đậu đỏ mỗi ngày là rất tốt bởi vì trong loại đậu này có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào ban cũng chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, tránh lạm dụng quá mức tác dụng của nó.

Đậu đỏ bị mọt có ăn được không?

Câu trả lời là không. Khi đậu bị mọt ăn, các chất dinh dưỡng trong đậu sẽ giảm dần hoặc không còn tác dụng nữa. 

Đậu đỏ có nóng không?

Theo Đông y, đậu đỏ có vị ngọt, tính hàn. Vì vậy, bạn có thể an tâm sử dụng thường xuyên để bồi bổ sức khỏe mà không lo ngại về biểu hiện phát sinh nhiệt khi ăn loại đậu này.

Trên đây là bài chia sẻ về tác dụng của đậu đỏ đối với cơ thể và những lưu ý khi sử dụng đậu đỏ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh gout, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận