Tác dụng và mặt trái của khoai tây đối với sức khỏe

Khoai tây có tác dụng gì? Ăn khoai tây luộc có tác dụng gì? Bệnh gout có ăn được khoai tây không? Ăn nhiều khoai tây có tốt không? Để giải đáp các thắc mắc này, mời bạn cùng Cao gắm theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng vàng và chú ý khi sử dụng khoai tây
Tác dụng vàng và chú ý khi sử dụng khoai tây

1. Những điều nên biết về khoai tây 

Khoai tây là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết những điều thú vị về loại quả này. Cùng Cao gắm tìm hiểu nhé.

1.1. Sự thật thú vị về khoai tây 

Khoai tây thuộc họ Cà

  • Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum., Solanaceae (họ Cà). Nó cùng thuộc họ với cà chua, ớt, cà độc dược,...

Khoai tây đã có từ thời cổ đại

  • Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về việc trồng trọt và tiêu thụ khoai tây cách đây khoảng 6000 năm tại vùng núi Andes, Peru.

Khoai tây đã có từ thời cổ đại
Khoai tây đã có từ thời cổ đại

Nhiều công dụng ngoài làm thực phẩm

  • Người cổ đại dùng khoai tây lát mỏng đặt trên xương gãy để chóng lành, chữa đau răng, thấp khớp. Người hiện đại dùng loại thực phẩm này để trị trứng cá, vết muỗi cắn, cháy nắng, họng và vết thương sưng tấy.

Khoai tây có độ ẩm rất cao

  • 80% thành phần của củ khoai tây là nước, phần còn lại là chất rắn.

Khoai tây đáng giá bằng vàng

  • Vào những năm 1890 tại vùng Alaska, khoai tây được giao dịch trực tiếp với vàng do hàm lượng vitamin C thiết yếu của nó.

Khoai tây đã được trồng trong vũ trụ

  • Đây chắc hẳn là một khám phá mới của bạn. Theo một bài báo NASA vào năm 2010 cho biết khoai tây đã được trồng trong vũ trụ nhờ công nghệ của NASA và kỹ năng của Trung Quốc. 
  • Năm 1995, nó được đưa vào vũ trụ bằng con tàu thoi Columbia. Đay là lần đầu tiên bất kỳ loại thực phẩm nào đó được trồng trong không gian.
  • Mục đích của hành động này là hy vọng việc gieo trồng thực vật trong vũ trụ sẽ hỗ trợ thay thế oxy và loại bỏ carbon dư thừa trong không khí.

1.2. Khoai tây gồm những loại nào? 

Sau hàng ngàn thiên niên kỷ nhân giống chọn lọc, hiện đã có hơn 5.000 loại khoai tây khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chia các loại theo nhóm như sau: 

Khoai tây được phân loại thành nhiều loài khác nhau
Khoai tây được phân loại thành nhiều loài khác nhau

Theo màu sắc khoai:

  • Khoai tây tím
  • Khoai tây đen
  • Khoai tây vàng nghệ
  • Khoai tây đỏ

Theo chất khoai

  • Khoai tây sáp
  • Khoai tây bột

Theo nguồn gốc xuất xứ

  • Khoai tây Đà Lạt
  • Khoai tây Trung Quốc
  • Khoai tây Solara của Đức
  • Khoai tây Atlantic của Úc,...

1.3. Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai tây

Củ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng dồi dào có lợi cho cơ thể như protein, tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất béo. Giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này được trình bày cụ thể dưới bảng sau:

Thành phần

Hàm lượng dinh dưỡng

Thành phần

Hàm lượng dinh dưỡng

Năng lượng

322 kJ

Nước

79 g

Chất đạm

2 g

Vitamin C

19, 7 mg

Chất béo

0,09 g

Vitamin B1

0,08 mg

Carbohydrate

17 g

Vitamin B2

0,03 mg

Chất xơ

2,2 g

Vitamin B3

1,05 mg

Đường

0,78 g

Vitamin B5

0,3 mg

Canxi

12 mg

Vitamin B6

0,3 mg

Sắt

0,78 mg

Vitamin B9

16 mg

Magie

23 mg

Vitamin A

2 mg

Phospho

57 mg 

Vitamin E

0,01 mg

Kali

421 mg

Vitamin K1

1,9 mcg

Natri

6 mg

Beta-caroten 

1 mcg

Kẽm

0,29 mg

Lutein + zeaxanthin

8 mcg

Đồng

0,11 mg

Acid béo bão hòa

0,03 mg

Mangan

0,15 mg

Acid béo không bão hòa đơn

0 mg

Selen

0,3 mg

Acid béo không bão hòa đa

0,04 mg

2. 16 công dụng của khoai tây

Khoai tây có tác dụng đối với cơ thể là do nó là một loại ngũ cốc và tất cả các loại đều mềm, có mùi thơm, vị ngọt, tính bình. 

Do đó, nó có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, tiêu thũng, thông kinh lạc, thống huyết mạch, hành khí và hóa đờm, ích khí, cường tráng, cụ thể:

1.1. Khoai tây chữa viêm khớp và gout

Khoai tây chữa viêm khớp và gout
Khoai tây chữa viêm khớp và gout

Theo trung tâm Y tế thế giới của Đại học Maryland, khoai tây chứa magie và kali giúp duy trì sức khỏe của xương. Những khoáng chất này giúp cả nam giới và phụ nữ ngăn ngừa loãng xương. Các vitamin, canxi,... giúp giảm thấp khớp.

Ngoài ra, nước luộc của loại củ này giúp làm giảm đau. Những người bị viêm khớp và bệnh gout có thể sử dụng để giảm viêm. Bên cạnh đó, nó còn là thực phẩm không có chứa purin nên có thể bổ sung nó vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

Tuy nhiên, nó làm tăng trọng lượng cơ thể do chứa nhiều tinh bột và ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Do vậy, chỉ nên dùng loại thực phẩm này là một biện pháp hỗ trợ và không phụ thuộc vào nó quá nhiều.

1.2. Kháng viêm, giảm đau

Khoai tây rất hiệu quả trong việc giảm viêm bên trong và bên ngoài cơ thể. Nó chứa vitamin C, kali và vitamin B6 giúp làm dịu ruột và sưng tấy đường tiêu hóa.

1.3. Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Khoai tây giúp phòng ngừa sỏi thận
Khoai tây giúp phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận được hình thành khi nồng độ acid trong máu tăng cao. Nên tránh những thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, tôm cá, trứng, sữa, cải bó xôi, một số loại đậu làm tăng nồng độ acid uric.

Trong khi đó, nó rất giàu sắt và canxi không được coi là phương thuốc tốt cho bệnh sỏi thận nhưng nó chứa magie ngăn chặn sự hình thành sự lắng đọng canxi trong thận và các mô khác. 

Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu giúp cơ thể đào thải nhanh các chất độc hại ra khỏi cơ thể, tránh tích tụ tại thận.

Những người có nguy cơ bị sỏi thận cao nên tăng cường bổ sung loại rau này đều đặn trong các bữa ăn để bổ sung sắt và canxi cho cơ thể chống lại sự hình thành sỏi.

1.4. Lợi ích của ăn khoai tây giúp ngăn ngừa ung thư

Một số loại khoai tây, đặc biệt là khoai tây đỏ, có chứa chất chống oxy hóa như flavonoid và vitamin A có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi căn bệnh ung thư.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có chứa quercetin - một hợp chất có tác dụng chống ung thư, giúp cơ thể chống lại tác động tàn phá của bệnh ung thư.

1.5. Các tác dụng khác của khoai tây đối với cơ thể

Khoai tây giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Khoai tây giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

  • Cải thiện hệ miễn dịch
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Khoai tây tốt cho thần kinh và não bộ
  • Ngăn ngừa trầm cảm, giảm căng thẳng
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch 
  • Hạ huyết áp
  • Giảm cân
  • Hỗ trợ điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
  • Giảm phù mặt
  • Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
  • Chữa bỏng
  • Khoai tây được sử dụng trong làm đẹp.

3. Mặt trái của khoai tây đối với cơ thể

Thỉnh thoảng ăn khoai tây có thể không gây hại nhưng khi bạn ăn quá nhiều trong chế độ ăn uống của mình thì sẽ xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

Khoai tây gây tăng nguy cơ huyết áp cao
Khoai tây gây tăng nguy cơ huyết áp cao

  • Tăng nguy cơ huyết áp cao: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người ăn gấp bốn lần khẩu phần khoai tây mỗi tuần có nguy cơ cao hơn 11% so với người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn loại rau này.
  • Ngộ độc: Solanine - một gây độc cho cơ thể. Triệu chứng nhẹ là đau bụng, tiêu chảy rồi táo bón. Khi chuyển biến nặng hơn sẽ xuất hiện triệu chứng như giãn đồng tử, liệt nhẹ hai chân.
  • Giảm cảm giác thèm ăn và làm cơ thể giảm cân ngoài ý muốn.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng.

4. Một số chú ý khi dùng khoai tây mà bạn nên biết

Khoai tây có nhiều tác dụng tuyệt vời như thế nhưng nó chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn sử dụng đúng liều lượng và đối tượng.

4.1. Ai không nên ăn khoai tây? 

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây

Người mắc chứng tỳ vị hư hàn, yếu bụng: Khoai tây có tác dụng nhuận tràng nên những người tiêu hóa kém, tỳ vị yếu không nên ăn loại thực phẩm này vì nó dễ gây tiêu chảy.

Người dị ứng tia cực tím, da mẩn ngứa, xuất huyết dưới mạc: Những đối tượng này khi sử dụng khoai tây có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa, nóng rát, phù nề, bỏng rát, sưng môi quanh miệng, mí mắt và khuôn mặt. Đồng thời có thể kèm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, chán ăn.

Người mắc bệnh tiểu đường: Do có chứa hàm lượng tinh bột cao, lượng carbohydrate trong khoai tây nhanh chóng chuyển tinh bột thành đường. Khi đó, khi ăn quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường nặng hơn.

Người dị ứng khoai tây: Trường hợp bị dị ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng như kích ứng da, mẩn ngứa, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.

Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều vì dễ dẫn chứng đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng và thai nhi.

4.2. Thực phẩm kỵ khoai tây bạn nên tránh 

  • Chuối: Kết hợp 2 loại này khiến da nổi các mụn nhỏ hoặc tàn nhang trên mặt.
  • Quả lựu: Khoai tây hết hợp với quả lựu có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Triệu chứng này có thể dùng nước rau hẹ để giải độc.

Tránh kết hợp khoai tây với lựu vì nó có thể gây độc
Tránh kết hợp khoai tây với lựu vì nó có thể gây độc

  • Quả hồng, cà chua, anh đào: Sau khi ăn khoai tây sẽ tiết ra một lượng lớn acid hydrocloric, nếu như tiếp tục bổ sung các loại trái cây này thì sẽ tạo ra phản ứng kết tủa làm cản trở hệ tiêu hóa.
  • Trứng gà: Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Tương tác với thuốc chống đông máu: Loại thực phẩm này có chứa một chất hóa học làm giảm tính đông máu. Do đó, khi dùng một lượng lớn với thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.

4.3. Nên ăn khoai tây như thế nào?

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chế biến khoai tây, cụ thể:

Chế biến khoai tây đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
Chế biến khoai tây đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

  • Không nên ăn vỏ khoai tây và loại còn xanh vì trong vỏ có chứa solanine - chất này có thể gây ngộ độc cấp tính. 
  • Hạn chế ăn món khoai tây chiên vì nó không chỉ gây tăng cân mà còn tạo ra nhiều cholesterol xấu gây hại cho tim mạch. Thay vào đó bạn có thể chế biến bằng cách nướng, luộc hoặc hấp.
  • Khi chế biến không nên nấu quá lâu vì nó khiến vitamin C và một số chất dinh dưỡng bị biến đổi.
  • Nên chọn nguồn cung cấp an toàn, không chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa.

5. 1001 món ngon từ khoai tây

Khoai tây được coi là thực phẩm dễ chế biến với nhiều món ăn hấp dẫn. Mời bạn cùng theo dõi các món ăn từ loại thực phẩm này nhé!

5.1. Khoai tây hấp với vụn bánh mì khô

Khoai tây hấp với vụn bánh mì khô
Khoai tây hấp với vụn bánh mì khô

Nguyên liệu: 4 củ khoai tây cỡ vừa, vụn bánh mì, lá hành, lá hẹ, dầu mè và muối.

Thực hiện:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Trộn chúng với một chút muối và vụn bánh mì, lắc đều để vụn bánh mì bám vào khoai tây.
  • Bước 3: Đặt khoai tây vào một chiếc bát lớn, thêm dầu mè lên trên.
  • Bước 4: Chuẩn bị sẵn một nồi hấp, cho khoai vào hấp trong 20 phút. Khi khoai chín chỉ cần rắc thêm hành lá hoặc lá hẹ là có một món ăn tuyệt hảo.

5.2. Khoai tây hầm thịt viên

Khoai tây hầm thịt viên bổ dưỡng
Khoai tây hầm thịt viên bổ dưỡng 

Nguyên liệu: Thịt viên và khoai tây.

Thực hiện:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
  • Bước 2: Làm nóng chảo dầu, cho khoai vào chảo chiên đến khi thấy cháy xém bề mặt là được.
  • Bước 3: Sử dụng một một cái nồi chảo nhỏ cho khoai và thịt viên cùng một lượng nước vừa đủ. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và đun đến khi cạn hết nước là được.

5.2. Khoai tây xào thịt gà

Khoai tây xào thịt gà
Khoai tây xào thịt gà

Nguyên liệu: Khoai tây, thịt gà và gia vị.

Thực hiện:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, cắt thành từng sợi nhỏ, ngâm với nước rồi vớt ra cho ráo. Thịt gà cắt từng miếng nhỏ vừa ăn và ướp với một chút gia vị.
  • Bước 2: hi thơm hành tỏi, cho thịt gà vào xào chín trước sau đó cho khoai vào xào chung.
  • Bước 3: Đun đến khi chín thì thêm gia vị cho vừa miệng, đảo thêm vài lần nữa rồi tắt bếp.

Chúc bạn thành công với các món ăn từ khoai tây ngon miệng và bổ dưỡng nhé!

6. Mọi người thường hỏi gì về khoai tây?

Ăn khoai tây nhiều có tốt không? Ăn khoai tây mỗi ngày có sao không?

  • Ăn nhiều khoai tây khiến cơ thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, giảm cân quá mức, đầy hơi, chướng bụng,...
  • Không nên ăn mỗi ngày vì nó quá dư thừa cho một khẩu phần ăn trong một tuần mà bạn chỉ nên ăn 3 lần/tuần với lượng vừa phải.

Thời điểm thích hợp để ăn khoai tây?

Bằng cách ăn khoai tây vào buổi sáng khiến cơ thể được cung cấp một lượng lớn năng lượng cho ngày mới bắt đầu.

Khoai tây chiên chứa hàm lượng calo lớn hơn so với khoai tây tươi
Khoai tây chiên chứa hàm lượng calo lớn hơn so với khoai tây tươi

Khoai tây bao nhiêu tiền 1kg? 

Khoai tây có giá dao động từ 25.000 - 60.000 VNĐ/1kg tùy loại.

Một củ khoai tây bao nhiêu calo?

Bảng dưới đây thể hiện lượng calo trong 100g khoai tây:

Khoai tây chưa chế biến

76,9 kcal

Khoai tây luộc

87 kcal

Khoai tây chiên

547 kcal

Khoai tây chiên không dầu

220 kcal

Bệnh gout ăn được khoai tây không?

  • Câu trả lời là có
  • Như đã trình bày ở trên, khoai tây là loại thực phẩm không chứa nhân purin và nó có đặc tính chống viêm nên giúp giảm sưng tấy, giảm đau do cơn gout gây ra.
  • Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong loại củ này giúp ngăn chặn tình trạng tích tụ acid uric, giảm biến chứng và hỗ trợ ngăn chặn bệnh gout rất tốt.
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe hàng đầu của rau cải xoong

Người mắc bệnh gout sử dụng khoai tây để giảm đau, giảm viêm nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ như CAO GẮM để tăng hiệu quả điều trị. Với thành 100% thành phần thảo dược, Cao Gắm giúp giảm nhanh các cơn đau khớp và tình trạng sưng viêm mà không gây bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

Trên đây là những thông tin về tác dụng và những chú ý khi dùng khoai tây trong chế độ ăn của bạn. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận