Hạt tophi - Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Hạt tophi là một trong những nỗi sợ của người mắc bệnh gout. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh đã chuyển sang giai đoạn bệnh gout mạn tính  và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Hạt tophi là gì?
Hạt tophi là gì?

1. Tìm hiểu về hạt tophi

Bạn thường nghe về hạt tophi gout nhưng chưa biết rõ về nó. Hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.

1.1. Hạt tophi là gì?

Hạt tophi là tình trạng nổi cục cứng dưới da với chất bột màu trắng. Hạt tophi khi xuất hiện có kích thước rất nhỏ nhưng sẽ không ngừng phát triển thành những cục tophi màu trắng, cứng và không di động được.

Tình trạng này thường gặp ở người có nồng độ acid uric máu cao và có tiền sử xuất hiện các cơn đau gout. Nếu không được điều trị, bệnh gout có thể trở thành một tình trạng mạn tình và làm tăng nguy cơ phát triển các hạt tophi, tổn thương khớp.

1.2. Các vị trí thường gặp hạt tophi

Các tinh thể mononatri urat thường được hình thành ở những bộ phận có nhiệt độ tương đối thấp trong cơ thể. Đó cũng chính là lý do vì sao dấu hiệu của bệnh gout cấp xuất hiện ở vị trí ngón chân cái.

Các vị trí hạt tophi xuất hiện
Các vị trí hạt tophi xuất hiện

Thông thường, các nốt tophi được hình thành tại khớp của các bộ phận sau đây:

  • Ngón chân cái
  • Bàn chân
  • Cổ tay
  • Bàn tay
  • Ngón tay
  • Mắt cá chân
  • Vành tai

Các loại mô mà acid uric thường tích tụ để hình thành hạt tophi bao gồm gân kết nối các khớp với cơ, sun xung quanh khớp, màng hoạt dịch lót sụn khớp, phần đệm giữa xương và các mô mềm khác và bất kỳ mô mềm nào trong khớp chẳng hạn như mỡ hoặc dây chằng.

Nó cũng có thể được hình thành trong mô liên kết không có trong khớp như phần lòng trắng của mắt hoặc van tim, chẳng hạn động mạch chủ nhưng rất hiếm xảy ra.

1.3. Đặc điểm hạt tophi

Đặc điểm hạt tophi
Đặc điểm hạt tophi 

Tình trạng nổi u nhỏ dưới da được mô tả với những đặc điểm như sau:

  • Thường gặp khi bệnh chuyển giai đoạn mạn tính.
  • Kích thước tăng dần nếu không được điều trị đúng cách.
  • Rắn hoặc mềm tùy thuộc vào hàm lượng acid uric và thời gian lắng đọng tại ổ khớp.
  • Hạt có màu trắng, khi sờ vào cảm thấy đau.
  • Khi vỡ, chảy ra chất dịch màu trắng đục như vôi hoặc sữa đậu nành kết tủa. Xét nghiệm dịch thì phát hiện các tinh thể urat.
  • Vùng da xung quanh xuất hiện sưng tấy nóng đỏ.

2. Hạt tophi được hình thành như thế nào?

Hạt tophi xuất hiện sớm hay muộn tùy thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như lượng acid uric tăng nhanh trong cơ thể. Nó được hình thành từ sự kết hợp của ion urat mang điện tích âm với ion natri mang điện tích dương trong huyết tương.

Ở người khỏe mạnh, muối urat tồn tại dưới dạng muối hòa monosodium urat và được hòa tan trong huyết tương. Do đó, điều kiện để muối này kết tủa dưới dạng hình kim còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

2.1. Nồng độ muối urat tăng cao và kéo dài

Hạt tophi hình thành do nồng độ muối urat cao
Hạt tophi hình thành do nồng độ muối urat cao

Trong cơ thể con người, giới hạn hòa tan của muối urat khoảng 6,8 mg/dl hay 420 μmol/L ở nhiệt độ 37 độ C. Nếu nồng độ muối urat tăng vượt ngưỡng này trong thời gian dài sẽ nhanh bị kết tủa và tạo điều kiện cho hạt tophi hình thành.

2.2. Độ pH trong cơ thể giảm

Ngoài nồng độ muối urat tăng cao, độ PH của nước tiểu cũng ảnh hưởng đến khả năng kết tủa của loại muối này. Cụ thể:

  • pH = 5,0: Acid uric bão hòa với nồng độ từ 390 - 900 μmol/L
  • pH = 7,0: Acid uric bão hòa với nồng độ từ 9480 - 12000 μmol/L.

Do vậy, pH nước tiểu càng kiềm càng thuận lợi cho việc đào thải acid uric và ngược lại nước tiểu càng toan càng làm ức chế quá trình đào thải acid uric.

