Lá trầu không – Hình ảnh, công dụng & cách dùng cho Bệnh Gout

Từ lâu, lá trầu không là một trong những cây thuốc phổ biến chữa Bệnh Gout hiệu quả do làm giảm và kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa nắm rõ cách dùng như thế nào mới hiệu quả. Xem ngay bài viết dưới đây để áp dụng đúng cách bạn nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Dược liệu cải thiện bệnh gout
Dược liệu cải thiện bệnh gout

1. Lá trầu không là gì?

Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng của lá trầu không, cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc, xuất xứ như sau:

1.1. Tên cây, tên khoa học

  • Là bộ phận của cây trầu không.
  • Tên khoa học là Piper betle L.
  • Thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae.

1.2. Mô tả hình dáng

  • Trầu không là cây dây leo quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá màu xanh đậm, có cuống bẹ, thuôn dài, phiến lá hình trái tim, mũi nhọn ở đầu lá, dài khoảng 10 – 14 cm, rộng từ 5 – 9 cm, gân gốc thường là 5.
  • Hoa khác gốc, mọc thành bông.
  • Quả mọng, tròn, có lông mềm ở đỉnh.

Hình ảnh lá trầu không
Hình ảnh lá trầu không

1.3. Nơi sống và thu hái

  • Nơi sống: mọc tự nhiên, phân bố khắp cả nước, thường hay trồng thành giàn lấy bóng râm.
  • Thu hái: Lá thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi khô.

1.4. Thành phần hóa học

Lá chứa tinh dầu mùi thơm, vị nồng, hoạt chất chủ yếu là 2 phenol: betel – phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.

Ngoài ra, trong lá trầu không có nhiều hợp chất quý như: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, nhiều vitamin, các axit amin,…

2. Tính vị và công năng

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm.

Quy kinh (tác dụng vào cơ quan): phế (phổi), vị (dạ dày), tỳ (lá lách).

Công năng: trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm, chống ngứa.

Xem thêm: 

3. Tác dụng của lá trầu không

Trong nhân dân thường dùng lá trầu không làm thuốc cho các bệnh sau:

3.1. Cải thiện Bệnh Gout

Do trong lá trầu chứa nhiều hoạt chất tinh dầu, các hợp chất phenol như trên mà các hoạt chất này có tác dụng chống viêm giúp giảm đau khớp, phục hồi hư tổn tại các khớp.

Lá trầu còn giúp đào thải các chất cặn bã độc hại ra khỏi cơ thể đặc biệt là acid uric. Từ đó giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.

Lá trầu không chữa bệnh gout
Lá trầu không chữa bệnh gout

3.2. Giảm đau lưng

Dùng lá trầu không hơ nóng trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.

3.3. Bệnh đái giắt

Nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ hết tình trạng đái giắt.

3.4. Suy nhược thần kinh

Lấy nước cốt lá trầu không trộn với thìa mật ong sẽ thuyên giảm các tình trạng đau dây thần kinh, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đau đầu.

Xem thêm: Đừng bỏ lỡ 15 cách chữa bệnh gút bằng thảo dược tại nhà 

4. Hướng dẫn sử dụng lá trầu không giảm đau Gout

Có rất nhiều cách giảm đau Gout hiệu quả bằng lá trầu không, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dùng từ dân gian để lại sau đây:

4.1. Điều trị Gout bằng ngâm nước lá trầu

Ngâm chân bằng nước lá trầu không ấm sẽ giúp máu lưu thông đến xương khớp, thúc đẩy quá trình chữa Bệnh Gout ở ngón chân, tiêu viêm chống nhiễm khuẩn chân.

Ngoài ra, còn có tác dụng an thần, giúp cho tinh thần người bệnh thoải mái, ngủ sâu.

Cách làm như sau:

  • Hái 1 nắm lá trầu không tươi, to, đem rửa sạch và vò nát
  • Đun sôi với 1 lít nước.
  • Sau khi nước sôi thì đun nhỏ lửa khoảng 10 phút để các hoạt chất, tinh dầu hòa tan trong nước. Lưu ý là không nên để lửa to và đun quá lâu vì tinh dầu sẽ bay hơi hết và nhớ đậy nắp kín.
  • Lọc bỏ bã, chờ nguội hoặc pha thêm nước để nhiệt độ khoảng 40 - 50 độ C. Lưu ý không để nguội quá vì sẽ không giúp lưu thông máu.
  • Ngâm chân khoảng 20 phút và duy trì phương pháp này liên tục đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Lá trầu không ngâm chân trị gout
Lá trầu không ngâm chân trị gout

Lưu ý: bài thuốc này thích hợp với người bệnh bị Gout ở khớp ngón chân, bàn chân. Nếu bàn chân ngâm có vết thương thì không ngâm cho đến khi khỏi.

Tuyệt đối không ngâm lâu quá vì sẽ dẫn đến máu dồn về chân gây lưu thông kém ở đầu gây chóng mặt, tụt huyết áp, đau đầu hoa mắt.

4.2. Đắp lá trầu không giúp giảm đau khớp

Cách này dùng hiệu quả đối với bệnh nhân Gout cấp, khi cơn Gout bùng phát gây đau, sưng. Đắp lá trầu không giúp cải thiện hiệu quả.

Cách làm:

  • Hái một nắm lá trầu tươi, đem rửa sạch.
  • Để ráo nước đêm giã nhuyễn với một ít muối.
  • Đắp lên chỗ bị sưng đau.

Làm đều đặn mỗi ngày để có kết quả nhanh nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể hơ nóng lá trầu không và đắp lên vị trí khớp bị Gout. Lưu ý không đắp khi vết thương hở da.

4.3. Nước ép lá trầu không và mật ong chữa Gout

Nước ép lá trầu không và mật ong không những làm giảm triệu chứng đau do Gout mà còn cải thiện các vấn đề tiêu hóa hiệu quả.

Nước ép lá trầu không mật ong
Nước ép lá trầu không mật ong

Cách làm như sau:

  • Hái 1 nắm lá trầu không, đem rửa sạch
  • Xay nhuyễn hoặc giã nát với 1 ly nước
  • Thêm 1 – 2 thìa mật ong và uống.

Mỗi ngày uống 1 ly và uống liên tục trong 1 tuần, bạn sẽ thấy vừa giải độc cơ thể vừa cải thiện tình trạng đau do Gout.

4.4. Chữa Bệnh Gout bằng lá trầu không và dừa xiêm

Như đã trình bày ở trên lá trầu không kết hợp với dừa xiêm dùng hiệu quả nhất trong điều trị Bệnh Gout do dừa xiêm cũng có tác dụng cải thiện Gout so với dùng mỗi lá trầu đơn lẻ.

Nước dừa là dẫn chất kéo hết hoạt chất trong lá trầu hòa tan với nước dừa một cách nhanh chóng (vì một số hoạt chất trong lá trầu không tan trong nước hay giã nhuyễn).

Lá trầu không dừa xiêm chữa gout
Lá trầu không dừa xiêm chữa gout

Hơn nữa, nước dừa còn giúp chống viêm, chống oxy hóa, khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành acid lactic – một chất cạnh tranh đào thải với acid  uric qua thận. Tức là không có chất cạnh tranh acid uric dễ dàng đào thải qua đường niệu làm giảm nồng độ acid uric.

Cách làm như sau:

  • Sử dụng 1 nắm lá trầu tươi, chọn lá vừa không quá non hay quá già.
  • Rửa sạch lá, cắt hoặc giã nhuyễn.
  • Dừa xiêm đem rửa sạch, vạt nắp gáo.
  • Bỏ lá trầu vào ngâm trong nước dừa và đậy nắp lại.
  • Ngâm khoảng 30 phút chắt nước dừa ra ly và uống.

Uống trong vòng 3 – 4 tuần để cải thiện tốt nhất cho Bệnh Gout. Lưu ý nếu bạn bị dị ứng thì không nên dùng cách này.

5. Lưu ý khi sử dụng lá trầu không?

Mặc dù lá trầu không rất phổ biến, có nhiều công dụng nhưng khi sử dụng chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Không đắp lá trầu khi chỗ bị Gout bị viêm loét, hở da vì sẽ gây nhiễm trùng, dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Thời gian ngâm chân vào nước trầu không được quá lâu vì gây lưu thông tuần hoàn quá mức ở chân dẫn đến hạ huyết áp, đau đầu cho người bệnh.
  • Các mẹo sử dụng dân gian này đa số tự làm tại nhà nên chưa kiểm soát kỹ vệ sinh an toàn hoặc có những cơ địa không phù hợp gây dị ứng.
  • Vì vậy, trước khi thực hiện người bệnh nên test thử xem có bị dị ứng không. Trong vòng 24h đầu nếu không thấy biểu hiện gì lạ thì có thể sử dụng.

Trên đây là những thông tin về là trầu không mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng  những htoong tin này hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout. Gọi ngay đến hotline để được tư vấn 0768 299 399.

Nếu bạn thấy bài viết trên có ích, đừng ngại chia sẻ đến mọi người xung quanh biết đến loại dược liệu hữu ích này nhé! Cảm ơn bạn!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.7 (30 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Vũ Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Vũ Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Vũ Hà

Bình luận