Purin được cho là một trong số các nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric máu dẫn tới bệnh gout. Vì vậy, việc nằm lòng hàm lượng purin trong thực phẩm sẽ giúp người bệnh gout có chế độ ăn khoa học, đảm bảo axit uric ở ngưỡng an toàn để đẩy lùi căn bệnh này.

1. Purin là gì? Ảnh hưởng như thế nào tới bệnh Gout?
Purin là hợp chất được tìm thấy nhiều trong các tế bào cơ thể và hầu như tất cả các loại thực phẩm. Ở người, purin chuyển hóa thành axit uric, tham gia vào quá trình chuyển hóa, đóng vai trò là chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Khi rối loạn chuyển hóa purin xảy ra, làm tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn tới tình trạng ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp gây nên bệnh gout. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Người bệnh gout có thể phải đối mặt với những cơn đau gout cấp dữ dội, thậm chí không thể đi lại được vì lỡ ăn quá nhiều thực phẩm có purin cao như hải sản, thịt đỏ. nội tạng động vật, rượu bia,... Cùng với đó là tình trạng bệnh gout tiến triển nặng lên. Với những người kiêng khem hợp lý lại kiểm soát được căn bệnh này.
2. Phân loại nhóm thực phẩm theo hàm lượng purin
Hàm lượng purin trong thực phẩm sẽ khác nhau tùy từng loại thực phẩm. Các nhóm thực phẩm được chia thành 3 nhóm dựa vào hàm lượng purin từ thấp tới cao.
Nhóm A
Nhóm A gồm những thực phẩm có hàm lượng purin thấp, khoảng 0 - 5-mg/100g thực phẩm, cụ thể:
- Trái cây, rau củ: Tất cả các loại trái cây và rau củ trừ những loại ở nhóm B
- Các thực phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua, kem,...
- Các loại ngũ cốc: Tất cả các loại ngũ cốc trừ những loại trong nhóm B
- Các loại mứt, kẹo

- Các thực phẩm giàu chất béo như bơ, mỡ lợn, hầu hết các loại dầu ăn
- Đồ uống: Cafe, trà, nước giải khát chứa caffeine
Nhóm B
Nhóm này là các thực phẩm với hàm lượng purin khoảng 50 - 150mg/100 thực phẩm, bao gồm:
- Thịt gia cầm: Vịt, ngan, gà, ngỗng,...
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt xông khói,...
- Cá và các loại hải sản có vỏ: Các loại cá trừ những loại thuộc nhóm C, tôm, cua, hàu,...
- Các loại ngũ cốc nguyên cám: Bột yến mạch, gạo nâu,...
- Các loại đậu và sản phẩm chế biến từ đậu: đậu nành, đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan, đậu phụ,...
- Một số loại rau: cải xoăn, bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt, nấm,...
Nhóm C
Nhóm C bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao khoảng 150 - 1000 mg/100g thực phẩm, cụ thể:
- Các động vật nuôi hoặc tự nhiên: Chim cút, gà lôi, thịt thú rừng, thỏ,...
- Nội tạng động vật và các thực phẩm từ nội tạng động vật như pate, xúc xích,...
- Các thực phẩm từ thịt lên men: Nem chua,...
- Các loại trứng cá: Trứng cá hồi, trứng cá tuyết,...
- Sò điệp, các loại tôm như tôm hùm, tôm càng, các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi,...
3. Hàm lượng purin trong thực phẩm cụ thể
Việc nắm rõ hàm lượng purin trong các loại thực phẩm là một điều tuyệt vời đối với người bệnh gout. Bởi dựa vào đó, họ có thể xây dựng chế độ ăn khoa học và lành mạnh nhất. Hãy cùng ghi nhớ danh sách các thực phẩm dưới đây nhé!
Thực phẩm có hàm lượng purin cao

STT | Thực phẩm | Tổng số purin tính bằng mg axit uric/ 100g thực phẩm | Cao nhất | Thấp nhất | Tỷ trọng năng lượng mg/MJ |
1 | Cá, cá mòi | 480 | 399 | 560 | 519,5 |
2 | Gan bê | 460 | 837,5 | ||
3 | Cây nấm | 488 | 932,8 | ||
4 | Thịt bê | 1260 | 3012,9 | ||
5 | Gan bò | 554 | 1013,3 | ||
6 | Lá lách bò | 444 | 1052,6 | ||
7 | Tim lợn | 530 | 1382 | ||
8 | Gan lợn | 515 | 937,9 | ||
9 | Phổi lợn | 434 | 911,2 | ||
10 | Lá lách lợn | 516 | 1208,2 | ||
11 | Lá lách cừu | 773 | 1702,6 | ||
12 | Cá trích | 804 | 795,6 | ||
13 | Ca cao, socola | 2300 | 2071,3 | ||
14 | Nấm men bánh mì | 680 | 2071,3 | ||
15 | Nấm men bia | 1810 | 1866,6 |
Thực phẩm có hàm lượng purin trung bình
Dưới đây là danh sách 20 loại thực phẩm có hàm lượng purin trung bình thường được sử dụng nhiều
STT | Thực phẩm | Tổng số purin tính bằng mg axit uric/ 100g thực phẩm | Cao nhất | Thấp nhất | Tỷ trọng năng lượng mg/MJ |
1 | Đậu trắng khô | 128 | 127,1 | ||
2 | Hạt đậu nành khô | 190 | 139,1 | ||
3 | Thịt hộp | 120 | 192 | ||
4 | Đậu đen, đậu xanh khô | 222 | 194,3 | ||
5 | Thịt bò nướng, thịt thăn bò | 110 | 120 | 110 | 201,4 |
6 | Thịt ba chỉ bò | 133 | 292,1 | ||
7 | Thịt ức gà có da | 175 | 288,4 | ||
8 | Gà luộc | 159 | 149,2 | ||
9 | Thịt vịt | 138 | 146,2 | ||
10 | Cá cơm | 239 | 560 | ||
11 | Cá trích | 210 | 216,9 | ||
12 | Cá thu | 145 | 95 | 194 | 191,2 |
13 | Cá rô đại dương | 241 | 544,1 | ||
14 | Cá hồi | 170 | 110 | 250 | 202 |
15 | Cá ngừ | 257 | 273,7 | ||
16 | Thịt ngỗng | 165 | 116,7 | ||
17 | Nho khô | 107 | 86,4 | ||
18 | Đậu lăng | 127 | 114,45 | 164,85 | 93,8 |
19 | Tôm | 118 | 60 | 175 | 346,4 |
20 | Sườn lợn | 145 | 140 | 150 | 260 |
Thực phẩm có hàm lượng purin thấp

20 thực phẩm có hàm lượng purin thấp thường được sử dụng hàng ngày:
STT | Thực phẩm | Tổng số purin tính bằng mg axit uric/ 100g thực phẩm | Cao nhất | Thấp nhất | Tỷ trọng năng lượng mg/MJ |
1 | Hạnh nhân ngọt | 37 | 15,7 | ||
2 | Quả táo | 14 | 60,1 | ||
3 | Quả mơ | 73 | 71,6 | ||
4 | Bắp cải | 78 | 834,6 | ||
5 | Măng tây | 23 | 19,71 | 29,57 | 310,9 |
6 | Quả bơ | 19 | 20,9 | ||
7 | Quả chuối | 57 | 152,4 | ||
8 | Giá đỗ | 80 | 378,3 | ||
9 | Bia, rượu | 8,1 | 75,4 | ||
10 | Bông cải xanh | 81 | 691,6 | ||
11 | Cà rốt | 17 | 14 | 25 | 155,9 |
12 | Pho mát | 7,1 | 5 | ||
13 | Quả cherry | 17 | 75,5 | ||
14 | Ngô | 52 | 140,9 | ||
15 | Cá, tôm càng xanh | 60 | 220,3 | ||
16 | Cải xoong | 28 | 200,8 | ||
17 | Dưa chuột | 7,3 | 141,7 | ||
18 | Quả sung | 64 | 60,4 | ||
19 | Quả kiwi | 19 | 88,5 | ||
20 | Rau diếp | 13 | 9,75 | 29,25 | 274,4 |
4. Nguyên tắc xây dựng thực đơn đảm bảo hàm lượng purin
Với bệnh nhân bệnh gout nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp và hạn chế những thực phẩm có hàm lượng purin từ trung bình trở lên. Vì thế, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout nên tuân theo một số nguyên tắc:
- Không ăn hoặc hạn chế nội tạng động vật
- Không sử dụng rượu bia và các loại đồ uống chứa caffein
- Hạn chế các loại cá, hải sản, thịt gia cầm, thịt đỏ
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh và các loại quả ngọt
- Uống nhiều nước hàng ngày

- Đảm bảo tỷ lệ khẩu phần ăn: Năng lượng 30Kcal/kg, đạm 0,8 - 1g/kg, chất béo 20%/tổng năng lượng
- Với người bị thừa cân, béo phì nên giảm cân từ từ
5. Gợi ý thực đơn có hàm lượng purin phù hợp
Dưới đây là gợi ý thực đơn với hàm lượng purin phù hợp, người bệnh gout có thể áp dụng vào chế độ ăn:
Bữa ăn | Món ăn |
Bữa sáng | 1 tô mì trong đó có 60g mì và 40g thịt bò + 1 quả chuối |
Bữa trưa | 2 chén cơm + 30g thịt heo + 200g bắp cải xào + 200g dưa hấu |
Bữa chiều | 1 ly sữa đậu nành ít đường |
Bữa tối | 2 chén cơm + 100g cá kho + 300g bí nấu canh với 10g tôm + 150g cam |
Trên đây là hàm lượng purin trong thực phẩm mà người bệnh gout nên biết để xây dựng chế độ ăn sao cho hợp lý và giúp bệnh không diễn tiến nghiêm trọng. Nếu bạn đang bị gout “hành hạ” và gặp nhiều khó khăn với nó, liên hệ ngay hotline 0768 299 399 để nhận tư vấn từ chuyên gia.
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!