Đối với những người có độ pH kiềm có thể hòa tan được muối urat ở nồng độ cao mới gây ra muối urat kết tủa và gây hiện tượng đau cấp tính. Điều này có thể lý giải vì sao người bệnh có nồng độ acid uric máu quá ngưỡng cho phép nhưng vẫn không cảm thấy đau.

2.3. Nhiệt độ giảm

Nhiệt độ trong cơ thể càng thấp thì khả năng tạo điều kiện cho muối urat kết tủa càng cao. Điều này giải thích tại sao người bệnh thường đau về đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh.

Tại các vị trí của khớp xa vùng tim như ngón chân, ngón tay không được cung cấp đủ nhiệt nên dễ hình thành các hạt tophi trong cơ thể.

Sự hình thành hạt tophi là biến chứng bệnh gout cấp tính cũng như báo hiệu bệnh gout đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó, nhận biết được quá trình hình thành hạt tophi, người bệnh có thể ngăn ngừa được những yếu tố nguy có phát triển tình trạng này.

3. Tác hại của hạt tophi

Hạt tophi gây đau nhức
Hạt tophi gây đau nhức

Hạt tophi thường không tự gây đau nhưng sưng tấy có thể trở nên đau đơn, đặc biệt nếu nó xuất hiện tình trạng viêm. 

Khi không được điều trị, hạt tophi có thể phá vỡ mô khớp khiến các khớp trở nên đau đớn và khó khăn khi vận động.

Nó cũng có thể kéo căng da và khiến da căng tức khó chịu, đôi khi gây đau nhức. Khi hạt vỡ ra có thể gây hoại tử, biến dạng khớp, gây nhiễm trùng máu, lâu lành,... thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Hơn nữa, muối urat trong hạt tophi khi vỡ ra có thể hòa tan trở lại máu gây những cơn đau gout cấp tính.

Các triệu chứng phổ biến khác của cơn đau gout đi kèm với hạt tophi bao gồm:

  • Sưng, đau và ấm ở nơi nổi cục dưới da
  • Khó chịu khi sử dụng khớp bị ảnh hưởng 
  • Đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong vài giờ sau khi cơn đau gout bắt đầu
  • Hạn chế phạm vi chuyển động của khớp

Ngoài ra, nếu tình trạng này không được ngăn ngừa sớm có thể gây ra các bệnh mạn tính như sỏi thận, suy thận, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,...

4. Điều trị hạt tophi

Hạt tophi nhỏ thường không gây đau những khi nó trở nên lớn hơn hoặc vỡ thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý để xử lý đúng cách.

Điều trị hạt tophi đúng cách
Điều trị hạt tophi đúng cách

Đối với hạt tophi nhỏ

Người bệnh có thể dùng các loại thuốc uống để nhanh chóng đào thải muối urat ra khỏi cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống bằng cách bổ sung các thực phẩm thiết yếu có thể cải thiện tình trạng đau nhức.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng acid uric trong máu vì chúng có thể khiến hạt tophi phát triển to hơn và gây biến chứng nặng nề.

Đối với hạt tophi to

Khi hạt tophi quá to làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần cân nhắc việc cắt bỏ vì chúng có thể vỡ ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trong như đau đớn kéo dài, lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy,... và chi phí phẫu thuật cũng rất tốn kém, tốn thời gian nếu phẫu thuật tại nhiều vị trí khác nhau.

Do đó, người bệnh chỉ nên thực hiện phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đối với hạt tophi vỡ

Nếu cục tophi bị vỡ, người bệnh cần biết cách xử lý để tránh gây nhiễm trùng:

  • Bạn cần vệ sinh khu vuwjxc bị vỡ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch pha loãng.
  • Dùng oxy già để sát trùng vết thương.
  • Sử dụng băng, bông để băng kín vết thương để tránh gây nhiễm khuẩn.

Sau khi sơ cứu xong phần hạt tophi bị vỡ, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.

5. Phòng ngừa hạt tophi ở người bệnh gout

Tăng cường chất xơ tốt cho người bệnh gout
Tăng cường chất xơ tốt cho người bệnh gout

Đối với người bệnh gout, để ngăn ngừa hạt tophi hình thành và phát triển, người bệnh cần phải kiểm soát acid uric trong máu, từ đó ngăn ngừa cơn đau gout cấp và các biến chứng:

  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,...
  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt các bộ phận như ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay.
  • Tập luyện thể dục thể thao vừa sức.

Trên đây là những thông tin về hạt tophi mà người bệnh gout cần đặc biệt quan tâm. Để ngăn ngừa hạt tophi xuất hiện cũng như những cơn đau gout cấp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.7 (12 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận