Khoai lang: Món ăn dân dã mà bổ dưỡng

Khoai lang có tác dụng gì? Ăn khoai lang có tốt không? Ăn khoai lang có nóng không? Ăn khoai lang bao nhiêu là đủ? Ăn khoai lang buổi tối hay buổi sáng tốt hơn?... Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra , đây chính là thắc mắc của nhiều người khi sử dụng loại thực phẩm này. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Khoai lang có tác dụng gì?
Khoai lang có tác dụng gì?

1. 14 Tác dụng của khoai lang

Khoai lang là loại rau củ thơm ngon bổ dưỡng, không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Các nhà khoa học đã xác định rằng khoai lang có chứa các đặc tính chống viêm, chống tiểu đường,...

Sau đây là một số công dụng của khoai lang mà bạn có thể nhận thấy khi thêm nó vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.

1.1. Chống viêm

Đặc tính chống viêm của khoai lang
Đặc tính chống viêm của khoai lang

Khoai lang có hàm lượng choline cao, là một chất dinh dưỡng rất linh hoạt. Một trong những lợi ích chính của choline là nó làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể, dẫn đến ít viêm hơn.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ khoai lang có chứa anthocyanin được chứng minh là rất cần thiết trong việc giảm và ngăn ngừa chứng viêm, bao gồm bệnh gout.

Hơn nữa, nó còn chứa vitamin C, beta-caroten và magie giúp điều trị chứng viêm bên trong và bên ngoài cơ thể.

>> Có thể bạn quan tâm: Đậu bắp - Thực phẩm vàng đối với sức khỏe

1.2. Ngăn ngừa thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những hậu quả sức khỏe của việc thiếu vitamin A bao gồm giảm sức đề kháng đối với bệnh truyền nhiễm, khô mắt, tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai.

Khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin A cực kỳ quan trọng bởi chúng chứa hàm lượng beta-caroten cao. Beta-caroten sẽ được chuyển hóa thành vitamin A tại gan và mối phân tử beta-carotene sẽ tạo ra hai phân tử vitamin A.

1.3. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Khoai lang giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Khoai lang giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết thấp và một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể điều chỉnh hoạt động của insulin cũng như lượng đường trong máu ở những người bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết tương đối thấp có nghĩa là khoai lang giải phóng đường vào máu từ từ, không giống như các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Ngoài ra, chất xơ trong khoai lang cũng được cho là có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. 

Nó bảo chất xơ hòa tan có tác dụng giảm tiêu thụ thức ăn hoặc tăng lượng đường đột biến trong máu và chất xơ không hòa tan rất cần thiết trong việc thúc đẩy sự nhạy cảm với insulin, sau đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

1.4. Ngăn ngừa và kiểm soát ung thư

Khoai lang giúp ngăn ngừa ung thư
Khoai lang giúp ngăn ngừa ung thư

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoai lang tím đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại các bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư ruột kết nhờ hàm lượng anthocyanin cao trong loại rau này.

Một số nghiên cứu khác đã kết luận rằng chiết xuất từ khoai lang, bao gồm polyphenol có thể gây chết tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Sự hiện diện của các carotenoid như beta-carotene trong khoai lang có tác dụng đáng kể trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Beta-caroten cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.

1.5. Kiểm soát cân nặng

Khoai lang có chứa chất xơ hòa tan và có thể lên men giúp tăng cảm giác no. cung cấp cho cơ thể một cơ chế duy trì tự nhiên để điều chỉnh trọng lượng của cơ thể.

Một trong những chất xơ hòa tan chính trong loại rau này là pectin, giúp làm tăng hoạt động của hormon cảm giác no trong cơ thể, giảm lượng thức ăn và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

1.6. Tốt cho tiêu hóa

Không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, chất xơ còn được biết đến với tác dụng cải thiện sức khỏe của đường ruột cũng như tiêu hóa. Nó thúc đẩy quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn và ngăn ngừa táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

Ngoài ra, hàm lượng phytosterol cao có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa và rất tốt trong việc ngăn ngừa cũng như quản lý loét dạ dày tá tràng, bao gồm cả nguyên nhân do NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid).

1.7. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Khoai lang giúp giảm thiểu các bệnh lý tim mạch
Khoai lang giúp giảm thiểu các bệnh lý tim mạch

Quá trình oxy hóa trong cơ thể dẫn đến biến chứng xơ vữa động mạch, do đó có thể dẫn đến sự phát triển một số bệnh tim mạch.

Các hoạt chất trong khoai lang như polyphenol góp phần ngăn chặn quá trình oxy hóa và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng hàm lượng cao anthocyanin trong khoai lang tím có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

1.8. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Kết hợp khoai lang trong chế độ ăn giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch do có chứa chất chống oxy hóa hoạt động mạnh mẽ như beta-caroten, các vitamin và nhóm vitamin B cũng như các khoáng chất sắt, photpho.

1.9. Tốt cho mắt

Khoai lang chứa nhiều vitamin A rất cần thiết trong việc hình thành các sắc tố chịu trách nhiệm hấp thụ ánh sáng.

Ngoài ra, nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể cả vitamin C và E. Hai vitamin này có hiệu quả trong việc chống lại các gốc oxy hóa, nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở mắt.

1.10. Điều hòa huyết áp

Khả năng điều hòa huyết áp của khoai lang
Khả năng điều hòa huyết áp của khoai lang

Loại thực phẩm này giúp điều hòa huyết áp vì chồng giàu magie và kali, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và các bệnh về mạch vành.

1.11. Tăng cường khả năng sinh sản

Hàm lượng vitamin trong loại rau này làm nó trở thành loại rau lý tưởng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để tăng cường khả năng sinh sản.

Ngoài ra, sắt có trong khoai lang cũng là một chất khoáng quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản và giảm nguy cơ phụ nữ bị vô sinh do buồng trứng.

1.12. Cải thiện tóc và da

Khoai lang giúp cải thiện làn da
Khoai lang giúp cải thiện làn da

Khoai lang chứa hàm lượng cao vitamin A, C và E, tất cả chúng đều hữu ích trong việc thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh.

Những loại vitamin này rất hữu ích trong việc chữa lành làn da bị tổn thương do tiếp xúc với tia UV. Các vitamin cũng làm chậm quá trình lão hóa trên da, giúp bạn giữ được vẻ trẻ trung lâu hơn.

Ngoài ra, vitamin E còn đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc, duy trì sự chắc khỏe của tóc.

1.13. Đặc tính chống vi khuẩn

Chất xơ trong khoai lang đã được ghi nhận là có thể ức chế vi khuẩn trong thực phẩm như Salmonella typhi, E.coli và Klebsiella pneumoniae. Từ đó, nó giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra.

1.14. Giúp kiểm soát mức độ căng thẳng

Khoai lang chứa magie, một khoáng chất giúp giảm căng thẳng. Ngoài việc duy trì sức khỏe của động mạch, tim, máu và xương của bạn, magie cũng thúc đẩy sự thư giãn, bình tĩnh và cải thiện tâm trạng của bạn.

2. Những điều bạn nên biết về cây khoai lang

Chắc hẳn, khoai lang là một loại thực phẩm quá đỗi quen thuộc đối với nhiều người nhưng có những điều thú vị về loài thực thực phẩm này mà ít ai có thể biết đến. Hãy cùng Cao gắm tìm hiểu về loại rau này nhé.

2.1. Sự thật thú vị về khoai lang

  • Khoai lang và khoai tây đều là loại cây ăn củ nhưng chúng chỉ có quan hệ họ hàng xa với nhau. Trong khi khoai tây thuộc họ Cà giống với cà chua, ớt còn khoai lang thuộc họ Bìm bìm, có họ hàng gần với rau muống.
  • Khoai lang là thuộc top 6 trong nhóm lương thực chính trên thế giới và khoảng 90% cây trồng trên thế giới được trồng ở châu Á.
Sự thật thú vị về củ khoai lang
Sự thật thú vị về củ khoai lang
  • Cây khoai lang thuộc loại thân thảo, sống lâu năm. Thân cây thường dài, là chia thùy hoặc không phân thùy có hình dạng khác nhau. Hoa hình phễu, có màu hồng hoặc tím.
  • Bộ phận thường được sử dụng làm lương thực là phần rễ củ với hình dạng khác nhau từ hình bầu dục đến hình bầu dục thuôn dài hoặc nhọn.

2.2. Khoai lang gồm những loại nào?

Hiện nay, có hơn 400 loại khoai lang khác nhau trên khắp thế giới và tất cả chúng đều có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số loại khoai lang phổ biến ở Việt Nam hiện nay:

2.2.1. Khoai lang tím giàu anthocyanin

Khoai lang tím giàu anthocyanin
Khoai lang tím giàu anthocyanin

Loại này được ưa chuộng nhất bởi nó có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nó có vỏ và thịt đều màu tím. 

Trên thị trường có nhiều loại khoai lang tím khác nhau như khoai lang tím Nhật có giá bình dân từ 30.000 - 50.000 VNĐ/1kg hay khoai lang tím Úc có mức giá cao từ 300.000 - 370.000 VNĐ/1kg.

2.2.2. Khoai lang vàng - nữ hoàng carotenoid

Loại này có thịt khoai từ vàng nhạt đến màu cam. Màu càng đậm thì hàm lượng carotenoid trong khoai càng nhiều.

Nó có hàm lượng tinh bột thấp, lượng đường cao nên có vị ngọt. Khi nấu chín có vị thơm và khô bở hoặc mềm gần giống như khoai lang mật. Khoai lang vàng có giá dao động từ 20.000 - 40.000 VNĐ/1kg.

2.2.3. Khoai lang trắng chứa nhiều tinh bột

Do chứa nhiều tinh bột nên khoai lang trắng rất thích hợp cho những người đang có ý định muốn tăng cân. Loại này chứa ít đường nên không được ngọt vì thế giá của khoai lang trắng tương đối rẻ. 

Nó ít khi được dùng để chế biến món ăn vì không mang đến được hương vị đậm đà và thường được dùng làm nguyên liệu để nấu rượu hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm.

2.2.4. Khoai lang mật

Khoai lang mật thơm ngon
Khoai lang mật thơm ngon

Loại này giống với khoai lang vàng nhưng có một đặc điểm nổi bật khác là khi chế biến thì nó mềm nhũn chứ không khô và bở như khoai lang vàng. Tại Việt Nam, giá khoai lang mật dao động từ 25.000 - 35.000 VNĐ/1kg.

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang

Khoai lang là một nguồn giàu chất xơ cũng như chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. 

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang trong 100g khẩu phần ăn bao gồm:

  • Năng lượng: 119 kcal
  • Nước: 77%
  • Protein 0,8g
  • Lipid 0,2g
  • Đường 28,5g
  • Chất xơ 1,3g
  • Vitamin A, C, nhóm B,...
  • Khoáng chất: Kali, Mangan, Đồng, Niacin,...

3. Tác dụng không mong muốn của khoai lang

Ăn khoai lang mọc mầm có thể dẫn tới ngộ độc
Ăn khoai lang mọc mầm có thể dẫn tới ngộ độc

Nhìn chung, khoai lang là một thực phẩm tuyệt vời cho một chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây cho bạn những tác dụng không mong muốn khi sử dụng quá nhiều:

  • Da và móng tay có màu cam do hấp thụ một lượng lớn vitamin A.
  • Gây sỏi thận vì loại rau này có chứa oxalat, góp phần hình thành sỏi thận canxi-oxalat.
  • Thiếu vitamin B12. Mặc dù nó chứa nhiều loại vitamin nhưng trong đó lại không có vitamin B12 dẫn đến cơ thể bạn không sản xuất đủ tế bào hồng cầu và gây bệnh thiếu máu.
  • Thiếu vitamin D: Vitamin Da rất cần thiết vì nó hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ canxi để duy trì sự chắc khỏe của xương và răng.
  • Gây nóng ruột, ợ hơi, sinh hơi chướng bụng khi ăn quá nhiều, nhất là khi đói.
  • Có thể gây độc đối với những củ có vỏ xanh và đã có mầm.

4. Một số chú ý khi dùng khoai lang mà bạn nên biết

Để phát huy lợi ích của khoai lang đối với cơ thể cũng như tránh các bất lợi có thể xảy ra, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây.

4.1. Ai không nên ăn khoai lang?

Ăn khoai lang khi đói dễ gây ợ hơi
Ăn khoai lang khi đói dễ gây ợ hơi

Một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn khoai lang, cụ thể:

  • Người bị bệnh tim và đang dùng thuốc chẹn beta do các thuốc chẹn beta làm cho nồng độ kali tăng lên và việc tiêu thụ thêm khoai lang khiến cơ thể dư thừa lượng kali trong máu, có thể gây tử vong.
  • Người mắc bệnh về dạ dày.
  • Người đang đói khi ăn khoai lang chứa nhiều đường gây tăng tiết dịch vị, dẫn tới nóng ruột, ợ chua và trướng bụng.
  • Người có hệ tiêu hóa kém.
  • Người bị bệnh thận.

4.2. Thực phẩm kỵ khoai lang bạn nên tránh

Dưới đây là các thực phẩm mà bạn không nên kết hợp với khoai lang:

Quả hồng

Khi kết hợp 2 loại này với nhau có thể gây xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày bởi sau khi ăn khoai lang có chứa nhiều đường khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn, cùng với đó nó sẽ phản ứng với tanin và pectin trong quả hồng tạo ra kết tủa.

Tốt nhất nên ăn loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 5 tiếng.

Chuối

Không nên kết hợp chuối và khoai lang
Không nên kết hợp chuối và khoai lang

Chuối chứa thiamin, vitamin C, vitamin B6 và các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.

Nhưng khi kết hợp với khoai lang, nó lại khiến bạn bị đầy bụng, trào ngược dạ dày. Vì vậy, hãy ăn chuối và khoai lang cách nhau ít nhất 4 tiếng bạn nhé.

Ngô

Ngô chứa nhiều chất xơ và khoai lang cũng vậy, khi ăn hai loại này với nhau sẽ gây gánh nặng cho dạ dày và khiến dạ dày tiết ra nhiều acid, gây trào ngược dạ dày.

4.3. Thực phẩm nên kết hợp với khoai lang

Ăn khoai lang kết hợp với rau quả.

Nếu chế độ ăn của bạn chỉ có khoai lang thì nó sẽ không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, hàng ngày khi ăn khoai lang, bạn nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại ra xanh và trái cây.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang với các thực phẩm khác sẽ giúp bạn có thêm nhiều lợi ích sức khỏe kèm theo.

4.4. Mẹo để ăn khoai lang đúng cách

Các típ dưới đây sẽ giúp bạn có thể chế biến các món ăn từ khoai lang vừa ngon mà bổ dưỡng:

Cách chọn khoai lang ngon

  • Hãy chọn những củ khoai có vỏ nhẵn, cứng và không có vết thâm hay thối.
  • Nên chọn những củ khoai có kích thước tương tự nhau để đảm bảo thời gian nấu và các củ được chín đều.

Cách bảo quản khoai lang

  • Đặt khoai trên giấy bào ở nơi mát mẻ, khô ráo và thông gió tốt. Quá trình này cũng làm tăng vị ngọt tự nhiên của khoai.
  • Đừng bao giờ bảo quản chúng trong tủ lạnh trừ khi chúng đã được nấu chín vì làm lạnh trước khi nấu sẽ làm cứng phần thịt khoai, tạo ra mùi vị không ngon. 
Khoai lang có thể chế biến bằng cách nướng, luộc hoặc hấp
Khoai lang có thể chế biến bằng cách nướng, luộc hoặc hấp

Khi chế biến

  • Luộc khoai lang sẽ giữ lại nhiều beta-carotene hơn và làm chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn so với nướng hoặc chiên khoai.
  • Thời gian nấu cũng ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoai, chẳng hạn như đun sôi trong nồi có nắp đậy kín tốt nhất sau 20 phút.
  • Nấu cả vỏ giúp giảm thiểu sự suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng bao gồm beta-carotene và vitamin C.

5. Món ngon từ khoai lang

Chắc hẳn đọc đến đây bạn đã lưu lại cho mình những mẹo nấu ăn từ khoai lang rồi đúng không? Dưới đây là một số công thức chế biến món ngon từ khoai lang.

5.1. Khoai lang kén

Khoai lang kén
Khoai lang kén

Nguyên liệu: 500g khoai lang vàng, 200g bột năng, 150g bột chiên giòn, 10g mè đen, 30g đường, 100g nước cốt dừa và dầu ăn.

Cách làm khoai lang kén như sau:

  • Bước 1: Đem khoai lang rửa sạch, luộc hoặc hấp chín khoai. Sau đó, bạn dùng thìa tan khoai sao cho mịn khi khoai còn nóng.
  • Bước 2: Trộn khoai cùng nước cốt dừa sao cho khoai không quá nhão hoặc quá khô. Thêm bột năng và đường vào tùy theo khẩu vị. Đảo đều đến khi mịn và có thể nắn được.
  • Bước 3: Nắn khoai thành các viên khoai nhỏ, dài. Sau đó, lăn qua lớp bột năng tạo thành lớp áo bột bên ngoài.
  • Bước 4: Cho bột chiên giòn ra tô, hòa với một ít nước lọc tạo hỗn hợp sệt. Thêm mè đen vào khuấy đều. Nhúng từng viên khoai vào bột chiên và lăn đều.
  • Bước 5: Cho chảo lên bếp và đun nóng dầu. Đến khi dầu sôi thì từ từ thả các viên khoai vào. Chiên đến khi khoai chuyển sang màu vàng thì vớt ra.
  • Bước 6: Cho khoai ra đĩa có giấy thấm dầu, khi ăn sẽ không cảm thấy ngán vì quá nhiều dầu.

Với hương vị bùi bùi của khoai cùng vị ngọt thơm của nước cốt dừa đã tạo nên món ăn vặt từ khoai lang không chỉ dễ làm mà còn thơm ngon khó cưỡng.

5.2. Khoai lang bọc phô mai chiên xù

Khoai lang bọc phô mai chiên xù
Khoai lang bọc phô mai chiên xù

Nguyên liệu: 500g khoai lang, bột chiên xù, bột năng. phô mai và dầu ăn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đem khoai lang rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng nhỏ. Đem hấp trong 20 phút cho chín mềm. Sau đó nghiền mịn và thêm 4 thìa bột năng, ½ thìa cà phê muối. Trộn đều các nguyên liệu.
  • Bước 2: Chia bột thành từng phần nhỏ. Đè dẹt miếng bột ra, cho viên phô mai vào giữa và vo tròn lại. Cho viên lăn qua bột chiên giòn.
  • Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo và thả viên vào chiên cho chín đều các mặt. Sau khi vớt ra, cho viên vào đĩa có giấy thấm dầu.

6. Một số câu hỏi về khoai lang

Sau đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về củ khoai lang:

Bệnh gout ăn được khoai lang không?

Bệnh gout có thể ăn được khoai lang do nó chứa hàm lượng purin thấp. Đồng thời nhờ tác dụng chống viêm mà triệu chứng của bệnh gout cũng được thuyên giảm.

Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu khoai lang?

Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không?
Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không?

Thực phẩm nào cũng chỉ nên ăn mới mức độ vừa phải và khoai lang cũng vậy. Nếu bạn ăn quá nhiều khoai, nó sẽ dẫn đến các tác dụng không mong muốn mà bạn có thể gặp phải.

Do vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 3 lạng khoai để tránh đầy hơi, khó chịu.

Khoai lang mọc mầm có nên ăn không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không sinh ra các chất độc và vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, mùi vị của khoai sẽ không còn ngon như ban đầu. 

Ngoài ra, khi mọc mầm thì khoai rất dễ bị nấm mốc tấn công gây nên các đốm nâu, đen. Đây chính là thành phần ipomeamarone, chất có thể gây đau bụng và nôn mửa. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi sử dụng khoai đã mọc mầm.

Ăn khoai lang hàng ngày có tốt không?

Khoai lang là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng tinh bột, bạn chỉ nên thỉnh thoảng ăn chúng chứ không phải hàng ngày.

Ngoài ra, đừng biến khoai lang thành sự lựa chọn duy nhất mà hãy kết hợp với các loại rau củ khác có hàm lượng carbohydrate và calo thấp hơn để có một sức khỏe tốt nhất.

Ăn khoai lang buổi tối có tốt không? Ăn khoai lang lúc nào là tốt nhất?

Buổi sáng - thời điểm thích hợp để ăn khoai lang
Buổi sáng - thời điểm thích hợp để ăn khoai lang

Ăn khoai lang vào buổi tối dễ dẫn đến trào ngược dạ dày, đặc biệt ở những người có hệ tiêu hóa kém. Hơn nữa, sự trao đổi chất vào ban đêm thường hoạt động kém hơn ban ngày nên căng khó tiêu và dẫn tới mất ngủ.

Vì vậy, nên ăn khoai vào buổi sáng kèm theo sữa hoặc sữa chua, các loại hạt và rau xanh để có bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Khoai lang có nên ăn cả vỏ không?

Bạn nên ăn cả vỏ khoai vì đây là nơi chứa nhiều chất xơ cùng các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, đối với những người đang mắc chứng táo bón thì không nên ăn vỏ khoai vì nó không tốt cho đường tiêu hóa.

Ngoài ra, khi ăn cả vỏ có những vết đốm nâu đen có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là những thông tin về cây khoai lang mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về khoai lang và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận