Đậu nành - Lợi ích sức khỏe, thành phần dinh dưỡng và món ăn ngon

Đậu nành có tác dụng gì? Ăn đậu nành có tốt không? Ăn nhiều đậu nành có tốt không? Ăn đậu nành nhiều có bị vô sinh không?... Và hàng loạt các thắc mắc khác liên quan đến đậu nành. Để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Đậu nành có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Đậu nành có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Tác dụng của đậu nành

Giống như các loại đậu khác, đậu nành chứa các chất dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của loại đậu này.

1.1. Ngăn ngừa loãng xương

Loãng xương được đặc trưng bởi mật độ xương giảm. Tác dụng có lợi này dường như được gây ra bởi isoflavone, một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và tăng hấp thụ canxi của cơ thể.

Ngoài ra, isoflarm trong đậu nành gia tăng mật độ khoáng ở các đốt sống lên 1,2 - 1,4 lần.

Hơn nữa, đậu nành có hàm lượng chất khoáng và vitamin cao. Hàm lượng cao của kẽm, selen, đồng, magie và canxi trong đậu giúp xương chắc và khỏe mạnh. 

Tất cả những yếu tố này có thể giúp thúc đẩy hoạt động tạo xương, cho phép xương mới phát triển, làm cho xương chắc khỏe và đẩy nhanh quá trình lành xương.

1.2. Giảm rối loạn giấc ngủ

Đậu nành giúp giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ
Đậu nành giúp giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Một trong những lợi ích chính của đậu nành mà không nhiều người biết, đó là nó có thể giúp giảm các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Theo các chuyên gia, loại đậu này có thể giúp giảm sự xuất hiện của chứng mất ngủ cùng với các chứng rối loạn giấc ngủ khác.

Tác dụng này là do trong đậu nành chứa lượng magie cao, do đó, magie làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể và làm melatonin - hormone ngủ tăng lên giúp bạn ngủ nhanh hơn và lâu hơn.

1.3. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Ăn đậu nành là một cách hiệu quả để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Theo một số nghiên cứu, đậu có khả năng làm tăng các thụ thể insulin trong cơ thể. Do đó, nó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát bệnh rất tốt.

Hơn nữa, hàm lượng carbohydrate trong đậu rất thấp, điều này làm cho nó trở thành một thực phẩm chống bệnh tiểu đường tuyệt vời.

Ngoài ra, ăn loại đậu này sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức bình thường nhờ nó có chứa isoflavone. 

Mặc dù chưa rõ cơ chế hoạt động của nó nhưng các nhà khoa học cho biết isoflavone trong đậu giúp cải thiện độ nhạy insulin, cho phép tế bào hấp thụ nhiều glucose hơn và phản ứng nhiều với insulin. 

1.4. Giúp cải thiện lưu thông máu

Sắt và đồng trong đậu nành rất tốt cho hoạt động lưu thống máu trong cơ thể

Theo Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, sắt và đồng là hai khoáng chất thiết yếu được tìm thấy thiều trong đậu nành. Cả hai thành phần đều quan trọng đối với việc sản xuất các tế bào hồng cầu (RBCs).

Theo các chuyên gia y tế, với một lượng tế bào hồng cầu thích hợp trong cơ thể, các hệ thống cơ quan thiết yếu có thể nhận được oxy và lưu lượng máu thích hợp để chúng hoạt động.

1.5. Cần thiết cho thai kỳ

Đậu nành rất giàu acid folic và nhóm vitamin B rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. 

Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ làm từ đậu nành vì acid folic trong đậu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Do đó, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đưa ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe của người mẹ.

1.6. Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Hàm lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
Hàm lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu tương giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực hơn. 

Chất xơ cần thiết cho toàn bộ hoạt động của cơ thể và đóng một vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nó giúp kích thích chuyển động của nhu động cơ thể, là sự co bóp của các cơ trong hệ tiêu hóa để đẩy thức ăn trong đường ruột.

Những người bị táo bón nên tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất xơ vì nó giúp đi tiêu thích hợp. Táo bón, nếu không được chú ý có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như chảy máu, đau khi đi tiêu và thậm chí là ung thư đại trực tràng.

Ngoài chất xơ, đậu nành cũng chứa oligosaccharides, một loại carbohydrate được biết đến có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

1.7. Giảm nguy cơ ung thư

Có thể mọi người chưa biết, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong đậu nành giúp ngăn ngừa sự khởi phát của nhiều bệnh ung thư.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Purdue, các chất chống oxy hóa có trong đậu giúp tiêu diệt nhiều tế bào ung thư và loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể.

Ngoài việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây ung thư, loại đậu này còn có thể giảm các tác dụng không mong muốn trong điều trị ung thư.

1.8. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Đậu nành là một nguồn chất béo không bão hòa lành mạnh, có thể giúp bạn giảm tổng lượng cholesterol, cụ thể là mức cholesterol LDL.

Điều này giúp cơ thể ngăn ngừa các tình trạng như xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành, dễ dẫn tới đau tim và đột quỵ.

Tác dụng này được xác nhận bởi một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ James Anderson, et al., Đại học Kentucky.

Hơn nữa, một số acid béo như acid linoleic, được gọi là omega-6 và acid alpha-linolenic, được gọi là omega-3 cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Acid béo omega-3 được biết đến là chất giúp chữa bệnh tim và làm giảm nguy cơ đột quỵ. 

Chất xơ trong đậu cũng có thể làm giảm mức cholesterol trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng cholesterol dư thừa ra khỏi thành mạch máu và động mạch.

1.9. Giảm các triệu chứng mãn kinh

Các triệu chứng có thể được đẩy lùi nhờ sử dụng đậu nành
Các triệu chứng có thể được đẩy lùi nhờ sử dụng đậu nành

Đậu nành chứa hàm lượng isoflavone dồi dào. Nó là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản của phụ nữ. 

Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, hàm lượng hormone estrogen sẽ giảm mạnh. Điều này sẽ dẫn đến một số triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đau bụng, thay đổi tâm trạng,...

Isoflavone liên kết thụ thể estrogen giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn mãn kinh.

1.10. Cải thiện hoạt động trao đổi chất

Đậu nành là một nguồn protein vô cùng quan trọng. Khi cơ thể hấp thụ một lượng protein vừa đủ, chức năng trao đổi chất và hệ thống tổng thể sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, do đó giúp duy trì sức khỏe của bạn tốt hơn.

Khoảng 20% protein có trong đậu nành là beta-conglycinin. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một bữa ăn chứa beta-conglycinin mỗi ngày có thể làm tăng nồng độ protein cụ thể trong máu, do đó có thể cải thiện sự trao đổi chất.

2. Những điều bạn nên biết về đậu nành

Đậu nành có thể là thực phẩm quen thuộc của nhiều người, tuy nhiên, để hiểu biết thêm thông tin chi tiết về loại đậu này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Sự thật thú vị về đậu nành

Hình ảnh đậu nành
Hình ảnh đậu nành

Cây đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc và nó đã được trồng hơn 13.000 năm. Nó là một loại cây trồng thiết yếu đối với người Trung Quốc cổ đại.

Đậu nành được du nhập vào các khu vực khác của châu Á nhiều thế kỷ sau đó và phải đến đầu thế kỷ 20, nó mới bắt đầu được sử dụng làm thực ăn cho gia súc ở phương Tây.

Đậu nành tiếng anh là soybean. Nó còn được gọi là đậu tương, đỗ tương. 

Cây đậu nành là cây hàng năm, cây trưởng thành thường có chiều cao từ 51 đến 127cm. Lá hình tim và thường dài từ 6 - 15cm và rộng 2 - 7cm. Hoc mọc ở nách lá và có màu trắng, hồng hoặc tím. 

Quả thường có lông ngoài vỏ, mỗi quả thường chứa 2 - 4 hạt có đường kính từ 5 - 11mm. Hạt đậu nành có nhiều kích cỡ và màu vỏ khác nhau như đen, nâu, xanh lam, vàng và xanh lục. Lớp vỏ hạt nhiều màu cũng rất phổ biến.

Có thể bạn chưa biết? 

Dầu đậu nành có thể chuyển thành nhiên liệu diesel sinh học với một quá trình được gọi là “transesterification”. Loại nhiên liệu thân thiện với môi trường này đã được chứng minh là chất đốt cháy sạch hơn các loại nhiên liệu truyền thống từ dầu mỏ.

Đậu nành và giấy báo được kết hợp để sản xuất vật liệu xây dựng tái tạo được gọi là vật liệu tổng hợp sinh học.

Các sản phẩm từ đậu nành được sử dụng trong sản xuất thảm, trải đồ nội thất và bọc oto.

>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng vàng của đậu đỏ đối với cơ thể

2.2. Đậu nành có mấy loại?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của quá trình biến đổi gen, đậu nành có nhiều màu khác nhau, chẳng hạn như:

2.2.1. Đậu nành xanh

Đậu nành xanh có hương vị thơm ngon hơn so với đậu nành truyền thống
Đậu nành xanh có hương vị thơm ngon hơn so với đậu nành truyền thống

Đây là loại đậu được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản. N là đậu nành nguyên trái hay là đậu nành non, đôi khi được gọi là đậu nành loại thực vật.

Chúng có màu xanh lá cây và thường được bán khi vẫn còn vỏ. Loại đậu này được dùng trong các món súp, hầm, salad hoặc các món ăn nhẹ.

Món đậu này được nhiều người ưa chuộng bởi nó có vị thơm ngon và hàm lượng vitamin, khoáng chất nhiều hơn so với loại đậu thông thường.

2.2.2. Đậu nành vàng

Loại đậu này thường được sử dụng để làm sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu nành để làm bánh.

Đây là loại thông dụng nhất và bạn có thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng nào. 

2.2.3. Đậu nành đen

Trong một số nền văn hóa ẩm thực châu Á sử dụng đậu nành đen được ủ hoặc lên men trong các món ăn truyền thống.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Đậu nành có thành phần chủ yếu là protein nhưng nó cũng chứa một lượng carbohydrate và chất béo tốt.

Đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể
Đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể

Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong trong 100g đậu nành bao gồm:

  • Năng lượng: 1866 kJ (446 kcal)
  • Carbohydrate: 30,16 gam
  • Đường: 7,33 gam
  • Chất xơ: 9,3 gam
  • Chất béo: 19,94 g (chất béo không bão hòa 2,884 gam; chất béo không bão hòa đơn 4,404 gam và chất béo không bão hòa đa 11,255 gam).
  • Protein: 36,45 gam
  • Các vitamin: vitamin A 1,0 mcg, vitamin B6 0,377 mg; vitamin C 6,0 mg và vitamin K 47,0 mcg.
  • Các chất khoáng: canxi 277,0 mg; sắt 15,70 mg; magie 280 mg; phospho 704 mg; kali 1797 mg; natri 2,0 mg và kẽm 4,89 mg.

3. Tác dụng không mong muốn của đậu nành

Mặc dù đậu nành có một số lợi ích sức khỏe nhưng nó có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, chẳng hạn như:

3.1. Ức chế chức năng tuyến giáp

Đậu nành có thể ức chế chức năng tuyền giáp ở một số người bệnh
Đậu nành có thể ức chế chức năng tuyền giáp ở một số người bệnh

Ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành có thể ức chế chức năng tuyến giáp ở một số người và gây ra chứng suy giáp và dẫn đến bệnh bướu cổ.

Một nghiên cứu ở 37 người trưởng thành Nhật Bản cho thấy ăn 30 gam đậu nành mỗi ngày trong 3 tháng gây ra các triệu chứng liên quan quan đến chức năng tuyến giáp bị ức chế.

Một nghiên cứu khác ở người lớn bị suy giáp nhẹ  cho thấy uống 16 mg isoflavone mỗi ngày trong 2 tháng đã ức chế chức năng tuyến giáp ở 10% số người tham gia.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu ở người lớn khỏe mạnh không tìm thấy bất kỳ mối liên quan đáng kể nào giữa việc tiêu thụ đậu nành và những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

Tóm lại, tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành hoặc các chất bổ sung isoflavone có thể dẫn đến suy giáp ở những người nhạy cảm, đặc biệt là những người có tuyến giáp hoạt động kém.

3.2. Đầy hơi và tiêu chảy

Giống như hầu hết các loại đậu khác, đậu nành chứa chất xơ không hòa tan có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe người sử dụng nhưng nó có thể gây cảm giác khó chịu.

3.3. Dị ứng 

Dị ứng xảy ra ở người có cơ địa dễ bị dị ứng
Dị ứng xảy ra ở người có cơ địa dễ bị dị ứng

Dị ứng đậu nành là do sự kích hoạt bởi các protein đậu nành - glycinin và conglycinin - được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm từ đậu nành.

4. Một số chú ý khi dùng đậu nành mà bạn nên biết

Để sử dụng đậu nành mang đến nhiều lợi ích tốt nhất cũng như tránh được tác dụng bất lợi đối với cơ thể, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn đậu nành?

Những người bị suy tuyến giáp nếu ăn đậu nành sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Chúng ta biết rằng iot cần thiết nhưng cơ thể không sản xuất tự nhiên được và ăn nhiều đậu có thể làm giảm sự hấp thu iot, dẫn tới tình trạng suy giáp.

Trẻ em cũng không nên ăn đậu nành. Một nghiên cứu năm 2016 với sự tham gia của 400 người đã phát hiện ra trẻ em ăn đậu nành có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao gấp 2,5 lần so với trẻ không tiêu thụ sản phẩm từ đậu nành gây viêm trong động mạch và hạch bạch huyết.

4.2. Thực phẩm kỵ đậu nành bạn nên tránh

Kết hợp đậu nành với trứng là giảm tác dụng của hai loại thực phẩm này
Kết hợp đậu nành với trứng là giảm tác dụng của hai loại thực phẩm này

Một số thực phẩm dưới đây không nên kết hợp với đậu nành như sau:

  • Trứng: Một số người thường nghĩ rằng uống sữa đậu nành với trứng gà có thể tăng thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi kết hợp lòng trắng trứng có men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo kết tủa làm cơ thể khó chịu và làm mất chất dinh dưỡng của trứng.
  • Đường đỏ: Trong đường đỏ có chứa các acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic,... khi kết hợp với protein trong đậu có thể tạo ra các chất biến tính và làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Rau bina: Nhiều người thường ăn kèm đậu nành với rau bina, tuy nhiên đây là sự kết hợp có thể tạo ra chất kết tủa không tan trong dạ dày do rau bina có chứa nhiều acid oxalic và đậu nành có hàm lượng canxi cao tạo ra chất kết tủa canxi oxalate.

4.4. Cách dùng đậu nành đúng cách

Để đậu giữ được hương vị thơm ngon và chất dinh dưỡng, bạn nên cho chúng vào túi nilon kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Khi dùng đậu nành khô tốt nhất bạn nên ngâm với nước trước khi nấu để dễ tiêu hóa hơn. Nếu sử dụng đậu đóng hộp, hãy tìm mua những loại không chứa thêm muối hoặc các chất phụ gia. Sau khi nấu chín, đậu nành có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 ngày.

5. Món ngon từ đậu nành

Đậu nành được sử dụng nhiều trong các món ăn thường ngày như sữa đậu nành, bánh đậu nành,... Cùng Cao gắm tìm hiểu một số công thức món ăn ngon từ đậu nành như sau:

5.1. Canh giá đỗ đậu nành

Đây là món ăn chay quen thuộc đối với nhiều người. Món canh giá đỗ này rất thích hợp ăn trong những ngày nắng nóng bởi nó có tính giải nhiệt cao.

Canh giá đỗ đậu nành
Canh giá đỗ đậu nành

Nguyên liệu gồm có giá đỗ, đậu nành, cà chua, hành tím, hành lá và gia vị.

Cách bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên, ngâm giá đỗ với nước muối trong khoảng 5 phút và để ráo nước. Cà chua bổ múi cau.
  • Bước 2: Hành tím thái mỏng rồi cho vào chảo dầu phi thơm. Tiếp tục cho cà chua vào đảo cùng hành và nêm nếm gia vị,
  • Bước 3: Cho nước đậu nành vào đun sôi, nêm vừa miệng và thêm giá đỗ vào thì tắt bếp. Khi múc ra bát thì thêm một ít hành lá lên trên là được.

5.2. Sữa đậu nành

Sữa đậu lành thơm ngon và bổ dưỡng
Sữa đậu lành thơm ngon và bổ dưỡng

Nguyên liệu: 500 gam đậu nành, 1 nắm lá dứa nhỏ, 400 gam đường và một chút muối.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch đậu rồi cho ngâm trong một nồi nước ngập khoảng 4 - 5cm. Khuấy nhẹ để rửa sạch, sau đó đổ nước đi và thêm nước mới vào. Tiếp tục ngâm đậu trong khoảng 6 giờ đến khi hạt đậu nở to, mẩy thì đãi sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Lá dứa rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ. Cho đậu và lá dứa vào máy xay sinh tố, đổ khoảng 700ml nước. Xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó rây hỗn hợp để lấy phần nước. Tráng cối xay qua nước cho sạch.
  • Bước 3: Giữ lại phần cái, cho lại vào cối xay với 700ml nước vừa thu được. Tiếp tục xay nhuyễn và rây.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp nước đậu vào nồi, đun sôi trên lửa lớn rồi để liu diu. Khi sữa đã nóng và bắt đầu có váng trên mặt thì thêm một chút muối vào, thêm đường vào cho vừa khẩu vị, khuấy tan đường là có thể thưởng thức.

6. Mọi người thường hỏi về đậu nành

Dưới đây là một số câu hỏi mọi người thường thắc mắc về đậu nành:

Bệnh gout ăn được đậu nành không?

Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được đậu nành
Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được đậu nành

Câu trả lời là có. Theo một nghiên cứu mới nhất của Đại học Quốc gia Singapore cho thấy người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được các sản phẩm từ đậu nành. 

Bệnh gout khởi phát do sự tích tụ quá nhiều acid uric trong máu. Ăn những thực phẩm có chứa protein cao sẽ làm tăng nồng độ acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout.

Tuy nhiên, theo giáo sư Koh Woon-Puay (trường Y khoa Duke-NUS, Singapore) đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, Đài Loan cho thấy đậu nành không liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh gout và không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Ăn đậu nành luộc có tốt không?

Đậu nành luộc là nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa vừa bổ sung ít calo, không chứa cholesterol và gluten tự nhiên. 

Nhiều người thường tách vỏ, lấy phần hạt đậu để thêm vào các món xào, súp hoặc salad.

Ăn đậu nành nhiều có bị vô sinh không?

Nhiều người lo lắng vì đậu nành có thể ảnh hưởng đến hormone testosterone ở nam giới. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì loại đậu này không ảnh hưởng đến tinh trùng nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Một số nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng hàm lượng isoflavones trong sữa đậu nành có vai trò quan trọng trong điều trị tinh trùng ít ở nam giới, từ đó, hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về đậu nành cũng như tác dụng của nó đối với cơ thể, đặc biệt người bệnh gout. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích đối với bạn và những người xung quanh.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh gout, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận