Tác dụng tuyệt vời của dầu oliu đối với sức khỏe

Dầu oliu có tác dụng gì? Dầu oliu dùng để làm gì? Dầu oliu có thể dùng hàng ngày không? Dùng dầu hết hạn có được không?... Và hàng câu hỏi khác có liên quan đến dầu oliu. Cùng Cao gắm giải đáp các thắc mắc này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe
Tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe

1. Dầu oliu có tác dụng gì?

Từ lâu, dầu oliu được biết đến là một thực phẩm được rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời. Cùng Cao gắm tìm hiểu tác dụng của dầu oliu nhé.

1.1. Công dụng của dầu oliu với bệnh gout và viêm khớp

Người bệnh gout có ăn được dầu oliu không? Dầu oliu có tốt cho người bệnh viêm khớp không? Chắc hẳn đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi sử dụng dầu oliu.

Người bệnh gout có thể sử dụng dầu oliu cho chế độ ăn hàng ngày
Người bệnh gout có thể sử dụng dầu oliu cho chế độ ăn hàng ngày

Người bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng dầu oliu bởi thực phẩm này chứa hàm lượng lớn các chất chống viêm.

Theo một nghiên cứu của Đại học Bang Londrina cho thất những cải thiện có ý nghĩa thống kê ở những người tham gia bị bệnh đau khớp và cứng khớp buổi sáng sau 24 tuần sử dụng kết hợp dầu oliu và dầu cá.

Do đó, bạn có thể bổ sung dầu oliu vào chế độ ăn cho người bệnh gout và viêm khớp.

1.2. Chữa sỏi mật bằng dầu oliu

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sử dụng một lượng vừa phải lượng dầu này (khoảng 2 thìa canh mỗi ngày) thực sự có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật.

Một thành phần trong thực phẩm này có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và túi mật cũng như muối Epsom là những thành phần phổ biến trong túi mật được cho là nhằm loại bỏ sỏi mật.

1.3. Ngăn ngừa ung thư vú

Nghiên cứu cho thấy rằng dầu oliu bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư vú. Điều này là do loại dầu này làm giảm hoạt động của p21Ras, một gen gây ung thư, ngăn ngừa tổn thương DNA, khuyến khích sự tiêu hủy của tế bào khối u và gây ra những thay đổi trong đường truyền tín hiệu protein.

1.4. Giảm táo bón

Dầu oliu giúp giảm táo bón
Dầu oliu giúp giảm táo bón

Thực phẩm này có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa táo bón. Nó có lợi cho đường tiêu hóa và đại tràng. 

Độ đặc và kết cấu của loại dầu này giúp kích thích hệ tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển trơn tru qua đường ruột. Do đó, sử dụng loại dầu này thường xuyên có thể ngăn ngừa hoàn toàn chứng táo bón.

1.5. Hỗ trợ giảm cân

Một số người lầm tưởng rằng tiêu thụ dầu oliu có thể dẫn đến tăng cân, tuy nhiên điều đó hoàn toàn ngược lại.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng bao gồm sử dụng dầu oliu đem lại kết quả tốt về trọng lượng cơ thể. Hầu hết chế độ ăn kiêng có thực phẩm này đều có thể duy trì cân nặng hoặc dẫn đến giảm cân.

1.6. Tốt cho sức khỏe của gan

Một đánh giá được thực hiện vào năm 2018 được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy các phần tử trong dầu oliu nguyên chất có thể giúp ngăn ngừa hoặc sửa chữa tổn thương gan.

Điều này là do thực phẩm này chủ yếu chứa acid oleic và các hợp chất phenolic của nó.

1.7. Tác dụng đối với tim mạch

Dầu oliu tốt cho tim mạch
Dầu oliu tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nó có thể ngăn ngừa bệnh tim. Tác dụng đối với tim mạch của dầu oliu thông qua nhiều cơ chế như sau:

  • Giảm viêm: Ngăn ngừa yếu tố chính gây ra bệnh tim.
  • Giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL (xấu).
  • Cải thiện sức khỏe của mạch máu: Ngăn ngừa chứng đông máu dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.
  • Giảm huyết áp.

1.8. Giúp chữa bệnh Alzheimer

Oleocanthal là một loại hợp chất phenolic tự nhiên được tìm thấy trong dầu ô liu nguyên chất. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng oleocanthal giúp đưa các protein bất thường của bệnh Alzheimer ra khỏi não.

Oleocanthal có thể giúp giảm sự tích tụ của beta-amyloid, được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer.

1.9. Giữ cho tóc khỏe mạnh

Dầu oliu cùng với một số thành phần khác có thể giúp giữ tóc khỏe mạnh. Dầu rất giàu vitamin E giúp chồng lại các vấn đề về rụng tóc.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một chất dưỡng da, làm sạch mụn, thay thế cho kem cạo râu, đánh bóng đồ đạc,...

2. Những điều bạn nên biết

Với những lợi ích tuyệt vời của dầu oliu kể trên, hãy cùng Cao gắm tìm hiểu sâu hơn về thực phẩm này nhé.

2.1. Dầu oliu là gì?

Hình ảnh quả oliu
Hình ảnh quả oliu

Dầu oliu (Olive oil) là một chất béo lỏng được chiết xuất từ quả ô liu (quả của Olea europaea và thuộc họ Oleaceae), một loại cây truyền thống được trồng ở lưu vực Địa Trung Hải. 

Dầu thu được bằng cách ép toàn bộ ô liu. Quả của ô liu là một quả nhỏ dài khoảng 1,0 đến 2,5cm, thịt mỏng hơn và nhỏ hơn ở cây hoang dã so với quả được trồng trong vườn.

Chúng được thu hoạch trong giai đoạn màu xanh lá cây đến màu tím. Thành phần của dầu ô liu thay đổi theo giống cây trồng, thời điểm thu hoạch, độ cao và quy trình khai thác.

Có nhiều loại oliu , mỗi loại có một hương vị, kết cấu và thời hạn sử dụng cụ thể làm cho chúng ít nhiều phù hợp cho các ứng dụng khác nhau. Các loại dầu ô liu bao gồm ba loại chính - tinh chế, nguyên chất và siêu nguyên chất. Loại nguyên chất.

Xem thêm: Những thông tin mới nhất về quả lựu mà bạn nên biết

Vậy, dầu oliu có phải dầu ăn không?

Do dầu oliu có chứa các thành phần chất béo tượng tự như dầu ăn nên bạn có thể kết hợp loại dầu này trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nó thường không dùng để chiên xào bởi nó có điểm khói thấp hơn so với các dầu thực vật khác. 

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong dầu oliu

Thành phần dinh dưỡng của quả oliu
Thành phần dinh dưỡng của quả oliu

Dầu oliu chứa một lượng lớn các thành phần hoạt chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của 100 ml dầu bao gồm:

  • Năng lượng 884 calo
  • Chất béo bão hòa: acid palmitic 13% và acid stearic 1,5%.
  • Chất béo không bão hòa (>85%): Không bão hòa hòa đơn (acid oleic 70% và acid palmitic 0,3 - 3,5%) và không bão hòa đa (acid linoleic 15% và acid alpha-linolenic 0,5%).
  • Các vitamin bao gồm vitamin E và vitamin K.
  • Polyphenol, tocopherol, phytosterol, squalene, axit terpenic và một số chất chống oxy hóa khác.

3. Tác hại của dầu oliu

Dầu oliu có thể gây một số tác hại đối với cơ thể
Dầu oliu có thể gây một số tác hại đối với cơ thể

Tác dụng phụ của dầu oliu bao gồm mụn trứng cá (nếu sử dụng quá mức), dị ứng dầu oliu cấp tính ở những người nhạy cảm với nó, phát ban trên da, phá vỡ khả năng giữ ẩm tự nhiên của da trong trường hợp da khô, mụn đầu đen, viêm, sỏi túi mật.

Ngoài ta, thường xuyên tiêu thụ loại dầu này chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, béo phì, đau tim, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột kết.

Nó cũng có thể dẫn đến các vấn để sức khỏe như hạ đường huyết, đổ mồ hôi, run rẩy, suy nhược,... thậm chí gây chóng mặt, choáng váng, đột quỵ và suy thận.

4. Chú ý khi dùng dầu oliu mà bạn nên biết

Lưu ý khi ăn dầu oliu
Lưu ý khi ăn dầu oliu

Để hạn chế những tác hại kể trên và phát huy những tác dụng có lợi đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Dầu nên được bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu, ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.
  • Sử dụng dầu oliu ở dạng tốt nhất là dạng tinh khiết tuyệt đối.
  • Không nên để dầu cạnh bếp lò vì nhiệt có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nó.
  • Không nên sử dụng quá nhiều trong một ngày. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên sử dụng 1 thìa dầu cho một ngày là vừa đủ.
  • Không để dầu trong tủ lạnh vì ở nhiệt độ thấp dầu sẽ dễ vón cục và khi chế biến tốn thời gian hơn đồng thời chất lượng dầu cũng giảm đi.
  • Không nên mua quá nhiều dầu cùng một lúc vì thời gian bảo quản của loại dầu này rất ngắn nên dễ bị hỏng.

5. Món ăn ngon với dầu oliu

Sử dụng dầu oliu đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Cùng Cao gắm tìm hiểu một số món ăn sử dụng dầu oliu nhé.

5.1. Salad trộn

Món salad sẽ ngon hơn và đảm bảo được hương vị thanh mát của rau củ nếu sử dụng dầu oliu trong hỗn hợp nước sốt.

Salad trộn dầu oliu
Salad trộn dầu oliu

Nguyên liệu: 1 cây rau xà lách, 1 quả cà chua, ½ quả bơ, 2 quả trứng luộc, hành tím, nước lọc, muối, đường, nước cốt chanh và dầu oliu.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Làm hỗn hợp nước sốt bằng cách cho 150ml nước, thêm muối, đường, hành tím, nước cốt chanh và dầu oliu vào cho cho đủ vị chua-mặn-ngọt theo khẩu vị của bạn.
  • Bước 2: Cho trứng vào luộc 8 phút rồi bóc vỏ và cắt miếng nhỏ.
  • Bước 6: Rau xà lách ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi rửa sạch và để ráo.
  • Bước 3: Cắt rau xà lách, cà chua và bơ thành miếng vừa ăn, xếp trứng gà lên trên và chan nước sốt đã chế biến ở trên vào là có thể thưởng thức.

5.2. Cá ngừ áp chảo

Cá ngừ áp chảo cùng sốt dầu oliu
Cá ngừ áp chảo cùng sốt dầu oliu

Nguyên liệu: 2 lát cá ngừ, 200 gam bông cải xanh, cà rốt, 2 thìa rượu nấu ăn, đường nâu, dầu oliu và tỏi băm.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch bông cải xanh, cà rốt. Sau đó đem luộc chín rau củ.
  • Bước 2: Cho rượu nấu ăn, đường nâu, dầu oliu và tỏi băm vào khuấy tan. Dùng hỗn hợp này ướp lên thịt cá trong 15 phút.
  • Bước 3: Cho cá vào áp chảo chín mỗi mặt từ 3 - 5 phút tùy theo bạn thích tái hay chín. Trong quá trình nấu, cho hết nước sốt lên trên và nấu đến khi nước sốt rút hết là được.

Trên đây là những thông tin về dầu oliu mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù nó rất tốt đối với sức khỏe bao gồm người bệnh gout nhưng bạn cũng đặc biệt chú ý khi thực hiện thực phẩm này.

Đối với những người bệnh như bệnh gout nên kết hợp sử dụng kết hợp với các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Cao Gắm có thể giúp người bệnh cải thiện được cơn đau của bệnh.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có câu hỏi liên quan đến tình trạng này, hãy liên hệ theo hotline để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp.
  • Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận