Lá lốt là một loài cây quá quen thuộc với dân gian ta, là nguyên liệu của rất nhiều món ngon như chả Lá lốt, bò Lá lốt,… Bên cạnh đó không thể thiếu đến những công dụng trong điều trị một số bệnh điển hình là Bệnh Gout. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về cây Lá lốt
Lá lốt là loài cây phổ biến tại Việt Nam, thường xuất hiện trong các món ăn gia đình, thường mọc ngay trong chính sân vườn, ven đường.
Cây Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, tên khoa học của chúng trên thế giới là Piper lolot C.DC.
Cây Lá lốt là loài cây đặc biệt mà tất cả các bộ phận đều dùng làm dược liệu cũng như nấu ăn. Đặc biệt, lá cây là tốt nhất và nhiều công dụng nhất.
Xem thêm:
- Hàng loạt công dụng thần kỳ của cây Sa kê không phải ai cũng biết
Những điều mà bạn chưa biết về cây thổ phục linh
2. Đặc điểm của Lá lốt
Để hiểu rõ hơn về cây Lá lốt chúng ta bắt đầu tìm hiểu ngay về đặc điểm thực vật của nó nhé!
2.1. Hình ảnh Lá lốt
Cây Lá lốt thấp cao từ 30 – 50 cm, mọc lan xung quanh đất. Thân cây có nhiều đốt, dễ gãy. Lá cây to bản, hình tim và có nhiều gân xanh từ 5 – 7 gân một lá. Hoa Lá lốt mọc ở nách lá, cây ra hoa và đơm quả từ tháng 8 – 10 hàng năm. Lá lốt mọc quanh năm và thu hái bất cứ lúc nào.
2.2. Cây Lá lốt mọc ở đâu
Cây thường sống ở những nơi râm mát, ưa bóng râm, hay sống ở dưới bóng cây to. Cây hay mọc hoang hoặc được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc là chính.
2.3. Thu hái Lá lốt
Thu hái: Lá lốt thu hái bất kỳ lúc nào do dùng ở cả dạng tươi hoặc khô.
Bộ phận dùng: tất cả các bộ phận thân, lá, rễ, đều được sử dụng làm vị thuốc.
Sử dụng: có thể sử dụng sống, ngâm hoặc cắt nhỏ phơi khô để làm dược liệu.
Bảo quản: với dạng phơi khô, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Thành phần hoá học
Lá và thân cây Lá lốt chứa nhiều thành phần tốt để chữa trị các bệnh viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe: alcaloid, cùng nhiều tinh dầu.
Thành phần lá lốt còn chứa nhiều beta – caryophylen cùng các hoạt chất benzylaxetat rất tốt cho cơ thể. Lá có vị hơi cay, tính ấm, vị hơi nồng, dùng để chống lạnh, giảm đau, chống phong hàn, tay chân lạnh,…
4. Công dụng chính
Cây Lá lốt có tính nồng, ấm và chống hàn, cảm lạnh ở cơ thể người. Loài cây này không có độc tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Theo Đông y, công dụng chính của Lá lốt là chữa các bệnh về gout, phong hàn, thương hàn, tê khớp chân tay ở người lớn tuổi, thay đổi thời tiết, chữa rối loạn tiêu hóa,…
5. Bài thuốc cây Lá lốt trong chữa bệnh
Lá lốt, không những là thực phẩm phổ biến của nhân dân ta mà nó còn là một vị thuốc quý mà đã được các nhà khoa học chứng nhận.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các bài thuốc mà loại thần dược này mang lại nhé!
Tin liên quan
5.1. Lá lốt chữa bệnh gout
Công dụng với bệnh gout
Chính vì trong thành phần Lá lốt có các hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm nên Lá lốt giúp giảm cơn đau gout cấp – triệu chứng điển hình là viêm khớp: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội.
Việc dùng Lá lốt chữa bệnh gout là mẹo dân gian mà nhiều người bệnh nhân đã trải nghiệm. Hiện nay, cũng chưa có thông tin nào cho thấy độc tính của Lá lốt đối với điều trị bệnh gout.
Tuy nhiên, Lá lốt không điều trị khỏi bệnh gout mà hỗ trợ điều trị cùng thuốc sẽ tốt hơn và việc sử dụng Lá lốt để cải thiện bệnh phải kiên trì lâu dài vì chúng là dược liệu chưa được chiết xuất hoạt chất nên thời gian thấy tác dụng sẽ lâu hơn.
Cách dùng
Sắc nước uống: lấy 15-30g Lá lốt tươi (hoặc 5-10g Lá lốt phơi khô) với 2 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng nửa bát. Uống vào say bữa ăn tối, hãy dùng liên tục 10 ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.
Ngâm chân: 30g Lá lốt tươi đem rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước, cho thêm 1 ít muối vào. Đun sôi, cho nhỏ lửa, khi còn ấm nóng ngâm chân, tay khoảng 25 phút. Kiên trì dùng hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
5.2. Đau nhức xương khớp
Những người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp, bệnh xương khớp hãy thử áp dụng bài thuốc từ cây Lá lốt để chữa bệnh.
Cách dùng: sắc một ít Lá lốt tươi hoặc khô với 2 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi còn nửa bát. Uống sau ăn từ 1-2 tiếng và kiên trì sử dụng từ 10-15 ngày tình trạng bệnh sẽ cải thiện hơn nhiều.
5.3. Lá lốt chữa bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa ở phụ nữ thường là viêm nhiễm âm đạo gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ảnh hưởng đến việc sinh con của phụ nữ.
Cách dùng: 50g Lá lốt cùng với 30g nghệ và 20g phèn chua. Lá lốt đem rửa, vò nát đun cùng nghệ và phèn chua, đun khoảng 15 phút. Một phần nước đem xông hơi âm đạo, một phần rửa âm đạo. Dùng kiên trì cho đến khi khỏi.
5.4. Trị chứng mồ hôi tay, mồ hôi chân bằng cây Lá lốt
Với một số người cơ địa thường đổ mồ hôi tay chân gây khó chịu, vì vậy hãy áp dụng thử bài thuốc cây Lá lốt dưới đây.
Sắc Lá lốt giống như các cách trên tuy nhiên cho thêm nhiều Lá lốt và nước với một ít muối. Ngâm chân tay mỗi ngày trước khi ngủ. Kiên trì vài tuần sẽ thấy tình trạng này cải thiện đáng kể.
5.5. Tác dụng của Lá lốt chữa đau răng
Cách trị đau răng bằng Lá lốt là nhờ chứa hàm lượng lớn tinh dầu có thành phần chính là benzyl axetat, những loại tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, ngăn ngừa tiêu sưng, tiêu viêm và giảm đau răng sâu rất nhanh.
Cách làm: sắc nước Lá lốt giống các cách trên thêm ít muối trắng lưu ý đun nhỏ lửa tránh tinh dầu bay hơi. Lọc lấy nước trong đem súc miệng dần mỗi ngày, kiên trì thực hiện sẽ giảm đau răng hiệu quả.
Ngoài ra có thể ngâm Lá lốt với rượu để súc miệng hàng ngày, dùng lâu dài hơn.
5.6. Chữa gai cột sống bằng Lá lốt
Chỉ cần dùng 30g Lá lốt tươi, sắc cùng với 500ml nước lọc, sắc đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Uống khi nước thuốc còn ấm và uống mỗi buổi tối trước khi ăn. Dùng bài thuốc này trong vòng 2 ngày sẽ đỡ nhiều.
5.7. Lá lốt chữa viêm xoang
Bạn lấy một ít Lá lốt rửa sạch với nước muối và vò nát, sau đó bạn nhét vào lỗ mũi và thở đều. Mỗi ngày làm 2 lần, kiên trì sau vài ngày sẽ thấy tình trạng nghẹt mũi của bạn sẽ giảm nhanh chóng.
5.8. Tác dụng của Lá lốt với đàn ông
Lá lốt chữa yếu sinh lý cực kỳ tốt và hiệu quả khi kết hợp với củ hành.
Hàm lượng vitamin cao cùng với tính ấm của cả hai nguyên liệu, sẽ làm gia tăng tác dụng của bộ phận sinh dục nam, kích thích sinh tinh, tăng cường đưa máu đến các khu vực này, tăng cường sinh lực khi lâm trận.
Cách dùng: quấn Lá lốt với hành khô thái lát nhỏ chấm nước mắm chua ngọt cho dễ ăn. Kiên trì sử dụng 4-5 lần/tuần, sẽ cải thiện vô cùng tốt.
6. Lưu ý khi sử dụng Lá lốt
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà cây Lá lốt mang lại cho sức khỏe con người thì bạn cần những lưu ý khi sử dụng nó sau đây để đảm bảo hiệu quả rõ nhất:
- Đây là loài cây dược liệu – hoạt chất trong lá rất ít, cho nên bạn cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình và thời gian thì mới có hiệu quả tốt được.
- Không nên quá lạm dụng Lá lốt trong bữa ăn hằng ngày, hay trong chữa bệnh, ở một mức độ vừa đủ vì dùng nhiều quá sẽ gây nên những tác dụng phụ không đáng có.
- Người bình thường chỉ nên sử dụng Lá lốt trong bữa ăn hằng ngày chỉ từ 50 – 100g là đủ.
- Những người mắc các bệnh về nhiệt miệng, táo bón, đau dạ dày nên hạn chế sử dụng Lá lốt hoặc chỉ sử dụng ngoài da, không uống sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Lá lốt. Mặc dù rất nhiều lợi ích được mang lại nhưng bạn vẫn cần thận trọng, không nên sử dụng quá nhiều để tránh gặp các tác dụng không mong muốn.
Hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn mọi thắc mắc nhé!
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!