Bệnh gout và bệnh thận - Mối quan hệ mật thiết

Bệnh gout gây ra bệnh thận? Bệnh thận gây ra bệnh gout? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi mắc một hoặc cả hai bệnh lý trên. Cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh thận qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh thận là gì?
Mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh thận là gì?

1. Vai trò của thận trong cơ chế bệnh gout

Acid uric được sinh ra trong cơ thể và 75% lượng acid uric được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận, do đó thận đóng vai trò quan trọng trong việc thải trừ acid uric.

Khi thận bị tổn thương, các acid uric không được thải trừ khỏi cơ thể dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu. Khi nồng độ acid uric tăng quá cao sẽ gây kết tủa thành tinh thể muối urat natri hình kim lắng đọng tại các khớp gây ra bệnh gout.

Bên cạnh đó, thận còn là cơ quan điều hòa nội môi. Khi chức năng thận suy giảm có thể gây rối loạn các yếu tố như pH, nồng độ các ion kim loại,... tạo điều kiện phát triển bệnh gout.

2. Mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh thận

Bệnh gout và bệnh thận là hai bệnh lý có mối liên quan chặt chẽ với nhau. 

2.1. Bệnh gout làm tăng nguy cơ bệnh thận

Bệnh gout không chỉ gây tổn thương ở các cơ khớp xương mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Một trong những cơ quan chịu biến chứng bệnh gout chính là thận. Theo thống kê có 10 - 15% người bệnh gout có biến chứng về thận.

Bệnh gout làm tăng nguy cơ gây bệnh thận
Bệnh gout làm tăng nguy cơ gây bệnh thận

Bệnh gout tác động đến bệnh thận qua hai cơ chế như sau:

  • Người bệnh do có quá nhiều acid uric trong máu. Khi máu được lọc qua thận, acid uric có thể tích tụ vào tạo thành các tinh thể urat. Các tinh thể urat đi qua thận, chúng có thể gây ra tổn thương và sẹo. Tổn thương thân này được cho là có thể dẫn đến bệnh thận và suy thận theo thời gian, đặc biệt nếu bệnh gout không được điều trị.
  • Quá trình hình thành sỏi thận từ tinh thể muối urat gây tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, ứ nước và làm giảm chức năng thận.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh gout như thuốc kháng viêm, corticoid, thuốc giảm đau NSAID,... có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận.

2.2. Bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Bệnh thận là yếu tố nguy cơ gây bệnh gout
Bệnh thận là yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Nhiều trường hợp bệnh gout gây ra biến chứng về bệnh thận nhưng đối với người bệnh thận, cứ 10 người bệnh thận mãn tính lại có 1 người  bị bệnh gout. Nhiều người bệnh thận bị gout không thể kiểm soát được khiến bệnh thận nặng hơn và dẫn đến các biến chứng khác.

Khi thận bị tổn thương, thận không thể hoạt động tốt để lọc chất thải ra khỏi cơ thể, bao gồm acid uric. Quá nhiều acid uric tích tụ trong cơ thể có thể gây ra bệnh gout.

Hầu hết những người bị bệnh thận giai đoạn đầu thường không biết mình mắc bệnh. Bệnh gout có thể là một dấu hiệu cảnh báo của người bệnh thận. 

Tìm hiểu thêm:

3. Phương pháp sống chung với bệnh gout và bệnh thận

Duy trì huyết áp ổn định khi người bệnh mắc bệnh thân và bệnh gout
Duy trì huyết áp ổn định khi người bệnh mắc bệnh thân và bệnh gout

Khi bạn bị cả bệnh gout và bệnh thận, việc điều trị bệnh gout có thể khó khăn hơn vì một số loại thuốc, chẳng hạn như NSAID không an toàn cho người bệnh thận.

Một số loại thuốc phổ biến nhất cho bệnh gout cấp tính và mạn tính nên được điều chỉnh khi bạn mắc bệnh thận.

Ngoài ra, một số người bệnh thận dùng các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Chẳng hạn, thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta, hai loại thuốc phổ biến cho người bệnh thận có thể góp phần gây ra các cơn gout.

Nếu bạn đang mắc cả bệnh gout và bệnh thận, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để kiểm soát cả hai tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe:

  • Giữ huyết áp khỏe mạnh
  • Giữ mức đường huyết ổn định
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ
  • Thực hiện chế độ ăn ít purin, rượu và thực phẩm có chứa nhiều fructose.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bạn bị hạn chế chế độ ăn uống vì bệnh thận, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về việc quản lý chế độ ăn uống.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần để duy trì thể lực khỏe mạnh.

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh thận. Khi cơ thể mắc bệnh thận hay bệnh gout cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh còn lại. Do đó, nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 4.8 (5 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận